Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Sạt lở, lũ quét… đến kỳ lại lo

An Yên - 21:14, 24/08/2024

Hàng trăm điểm sạt lở nguy hiểm, chưa có kinh phí khắc phục, di dời dân… không chỉ là nỗi lo canh cánh của cấp ủy, chính quyền, mà còn là nỗi bất an của hàng ngàn hộ dân khu vực miền núi xứ Nghệ. Lại một mùa mưa bão cận kề, nỗi lo từ nhiều năm trước, hầu như vẫn còn nguyên.

Người dân vùng lũ xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn vẫn chưa thể tái định cư
Người dân vùng lũ xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn vẫn chưa thể tái định cư

“Sống treo” bên vùng sạt lở

Nếu vùng núi Nghệ An tự nhận mình là số 2 về tình trạng sạt lở, lũ quét trong mùa mưa bão… thì có lẽ, không có địa phương nào ở vùng Trung Bộ nhận mình là số 1.

Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự Nghệ An Nguyễn Trường Thành bảo: Cả tỉnh đang có đến gần 280 điểm sạt lở ở vùng DTTS, là những điểm đen đầy bất an, ảnh hưởng đến hơn 3.500 hộ dân.

Tính ra, nhiều huyện vùng miền núi Nghệ An, mỗi huyện có đến hàng chục điểm sạt lở nguy hiểm. Dẫn đầu danh sách những điểm sạt trượt nguy cơ cao phải kể đến, là huyện miền núi Quỳ Hợp với 56 vị trí, Anh Sơn 45 vị trí, Quế Phong và Tương Dương cùng 43 vị trí, Quỳ Châu 39 vị trí…

Lấy ví dụ từ huyện rẻo cao Kỳ Sơn. Địa phương này đang “sở hữu” nhiều vị trí sạt lở khiến người dân và chính quyền bất an, lo lắng. Nằm trong số này là người dân bản Sơn Hà và Hòa Sơn, xã Tà Cạ. Trận lũ quét cuối năm 2022 vẫn còn nguyên nỗi ám ảnh trong tâm khảm những người dân bản Thái. Chủ tịch UBND xã Tà Cạ Vi Văn Mằn tâm sự: Hai năm rồi, người dân vẫn chưa thể di dời do hạ tầng tái định cư chưa hoàn thiện. Mỗi mùa mưa bão đến, chúng tôi lại lo lắng không yên.

Tình trạng “sống treo” bên vùng sạt lở, cũng là câu chuyện ở nhiều bản, làng miền núi xứ Nghệ. Ông Võ Khánh Toàn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong (Quế Phong) cho biết: Địa bàn xã Tiền Phong hiện có 8 điểm sạt lở núi, tập trung ở các bản Huồng Muồng, Na Sành, Mường Hin, bản Đan… làm ảnh hưởng trực tiếp đến gần 40 hộ dân. Sau các đợt mưa từ đầu tháng 6/2024 đến nay, xã đã tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các điểm sạt lở, cảnh báo.

Quá trình tìm hiểu, được biết, nguy cơ lũ ống, lũ quét từ các điểm sạt lở ở khu vực núi cao là do nền đất yếu, kết cấu không chặt, gặp mưa lớn đã gây ra thảm họa cho người dân sinh sống bên dưới. Mà thảm họa lũ quét ở Nậm Giải năm 2007, Tà Cạ năm 2022, Quỳ Châu năm 2023… là những ví dụ sát sườn.

Tiến hành kè rọ đá chống sạt lở trên trên tuyến đường đi qua các xã Xá Lượng, Yên Na, Yên Hòa… huyện Tương Dương
Tiến hành kè rọ đá chống sạt lở trên trên tuyến đường đi qua các xã Xá Lượng, Yên Na, Yên Hòa… huyện Tương Dương

Bất an, lo lắng, khiếp sợ… là những động từ mạnh mà chúng tôi cảm nhận được từ chính những người dân ngày ngày sống trong vùng sạt lở. Dẫu vậy, thì với họ, với ngay cả cấp chính quyền sở tại, cũng “lực bất tòng tâm”.

Có một vấn đề còn trăn trở không kém, là những thiệt hại về kinh tế, lên đến hàng trăm tỷ đồng, vượt xa cả nguồn thu mỗi năm của những huyện miền núi nghèo. Chẳng thế mà, ông Nguyễn Thanh Hoài, Bí thư Huyện ủy huyện Quỳ Châu đã từng thảng thốt: Đúng là thảm họa; huyện miền núi Quỳ Châu chưa bao giờ lũ lụt to đến vậy, gây thiệt hại nặng đến vậy. Tính ra, trận lũ năm 2023, huyện mất chừng 180 tỷ đồng để khắc phục. Còn Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn Vi Hòe thì cho rằng: Thiên tai đang làm cho huyện nghèo thêm.

