Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sóng vỗ phía Lý Sơn

Bích Đào - 15:16, 26/03/2025

Ngày càng có nhiều du khách tìm đến Lý Sơn, không chỉ bởi vẻ đẹp hoang sơ mà còn vì sự thân thiện, mến khách của người dân trên đảo. Trong sự phát triển ấy, người dân Lý Sơn đang kiên trì, từng bước tạo dựng một diện mạo mới cho huyện đảo tiền tiêu, để nơi đây ngày càng giàu đẹp và vững vàng hơn.

Lý Sơn nhìn từ trên cao (Ảnh TL)
Lý Sơn nhìn từ trên cao. (Ảnh TL)

Lý Sơn mùa khách đến

Trở lại Lý Sơn (Quảng Ngãi) sau mấy năm, huyện đảo đã thay đổi rất nhiều. Dễ thấy nhất là từ lúc toàn huyện chỉ có vài khách sạn, nay đã có hàng chục khách sạn mọc lên cùng hàng trăm nhà nghỉ, homestay. Ông chủ nhà nghỉ Đại Dương cho hay, vào mùa cao điểm du lịch, khách đến Lý Sơn nườm nượp. Nếu không liên hệ đặt trước thì khó có phòng nghỉ bài bản.

Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré, mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré.” Đây là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm giữa Biển Đông, cách đất liền 15 hải lý, khoảng 25km đường chim bay. Hiện tại, mỗi ngày có hàng chục chuyến tàu khách cao tốc, siêu tốc ra vào Lý Sơn từ cảng Sa Kỳ. Trong vòng nửa giờ, du khách từ thành phố Quảng Ngãi đã có thể đặt chân tới huyện đảo Lý Sơn.

Du khách trên ca nô cao tốc tham quan biển đảo Lý Sơn.
Du khách trên ca nô cao tốc tham quan biển đảo Lý Sơn

Lịch sử đảo Lý Sơn gắn liền với các cộng đồng cư dân đã sinh sống trên đảo từ hàng nghìn năm trước. Ba lớp cư dân Sa Huỳnh – Chăm pa – Việt đã gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của đảo tiền tiêu. Họ đã bảo vệ chủ quyền hòn đảo và để lại nhiều di sản văn hóa vô cùng giá trị, đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy. Ngày 01/01/1993, huyện đảo Lý Sơn chính thức được thành lập. Vai trò quan trọng đặc biệt của đảo tiền tiêu Lý Sơn về kinh tế - xã hội và chiến lược an ninh quốc phòng đã được khẳng định từ lâu.

Trò chuyện với ngư dân Trần Minh Khải (ở xã An Vĩnh, Lý Sơn), tôi được biết anh đang điều hành tàu cá 90CV và vợ ở nhà làm 2 sào tỏi. Anh Khải bộc bạch: “Vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của dân Lý Sơn, cá nhiều lắm. Ở đây, ngư dân và lực lượng biên phòng luôn phối hợp chặt chẽ để đảm bảo an toàn khi đánh bắt. Chủng loại phong phú, chất lượng của hải sản Lý Sơn thì khó đâu sánh bằng. Ngư dân Lý Sơn luôn sống khỏe với việc đánh bắt xa bờ, gần bờ. Riêng đám tỏi nhà tôi hiện cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Khi du khách đến Lý Sơn ngày càng nhiều, hải sản biển và hành, tỏi bán tại chỗ tăng mạnh, cuộc sống của người Lý Sơn càng được nâng cao…”.

Màu nước biển xanh ngắt đặc trưng của Lý Sơn. Ảnh: KernelNguyen/Shutterstock
Màu nước biển xanh ngắt đặc trưng của Lý Sơn. Ảnh: KernelNguyen/Shutterstock

Nội lực Lý Sơn

Về Lý Sơn lần này, tôi gặp đôi vợ chồng trẻ Phạm Văn Công và Nguyễn Thị Mỹ Yến, với khát khao xây dựng thương hiệu “Tỏi sạch Lý Sơn”. Quen nhau từ giảng đường đại học, tốt nghiệp xong, cặp đôi này trở lại quê nhà Lý Sơn để khởi nghiệp bằng mô hình trồng tỏi an toàn.

“Giống tỏi truyền thống Lý Sơn đã vang danh về giá trị, chất lượng. Thế nhưng hiện tại, người dân vẫn chưa hướng nhiều đến phương thức canh tác an toàn. Chưa kể, nhiều loại tỏi từ “đất liền” được đưa ngược ra để “trà trộn” tỏi Lý Sơn. Ước mong của vợ chồng tôi là tỏi Lý Sơn phải được canh tác theo phương thức hữu cơ, an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng và người sản xuất. Tôi vừa làm vừa tác động đến nông dân huyện đảo để nâng cao ý thức sản xuất nông sản sạch,” Công tâm sự.

Buổi sáng ở cầu cảng Lý Sơn.
Buổi sáng ở cầu cảng Lý Sơn

Năm 2016, vợ chồng Công đầu tư gần 100 triệu đồng để trồng 2.000m² tỏi theo phương thức canh tác an toàn. Sản xuất tỏi theo cách này khiến chi phí tăng khoảng 20% và sản lượng cũng sụt giảm khoảng 30% so với cách trồng thông thường. Thế nhưng, thành quả lớn nhất là tỏi sạch. Bên cạnh đó, vợ chồng Công còn trồng gối vụ hành củ Lý Sơn, một sản phẩm cũng nổi tiếng không kém tỏi Lý Sơn. Tiếp đó, gia đình anh vét vốn thành lập Doanh nghiệp Dori, vừa sản xuất vừa phân phối các đặc sản sạch của Lý Sơn.

Du khách thăm đảo Bé, Lý Sơn.
Du khách thăm đảo Bé, Lý Sơn

Tại trung tâm đảo Lý Sơn lúc này, cửa hàng mang thương hiệu Dori đang có phong cách trưng bày, kinh doanh rất khác biệt với thông điệp “Khát vọng Lý Sơn.” Cửa hàng chỉ vài chục mét vuông nhưng lượng khách đến mỗi ngày rất đông. Tỏi an toàn Dori giá bán 150.000 đồng/kg, cao hơn tỏi Lý Sơn thông thường 20.000 - 50.000 đồng/kg, nhưng du khách vẫn tấp nập chọn mua. Vợ chồng anh cũng vừa đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng nhà xưởng chế biến tỏi đen và các sản phẩm từ hành, tỏi. Một showroom mới của Dori đã khai trương tại cảng Bến Đình, Lý Sơn. Doanh nghiệp Dori cũng vừa nhận được các đơn hàng thường xuyên từ Nhật Bản nhập mua các sản phẩm đặc sản hành, tỏi Lý Sơn.

“Phải làm kiên trì từng việc nhỏ để du khách tin tưởng và trở lại Lý Sơn. Tôi mong Lý Sơn phát triển nhanh nhưng phải chắc chắn, bền vững. Trong đó có việc góp công sức tạo một thương hiệu tin cậy, mạnh mẽ cho đặc sản Lý Sơn,” Phạm Văn Công khẳng định.

Cửa hàng trưng bày nông sản sạch Dori - Khát vọng Lý Sơn.
Cửa hàng trưng bày nông sản sạch Dori - Khát vọng Lý Sơn
Tác giả bài viết bên cây phong ba trên đảo Lý Sơn.
Tác giả bài viết bên cây phong ba trên đảo Lý Sơn
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Thác K50 còn được gọi là thác Hang Én, nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thuộc ấp Bình Định, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Thác K50 được mệnh danh là “Nàng thơ” của núi rừng Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Ngày 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã tiếp xã giao bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng ILO tại Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Thể thao - Hoàng Minh - 4 giờ trước
Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa có cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan), nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức các giải bóng đá ở giai đoạn còn lại của năm 2025 và các giải đấu quan trọng của năm 2026, trong đó trọng tâm là môn bóng đá nam và nữ tại SEA Games 33.
Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, giới thiệu ông Quảng Văn Đại là cố vấn phong tục của Hội đồng. Ông là người tận tâm, tâm huyết với việc nghiên cứu phong tục, tập quán và sưu tầm di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh. Với tri thức uyên thâm và sự cống hiến không ngừng nghỉ, ông được xem là tấm gương trí thức tiêu biểu, “từ điển sống” trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm.
Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Trong không khí vui mừng, phấn khởi, đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei đã cùng với lãnh đạo tỉnh Kon Tum khánh thành công trình đường giao thông, nhà rông, trường học. Những công trình ý nghĩa, thắm đượm nghĩa tình này được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và nguồn xã hội hóa do chính các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kon Tum kêu gọi. Giờ đây, đồng bào Xơ Đăng ở vùng khó khăn này có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và con em có trường lớp khang trang để học tập.
Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Thời sự - Thanh Huyền - 4 giờ trước
Vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc xin bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật –bảo vật Quốc gia Ấn Độ từ ngày 22/5 đến ngày 02/6/2025. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại 5 tỉnh, thành tại Việt Nam, phục vụ nhân dân chiêm bái, gồm: chùa Bái Đính, Ninh Bình (21 đến 22/5); chùa Phúc Sơn, Bắc Giang (22 đến 24/5); Cung Trúc Lâm Yên Tử, Quảng Ninh (25 đến 28/5); chùa Chuông, Hưng Yên (28 đến 29/5); chùa Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng (30/5 đến 2/6).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 21/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Tin tức - Minh Nhật - 7 giờ trước
Việc để cộng đồng, người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.
Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Sáng ngày 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.