Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngày Biên phòng toàn dân (3/3): Vững vàng thế trận biên phòng toàn dân

PV - 10:15, 02/03/2021

Chủ quyền biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đảm bảo sự bền vững, ổn định chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia là điều kiện, tiền đề cho sự ổn định về chính trị, quốc phòng, an ninh, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại.

Chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải tuần tra kiểm soát khu vực biên giới. Ảnh: Xuân Tư/TTXVN
Chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải tuần tra kiểm soát khu vực biên giới. Ảnh: Xuân Tư/TTXVN

Trong đó, yếu tố lòng dân mà cốt lõi là tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc, ý chí chiến đấu giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Cho nên xây dựng "thế trận lòng dân" và nền biên phòng toàn dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 là giai đoạn hết sức "đặc biệt" đối với Bộ đội Biên phòng, nhất là với gần 1 vạn cán bộ, chiến sỹ quân hàm xanh làm nhiệm vụ ở 1.608 tổ, chốt nơi địa đầu Tổ quốc cùng phối hợp với những lực lượng khác để ngăn ngừa đại dịch COVID-19 lây lan qua biên giới.

Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, cùng cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, hơn một năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng trực tiếp làm "tấm lá chắn" nơi tuyến đầu của Tổ quốc. Hàng trăm cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng đã tạm gác việc riêng, không về gia đình trong nhiều tháng để ở lại đơn vị chống dịch, bảo vệ biên giới, chốt chặn tại các đường mòn, lối mở. Các tổ, chốt lại đều ở những địa điểm hiểm trở suốt dọc một dải biên giới đất liền dài hơn 5000 km và bờ biển dài hơn 3.260 km của Tổ quốc, lại xa đơn vị, xa vùng dân cư, điều kiện sinh hoạt cực kỳ khó khăn, thiếu thốn, thời tiết khắc nghiệt. Hàng ngày, các anh còn trực tiếp xuống địa bàn thăm khám chữa bệnh, cấp phát thuốc và khẩu trang, hướng dẫn cách phòng ngừa dịch bệnh cho đồng bào thuộc các địa bàn trọng yếu trên tuyến biên giới, từ các xã vùng sâu, vùng xa ở Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, đến các xã nơi dãy Trường Sơn ở Quảng Bình, Quảng Trị, tới Tây Nguyên, An Giang…

Bộ đội Biên phòng đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong lúc khó khăn dịch bệnh và các chiến sỹ quân hàm xanh cũng "dựa vào tai mắt nhân dân" để góp phần nâng cao hiệu quả trong phòng, chống COVID-19, ngăn chặn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép. Chỉ riêng trong tháng đầu năm 2021, Bộ đội Biên phòng đã phân luồng trên 17.000 người xuất, nhập cảnh qua biên giới để cách ly theo quy định và bắt giữ, ngăn chặn trên 6.000 người xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới.

Việc vượt lên những vất vả, thiếu thốn "ăn lán, ngủ rừng", bám trụ biên giới, bảo vệ sự bình an cho nhân dân trong "cuộc chiến mới" đầy khốc liệt của những chiến sỹ quân hàm xanh đã góp phần làm đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới. Và sự phối hợp của các anh với đồng bào nơi "phên giậu" của Tổ quốc để ngăn chặn đại dịch lây lan qua biên giới chỉ là một trong những điển hình sinh động của "thế trận lòng dân", nền biên phòng toàn dân.

Cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, trong những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc nơi biên giới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Với phương châm "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt", cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã kiên trì thực hiện "ba bám" - bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương, chính sách, "bốn cùng" - cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc. Các phong trào thi đua yêu nước, các mô hình, chương trình tiêu biểu như: "Bộ đội Biên phòng chung sức xây dựng nông thôn mới", "Nâng bước em tới trường", "Hãy làm sạch biển", Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương"... đem lại kết quả cụ thể, thiết thực, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn biên giới, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Hình ảnh người "Thầy thuốc quân hàm xanh", "Thầy giáo quân hàm xanh", cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng quên mình giúp dân trong phòng, chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn đã in đậm trong tâm trí nhân dân cả nước.

Cán bộ chiến sĩ chốt kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19 số 16 Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình, tỉnh An Giang tuần tra, kiểm soát biên giới. Ảnh: Công Mạo/TTXVN
Cán bộ chiến sĩ chốt kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19 số 16 Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình, tỉnh An Giang tuần tra, kiểm soát biên giới. Ảnh: Công Mạo/TTXVN

Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, cùng với các lực lượng chức năng, hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng đã và đang ngủ lán, căng mình tại 1.608 tổ, chốt biên giới để tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép; nhiều đơn vị đã chủ động nhường nơi ăn, chốn nghỉ, huy động lực lượng phục vụ, chăm sóc, bảo đảm điều kiện tốt nhất cho người nhập cảnh thực hiện cách ly, phòng, chống dịch COVID-19. Những việc làm đó đã góp phần củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang nhân dân, qua đó góp phần xây dựng "thế trận lòng dân" đáp ứng yêu cầu sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.

Có thể thấy, với vai trò, tầm quan trọng của khu vực biên giới, hải đảo, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ, phát triển vùng biên giới còn nhiều khó khăn. Nhờ vậy, tình hình phát triển kinh tế - xã hội biên giới đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế của các địa phương biên giới đạt tốc độ khá cao; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được đầu tư xây dựng; hoạt động thương mại biên giới tăng trưởng khá; các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt, mối quan hệ Đảng, chính quyền với nhân dân và lực lượng vũ trang được tăng cường; chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quan hệ đối ngoại được mở rộng.