Đích đến… còn xa

Mỗi năm, ngân sách của UBND tỉnh Nghệ An, cũng như các huyện miền núi chi cho phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai dường như chỉ là “muối bỏ biển”.

Giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh đã dành trên 100 tỷ đồng từ nguồn đầu tư công trung hạn để hỗ trợ một số dự án di dân tập trung.

Hiện tại, do nhu cầu bố trí ổn định dân cư trên toàn tỉnh là rất lớn, vì vậy, trong quá trình thực hiện vừa phải cân đối ngân sách, vừa dựa vào điều kiện thực tế, lồng ghép nhiều nguồn vốn, chương trình để thực hiện một cách phù hợp… thành ra không dễ dàng triển khai.

Còn nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, cũng đã đầu tư, bố trí tái định cư cho người dân vùng sạt lở tại các huyện Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương… nhưng do vướng nhiều thủ tục đầu tư, xây dựng nên hiện nay vẫn đang rất ngổn ngang.

Thiếu nguồn lực, trong khi thiên tai thì không hề chờ kinh phí. Vì vậy, tỉnh Nghệ An đã có Quyết định 214/QĐ-UBND ngày 21/01/2020 phê duyệt quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai trên địa bàn đến năm 2030.

Điểm sạt lở núi tại bản Mường Hin, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong (Chụp ngày 13/6)
Điểm sạt lở núi tại bản Mường Hin, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong. (Ảnh chụp ngày 13/6)

Việc quy hoạch này dựa trên quan điểm phù hợp với chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai, quy hoạch tỉnh; đảm bảo an toàn dân sinh, ổn định sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng miền, địa phương. Trong đó, ưu tiên các vùng có nguy cơ cao về thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn. Ưu tiên bố trí theo hình thức xen ghép, ổn định tại chỗ, trong trường hợp không thể bố trí được mới bố trí, sắp xếp đến thôn, bản khác.

Mục tiêu của chương trình này, là đến năm 2030, cơ bản hoàn thành việc bố trí dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh, ổn định cho Nhân dân vùng tái định cư, nâng cao đời sống, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai. Cụ thể, đến năm 2030 sẽ bố trí, sắp xếp ổn định cho 8.938 hộ, 38.405 nhân khẩu.

Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã ban hành Kế hoạch số 635/KH-UBND về việc phê duyệt Đề án cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du trên địa bàn. Bằng kế hoạch này, Nghệ An đặt mục tiêu đến năm 2030, cơ bản hoàn thành lập bản đồ khoanh vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét, có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn tại các vị trí, khu vực rủi ro cao trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận, duy trì ứng dụng các sản phẩm của đề án tại địa phương nhằm cung cấp kịp thời thông tin cảnh báo sạt lở đất, lũ quét cho cơ quan quản lý và người dân.

Đó là những nỗ lực cho ổn định dân cư, hạn chế thiệt hại do thiên tai. Nhưng đích đến xem ra hãy còn xa và còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn kinh phí. Trong khi còn chờ rất nhiều thứ, thì với hàng ngàn người dân vùng miền núi xứ Nghệ, hễ mưa bão là phải di dời...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rền vang tiếng máy nơi đại ngàn Pù Mát

Rền vang tiếng máy nơi đại ngàn Pù Mát

Bầu tĩnh lặng của đại ngàn Pù Mát, Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) thời gian qua bị phá tan bởi những tiếng ầm vang, rộn rã nhiều thứ tiếng từ máy xúc, máy ủi, máy khoan cọc cạch liên hồi…cùng tiếng của những chuyến xe tải chở nguyên vật liệu xây dựng từ trung tâm xã Môn Sơn ra vào hối hả. Nơi thâm sơn đại ngàn Pù Mát đang từng bước xuất hiện những công trình phục vụ đời sống dân sinh cho bà con Đan Lai.
Tin nổi bật trang chủ
Tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quảng Trị: Điều tra thu thập thông tin 53 DTTS diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ

Quảng Trị: Điều tra thu thập thông tin 53 DTTS diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 10 giờ trước
Toàn tỉnh Quảng Trị có 5 huyện/35 xã, thị trấn, với 93 địa bàn được chọn thực hiện cuộc Điều tra thu thập thông về thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2024. Do làm tốt khâu chuẩn bị và sự vào cuộc đồng hành của đội ngũ Người có uy tín, già làng, Trưởng bản nên việc điều tra thu thập thông tin diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nội dung kế hoạch phương án điều tra.
Đêm nhạc thiện nguyện

