Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Huy Trường - Thanh Huyền - 4 giờ trước

Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.

Đường vào thôn 3, xã Trà Vinh lầy lội, với những con dốc dựng đứng
Đường vào thôn 3, xã Trà Vinh lầy lội, với những con dốc dựng đứng

Gần 99% hộ nghèo

Đường đến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) vô cùng nhọc nhằn, hiểm trở. Tờ mờ sáng, chúng tôi xuất phát từ thành phố Tam Kỳ, vượt hơn 150km đường đèo mới đến được UBND xã Trà Vinh. Sau đó, từ trung tâm xã, chúng tôi tiếp tục di chuyển bằng xe máy gần 10km, băng qua những cánh rừng nguyên sinh với những con dốc “dựng đứng”, nhiều đoạn dốc phải lội bộ mới có thể vượt qua đoạn đường này.

Sau hơn 2 giờ đồng hồ, chúng tôi đến được bên này sườn đồi núi, nhìn từ xa đã thấy những ngôi nhà gỗ được lợp mái tôn đơn sơ của bà con đồng bào Xơ Đăng nằm dưới cánh rừng xanh. Tiếp tục lội bộ qua con suối Nước Mèo và con đường đất lởm đá chúng tôi mới vào được sâu trong thôn 3 - nơi sinh sống của người dân.

Ông Trần Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My cho biết, hiện nay toàn bộ thôn 3 có 238 hộ, hơn 1.000 nhân khẩu là đồng bào Xơ Đăng sinh sống. Họ gặp rất nhiều khó khăn vì cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn lạc hậu do chồng lấn ĐGHC nên chưa thể đầu tư bài bản được.

“Trong những năm qua, cơ sở vật chất ở thôn 3 không được đầu tư xây dựng do chồng lấn địa lý giữa 2 địa phương Quảng Nam và Kon Tum. Đời sống người dân rất khó khăn, có đến 99% là hộ nghèo. Chính quyền địa phương cũng muốn xây dựng hạ tầng, hỗ trợ bà con nhưng mấy năm nay không thể thực hiện được”, ông Thương chia sẻ.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ con đường hơn 10km từ trung tâm xã Trà Vinh vào thôn 3 chưa được đầu tư, mùa mưa thì lầy lội, mùa nắng thì đất đỏ bụi mù mịt, mà thôn cũng chưa có điện lưới quốc gia, người dân nơi đây sử dụng điện chủ yếu từ các tuabin tự chế bữa được, bữa mất. Trường học không đảm bảo an toàn, các công trình nước sạch, trạm y tế, trạm thu phát sóng di động đều không có.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Minh Hải (58 tuổi, dân tộc Xơ Đăng) – Người có uy tín ở thôn 3, cho biết: Cuộc sống của bà con ở đây chật vật, khó khăn vì điện, đường, trạm xá thì không có, trường học cũng heo hút.

“Việc mua bán, trao đổi hàng hóa rất khó vì đường chật hẹp, nhiều dốc cao. Xe bên ngoài không vào đây được, bà con phải tự gùi nông sản đi quãng đường rất xa mới ra trung tâm xã. Có việc gì cần đưa giấy mời họp cán bộ xã phải đưa trước vài ngày, vì không có điện thì không thể gọi điện thoại được”, ông Hải nói.

Ông Nguyễn Minh Hải - Người có uy tín ở thôn 3 chia sẻ những khó khăn vì chồng lấn địa giới hành chính.
Ông Nguyễn Minh Hải - Người có uy tín ở thôn 3 chia sẻ những khó khăn vì chồng lấn địa giới hành chính

Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cũng xác nhận: “Thôn 3, xã Trà Vinh chồng lấn ĐGHC với xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum nên việc xây dựng hạ tầng phục vụ dân sinh từ ngân sách nhà nước không thể triển khai. Vì thế, đường, điện, trường lớp học chưa được đầu tư kiên cố khiến đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn”.

Vì đâu nên nỗi?

Do chồng lấn ĐGHC nên hơn 1.000 người dân tộc Xơ Đăng có hộ khẩu của huyện Nam Trà My, Quảng Nam, nhưng lại đang sinh sống và canh tác trên địa phận của xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum (Theo bản đồ địa giới, mốc ĐGHC được lập theo Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).

Cô Hồ Thị Hương - Giáo viên Trường Mầm non Trà Vinh cho rằng điều kiện học tập của học sinh còn nhiều thiếu thốn
Cô Hồ Thị Hương, giáo viên Trường Mầm non Trà Vinh cho hay, điều kiện học tập của học sinh nơi đây còn nhiều thiếu thốn

Vì thế, Quảng Nam không thể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình dân sinh bằng tiền của Nhà nước, vì muốn xây dựng phải lập dự án, phải được cấp thẩm quyền phê duyệt trong đó có việc thu hồi đất để xây dựng công trình, nhưng đất của tỉnh Kon Tum thì làm sao có thể thu hồi được. Ngoài ra còn những vấn đề liên quan khác.

Trong khi đó, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cũng không thể đầu tư hạ tầng vì đối tượng thụ hưởng là người dân không thuộc hộ khẩu của tỉnh Kon Tum. Vì thế, người dân nơi đây cứ chờ đợi, mong mỏi nhưng nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết.

Ông Trần Văn Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết: Do chồng lấn ĐGHC nên tất cả nguồn đầu tư rất khó khăn. Huyện đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản đề nghị phía UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo cấp ủy đảng, chính quyền huyện Kon Plông tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng công trình phục vụ dân sinh, kịp thời phục vụ nhu cầu đi lại an toàn của Nhân dân trong mùa mưa bão và đảm bảo cơ sở vật chất cho trẻ em được học tập an toàn.

Thôn 3 Trà Vinh với đa số hộ nghèo
Thôn 3 Trà Vinh với đa số hộ nghèo

Ông Trần Văn Mẫn cho biết: “Việc chồng lấn ĐGHC nếu do cơ quan chức năng làm sai thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp theo tinh thần tôn trọng lịch sử truyền thống, phong tục tập quán, nguyện vọng chính đáng của người dân chịu tác động trực tiếp, vì mục tiêu cuối cùng ổn định cuộc sống của người dân”.

Vậy câu hỏi đặt ra là, hậu quả của việc chồng lấn ĐGHC từ bao nhiêu năm qua khiến cho cuộc sống người dân vô cùng khó khăn, các cấp chính quyền đều biết, nhưng đến bao giờ mới giải quyết dứt điểm? Đến khi nào nơi đây mới được đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình dân dụng bài bản để cuộc sống của bà con được an cư lạc nghiệp.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát vùng biên giới

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát vùng biên giới

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do các cấp phát động, thời gian qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu đã triển khai hiệu quả phong trào hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn các xã biên giới.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 4 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 4 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 4 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 9 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.