Đó chính là cơ sở quan trọng để đồng bào đặt niềm tin vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc đổi mới, tạo nền tảng xây dựng "thế trận lòng dân" trong thế trận biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cần có sự quản lý chặt chẽ trước sự bùng nổ các trung tâm dạy thêm

Cần có sự quản lý chặt chẽ trước sự bùng nổ các trung tâm dạy thêm

Ngày sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) yêu cầu Hà Nội kiểm tra, xử lý sai phạm với một trung tâm dạy thêm tại quận Đống Đa, phụ huynh đồng loạt lên tiếng về việc cần có biện pháp tích cực hơn nữa, để tránh tình trạng biến tướng, dạy thêm từ trường ra trung tâm.
Công bố Năm Du lịch quốc gia – Huế tại EXPO 2025

Công bố Năm Du lịch quốc gia – Huế tại EXPO 2025

Du lịch - PV - 16:04, 25/04/2025
Ngày 24/4, tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản đã diễn ra Lễ công bố Năm du lịch quốc gia - Huế 2025. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam hướng tới kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).
“Điểm hẹn vùng cao

“Điểm hẹn vùng cao" dịp nghỉ lễ 30/4

Media - BDT - 15:17, 25/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 24/4, có những thông tin đáng chú ý sau: “Điểm hẹn vùng cao" dịp nghỉ lễ 30/4. Thánh đường Hồi giáo Mubarak. “Là người Tày phải biết chữ Tày”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tiếng trống, tiếng kèn kể chuyện văn hóa Chăm

Tiếng trống, tiếng kèn kể chuyện văn hóa Chăm

Media - BDT - 15:09, 25/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tiếng trống, tiếng kèn kể chuyện văn hóa Chăm. Chùa Đậu - Ngôi cổ tự linh thiêng. Trao "cần câu" cho người nghèo. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Thống nhất tên phường, xã sau sắp xếp đơn vị hành chính

Đắk Lắk: Thống nhất tên phường, xã sau sắp xếp đơn vị hành chính

Trang địa phương - Lê Hường - 15:09, 25/04/2025
Ngày 25/4, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, thông qua Nghị quyết về việc chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh.
Phú Yên: Sôi động Giải bóng chuyền bãi biển nữ châu Á 2025 - Cloud Gate Cup

Phú Yên: Sôi động Giải bóng chuyền bãi biển nữ châu Á 2025 - Cloud Gate Cup

Thể thao - T.Nhân - N.Triều - 14:56, 25/04/2025
Sáng 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên phối hợp với Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, Tập đoàn Cổng Mây đã tổ chức Lễ khai mạc Giải bóng chuyền bãi biển nữ châu Á 2025 - Cloud Gate Cup.
Khâu Vai ngày trở lại

Khâu Vai ngày trở lại

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khâu Vai ngày trở lại. Nhà thờ Tam Tòa Quảng Bình. Nghề nuôi rắn bên sông Gâm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn 2025

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn 2025

Du lịch - Quỳnh Trâm - 14:50, 25/04/2025
Tối 24/4, tại Khu Du lịch biển Hải Hòa, UBND thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2025, với chủ đề “Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa”.
Kon Tum: Bố trí khoảng 370 tỷ đồng/năm để thực hiện các chính sách dành cho học sinh DTTS

Kon Tum: Bố trí khoảng 370 tỷ đồng/năm để thực hiện các chính sách dành cho học sinh DTTS

Giáo dục dân tộc - Ngọc Chí - 14:49, 25/04/2025
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng đồng bào DTTS đến trường học tập, hằng năm tỉnh Kon Tum bố trí kinh phí khoảng 370 tỷ đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ dành cho học sinh DTTS.
Sắp diễn ra Hội Kiêng Gió 2025 tại Bình Liêu: Tôn vinh di sản văn hóa người Dao

Sắp diễn ra Hội Kiêng Gió 2025 tại Bình Liêu: Tôn vinh di sản văn hóa người Dao

Trang địa phương - Mỹ Dung - 14:48, 25/04/2025
Từ ngày 30/4 đến 4/5, tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) sẽ diễn ra Hội Kiêng Gió - lễ hội văn hóa tâm linh đặc sắc của đồng bào Dao Thanh Phán. Điểm nhấn năm nay là Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa “Tục Kiêng Gió của người Dao tại xã Đồng Văn” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phát động cuộc thi Thiếu nhi hát Quốc ca tại các địa chỉ đỏ với chủ đề “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”

Phát động cuộc thi Thiếu nhi hát Quốc ca tại các địa chỉ đỏ với chủ đề “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”

Tin tức - Văn Hoa - 14:46, 25/04/2025
Sáng 25/4, tại Trường Tiểu học Trung Yên, Thủ đô Hà Nội, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức phát động cuộc thi Thiếu nhi hát Quốc ca tại các địa chỉ đỏ.
Festival

Festival "Tinh hoa Tây Bắc" được tổ chức vào cuối tháng 8 tại Điện Biên

Tin tức - Anh Trúc - 14:44, 25/04/2025
UBND tỉnh Điện Biên vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Festival "Tinh hoa Tây Bắc" - Điện Biên năm 2025. Theo đó, Festival sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29 - 31/8/2025, tại thành phố Điện Biên Phủ, với sự tham gia của 8 tỉnh Tây Bắc và TP. Hồ Chí Minh.