Đêm nhạc thiện nguyện "Bond Live In Vietnam" gây quỹ ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Tin tức - N. Ánh - 10 giờ trước
Đêm nhạc "Bond Live In Vietnam" sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày 5/10 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội. Toàn bộ tiền bán vé đêm nhạc sẽ được ủng hộ cho quỹ từ thiện hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ số 3 với ý nghĩa để âm nhạc lan tỏa và kết nối được tình yêu thương của mọi người.
Tìm thấy nhiều mảnh đá trang sức tại di chỉ khảo cổ có niên đại hàng nghìn năm

Tìm thấy nhiều mảnh đá trang sức tại di chỉ khảo cổ có niên đại hàng nghìn năm

Tìm trong di sản - Lê Hường - 10 giờ trước
Ngày 13/9, Bảo tàng Đắk Lắk tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ khảo cổ học Thác Hai lần thứ 3, năm 2024. Các nhà khoa học đã tìm thấy hàng nghìn hiện vật, trong đó có nhiều mảnh đá trang sức.
Quản lý thị trường Lào Cai chung sức cùng Bảo Yên vượt lũ

Quản lý thị trường Lào Cai chung sức cùng Bảo Yên vượt lũ

Tin tức - Hải Sơn - 10 giờ trước
Trong những ngày mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho Nhân dân tại huyện Bảo Yên, hàng tấn rau củ quả, thuốc men, bánh, sữa, nước uống và đèn pin đã được lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai trao đến tận tay người dân trên địa bàn thị trấn Phố Ràng và các xã lân cận. Công tác hậu cần hỗ trợ người dân khắc phục những khó khăn trước mắt vẫn tiếp tục được lực lượng QLTT tỉnh Lào Cai thực hiện từ ngày 11/9 đến nay với sự đồng hành, chung tay của CBCC lực lượng QLTT, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.
Bắc Hà (Lào Cai): Tiếp tục tìm thấy 2 thi thể trong vụ sạt lở ở thôn Nậm Tông

Bắc Hà (Lào Cai): Tiếp tục tìm thấy 2 thi thể trong vụ sạt lở ở thôn Nậm Tông

Tin tức - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Sau 3 ngày căng mình tìm kiếm các nạn nhân tại vụ sạt lở ở thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (Lào Cai), lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm 2 thi thể nạn nhân, nâng tổng số người thiệt mạng tại đây lên 13 người.
Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Chiều ngày 12/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT dẫn đầu đã tới thăm, nắm tình hình thực tế tại cơ sở và động viên, chia sẻ với những mất mát, thiệt hại của đồng bào DTTS do mưa lũ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Bắc Hà (Lào Cai): Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ ứng phó, khắc phục thiên tai tại các xã bị cô lập

Bắc Hà (Lào Cai): Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ ứng phó, khắc phục thiên tai tại các xã bị cô lập

Tin tức - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Để tăng cường công tác khắc phục hậu quả thiên tai, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã thành lập đoàn vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm, khơi thông đường giao thông vào các xã đang bị cô lập.
Rền vang tiếng máy nơi đại ngàn Pù Mát

Rền vang tiếng máy nơi đại ngàn Pù Mát

Phóng sự - Thanh Hải - 19:40, 13/09/2024
Bầu tĩnh lặng của đại ngàn Pù Mát, Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) thời gian qua bị phá tan bởi những tiếng ầm vang, rộn rã nhiều thứ tiếng từ máy xúc, máy ủi, máy khoan cọc cạch liên hồi…cùng tiếng của những chuyến xe tải chở nguyên vật liệu xây dựng từ trung tâm xã Môn Sơn ra vào hối hả. Nơi thâm sơn đại ngàn Pù Mát đang từng bước xuất hiện những công trình phục vụ đời sống dân sinh cho bà con Đan Lai.
Quảng bá vẻ đẹp Lai Châu tại Quảng Bình

Quảng bá vẻ đẹp Lai Châu tại Quảng Bình

Du lịch - Nguyệt Anh - 19:37, 13/09/2024
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu vừa ban hành kế hoạch tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu tại tỉnh Quảng Bình năm 2024. Chương trình nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp về miền đất, thiên nhiên, văn hóa, con người Lai Châu.
Vịnh Hạ Long sẵn sàng đón khách du lịch trở lại

Vịnh Hạ Long sẵn sàng đón khách du lịch trở lại

Tin tức - Nguyệt Anh - 19:36, 13/09/2024
Sau gần một tuần chịu ảnh hưởng từ cơn bão Yagi, ngày 13/9, vịnh Hạ Long đã chính thức "mở cửa" trở lại, cho phép các tàu du lịch hoạt động bình thường. Đây là tin vui cho ngành Du lịch Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, khi nhịp sống và các hoạt động du lịch dần trở lại bình thường sau thời gian bị bão tàn phá.
Thư cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thư cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thời sự - PV - 19:35, 13/09/2024
Sáng 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đã rời Thành phố Hồ Chí Minh về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Sau khi về nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã gửi Thư cảm ơn đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư: