Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sơn La: Người uy tín luôn tiên phong để "nói dân tin, làm dân theo"

Minh Thu - 17:46, 05/07/2021

Toàn tỉnh Sơn La hiện có 2.255 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng uy tín của mình, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La đã và đang phát huy vai trò tiên phong để "nói dân tin, làm dân theo".

Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La phát biểu ý kiến trong lần về thăm Ủy ban Dân tộc
Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La phát biểu ý kiến trong lần về thăm Ủy ban Dân tộc

Những tấm gương mẫu mực

Từ 19 năm qua, không kể mưa, nắng, hầu như tháng nào ông Giàng Chợ Sộng, dân tộc Mông, Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp cũng cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Lạn (Bộ đội Biên phòng Sơn La) đi kiểm tra đường biên, cột mốc trên tuyến biên giới.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Sộng cho biết: “Đất đai của tổ tiên để lại thì mình phải có trách nhiệm gìn giữ. Biên giới có ổn định thì người dân mới yên tâm phát triển kinh tế.Mỗi người phải góp một chút công sức để gìn giữ biên cương của Tổ quốc chứ”.

Không chỉ tích cực trong công tác bảo vệ đường biên, cột mốc, ông Sộng còn tham gia cùng cán bộ Đồn Biên phòng Mường Lạn, vận động được 6 hộ bỏ đạo trái pháp luật để làm ăn; tích cực tuyên truyền, vận động người dân đẩy lùi hủ tục lạc hậu trong ma tang ở bản Pu Hao.

“Thời gian qua, ông Sộng còn tích cực trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt quy chế biên giới; tham gia phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Nhờ đó, Đồn cũng đã nắm bắt được với nhiều tin tức có giá trị liên quan đến an ninh biên giới và các hành vi xuất nhập cảnh trái phép”, Thiếu tá Vì Văn Chương, Chính trị viên Đồn Biên phòng Mường Lạn cho biết.

Sau 38 năm công tác tại xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, khi nghỉ hưu, ông Quàng Văn Hó, dân tộc Thái được tín nhiệm bầu làm Người có uy tín của bản Tre, xã Chiềng Cang.  9 năm được bà con tín nhiệm bầu là Người có uy tín, là bởi trong cuộc sống, ông Hó luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, vận động gia đình, bà con dân bản phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống mới, xóa bỏ những hủ tục, giữ gìn vệ sinh môi trường.

Với thành công từ mô hình Vườn – ao – chuồng cho thu nhập ổn định ngót 400 triệu đồng/năm, ông Hó đã tuyên truyền, vận động bà con bản Tre chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi bằng cách hỗ trợ giống cây ăn quả; hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Từ năm 2012 đến nay, đã có 80% số hộ dân bản Tre chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng dẫn của ông. Ngoài ra, ông Hó còn hỗ trợ cây nhãn ghép cho 19 hộ gia đình trong và ngoài bản, giúp vận chuyển 10.000 giống cây cam Vinh từ Hưng Yên lên cho bà con trồng.

Ở bản Pha Luông, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, ông Sồng A Tủa, Người có uy tín, Trưởng bản đã vận động Nhân dân tham gia xây dựng bản làng văn hóa, phòng, chống tội phạm, ma túy… Ông phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cảm hóa, giáo dục hàng chục người nghiện cai nghiện thành công; tích cực nắm tình hình, tố giác tội phạm, hỗ trợ đắc lực cho lực lượng Công an trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy, giữ vững ANTT tại địa bàn.

Ông Sồng A Tủa cho biết: Muốn tuyên truyền, vận động có hiệu quả, nói dân tin, làm dân theo, bản thân và gia đình mình phải gương mẫu. Trong công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm, ma túy cũng phải linh hoạt, gần gũi, chân tình chia sẻ, động viên thuyết phục để đồng bào tin, nghe và làm theo mình…

Vùng đồng bào DTTS tỉnh Sơn La
Vùng đồng bào DTTS tỉnh Sơn La

Chú trọng phát huy vai trò của Người uy tín

Ở  xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, còn có ông Mùa A Dính, Người uy tín của bản Tà Số 1. Ông cũng là tấm gương điển hình trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập; hòa giải thành công hàng chục vụ tranh chấp, xích mích tại địa phương; vận động Nhân dân hiến đất, ngày công và đóng góp kinh phí để làm đường bê tông nội bản.

