Đối với Lễ hội Ooc Om bok- Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI, với 5 hoạt động gồm: Chương trình khai mạc; Giải đua ghe ngo; Lễ cúng trăng; Hội thi Lôiprotip (thả đèn nước) và trình diễn ghe cà hâu; Tổng kết bế mạc Lễ hội và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp bế mạc trao thưởng giải đua ghe ngo (dự kiến có khoảng từ 55 - 60 đội nam, nữ trong và ngoài tỉnh tham gia).
Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng có 9 hoạt động, gồm: Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền; Hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Sóc Trăng; Giao lưu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Sóc Trăng với các tỉnh, thành phố kết hợp công diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Sóc Trăng; tổ chức xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam về trình diễn nhạc ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam; Giải các câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh và Gala toàn quốc năm 2024; Hội thao dân tộc; Liên hoan ẩm thực Mekong lần thứ I; Trình diễn nghệ thuật ánh sáng; giới thiệu sản phẩm du lịch Sóc Trăng.
Mới đây, tại cuộc họp nghe báo cáo kế hoạch và dự thảo Quyết định thành lập Ban Tổ chức và các Tiểu ban phục vụ tổ chức Lễ hội Ooc Om Bok - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp tên gọi hội chợ, phương án địa điểm tổ chức lễ cúng trăng, ban hành quy chế chi tiêu, thời gian truyền hình trực tiếp, dự toán kinh phí trong lễ hội, công tác tuyên truyền lễ hội, bắn pháo hoa, vệ sinh môi trường, có chế tài quản lý flycam, youtuber…