Hay như ông Giàng Chứ Măng, Người có uy tín bản Sam Quảng, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tích cực tham gia tuần tra, bảo vệ biên giới. Tính từ năm 2020 đến nay, ông Măng đã cung cấp cho Đồn Biên phòng Mường Lèo 10 tin có giá trị liên quan đến việc nhập cảnh trái phép qua biên giới, góp phần ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 xâm nhập vào địa bàn…

Theo ông Đinh Trung Dũng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, để động viên, phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS, hằng năm, Ban Dân tộc tỉnh Sơn La đều tổ chức hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín; tổ chức các Đoàn để Người có uy tín đi giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh. Người có uy tín được thăm hỏi khi ốm đau, được tặng quà vào các ngày Lễ, tết. Qua đó, đã khuyến khích, phát huy tốt vai trò, ý thức trách nhiệm cộng đồng của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS.

Tỉnh Sơn La xác định việc tiếp tục thực hiện các chính sách, chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới; trong đó, chú trọng tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG). 

"Do đó, tỉnh sẽ chú trọng phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS, coi đây là một trong những nhân tố tích cực, quan trọng để cụ thể hóa, thực hiện thành công Chương trình MTQG” , ông Đinh Trung Dũng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La cho biết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Có một nữ già làng được “kế vị” từ chồng

Có một nữ già làng được “kế vị” từ chồng

Nhờ am hiểu pháp luật, phong tục địa phương, nữ già làng Rơ Châm Phial (SN 1945, làng Tung Breng, xã Ia Krai, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã nhanh chóng phân xử các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong đời sống thường nhật ở làng. Không chỉ thế, bà còn là điển hình làm kinh tế giỏi, đi đầu trong các phong trào ở địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Mặc dù là Chương trình mới, còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 2 năm triển khai, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) cùng với các bộ, ngành Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển động tích cực tại cơ sở.
An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

Sức khỏe - Sỹ Hào - 5 giờ trước
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được nói không ít lần, từ nhiều năm nay, trên báo chí và trên cả diễn đàn Quốc hội. Nhưng đây là vấn đề chưa bao giờ hết “nóng”, trong khi thuốc giải độc để cấp cứu kịp thời vẫn còn khan hiếm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người rất cao.
Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Tìm trong di sản - Nguyễn Văn Sơn - 5 giờ trước
Già làng Y Kông (98 tuổi) là Người có uy tín được người dân trong thôn Tống Coói (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kính trọng. Ông cũng là một trong những nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đặc biệt là kỹ thuật chế tác những chiếc trống, nhạc cụ của người Cơ Tu.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Media - Thùy Anh - 13 giờ trước
Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Làng Mỹ Nghiệp phát huy giá trị thổ cẩm Chăm

Làng Mỹ Nghiệp phát huy giá trị thổ cẩm Chăm

Sắc màu 54 - Sơn Ngọc - 23:55, 27/05/2023
Làng Mỹ Nghiệp là làng nghề dệt thổ cẩm tiêu biểu của người Chăm thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Nơi đây, đã có nhiều thế hệ phụ nữ giỏi nghề, tích cực bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt truyền thống. Đặc biệt là nghiên cứu phục hồi hoa văn cổ và kỹ thuật trồng bông dệt vải do ông bà xưa truyền lại.
Những triệu phú ở Tam Đường

Những triệu phú ở Tam Đường

Kinh tế - Đinh Phương - 23:53, 27/05/2023
Những năm gần đây, người dân trên địa bàn xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã chú trọng đầu tư nuôi cá nước lạnh. Hiệu quả kinh tế của loại cá này đã mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho người dân trên địa bàn.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Thanh Hóa truy điệu 16 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào

Thanh Hóa truy điệu 16 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào

Media - Quỳnh Trâm - 23:51, 27/05/2023
Tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc tế Đồng Tâm, huyện Bá Thước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt 16 liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 21/2023): Bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 21/2023): Bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Media - BDT - 23:48, 27/05/2023
Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP. Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP.
Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Tin tức - PV - 23:24, 27/05/2023
Thứ sáu, ngày 26/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 5 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thanh Hóa: Nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị xử phạt

Thanh Hóa: Nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị xử phạt

Sức khỏe - Quỳnh Trâm - 23:17, 27/05/2023
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có nhiều quầy thuốc, phòng khám chuyên khoa trưng các biển hiệu quảng cáo thu hút bệnh nhân, hoạt động rầm rộ.... nhưng khi lực lượng chức năng kiểm tra lại không đủ hồ sơ giấy phép hoạt động.

"Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 23:16, 27/05/2023
Đó là chủ đề tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 - 31/5/2023 do Bộ Y tế tổ chức sáng 27/5 tại Hà Nội.