Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quyết tâm thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia

Thanh Huyền (thực hiện) - 12:50, 05/11/2020

Chiều ngày 4/11, trong phiên thảo luận ở Hội trường về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia, chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, Bản Mồng tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã phát biểu giải trình thêm về những nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội và đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng đăng bài phát biểu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm tại Quốc hội.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. (Chiều ngày 4/11/2020).
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. (Chiều ngày 4/11/2020).

Kính thưa đồng chí Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì phiên họp!

Kính thưa Quốc hội và cử tri cả nước!

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn ý kiến của đại biểu Quốc hội đã quan tâm, phát biểu về những nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội và đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Được phép của Chủ tọa phiên họp, tôi xin báo cáo với Quốc hội một số nội dung như sau:

Một, ý kiến của các đại biểu nêu về tình hình, thực trạng, những khó khăn trong đời sống và bất cập của chính sách và đề xuất một số giải pháp của các đại biểu Quốc hội là đúng với thực tế. Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã nhiều lần đề cập những nội dung này và chính vì vậy, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 24 -NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc và ban hành Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.

Theo tinh thần đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm chính trị cao, hoàn thành xây dựng Đề án Tổng thể và xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trình với Quốc hội. Được sự ủng hộ ngay từ đầu của đồng chí Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14, phê duyệt Đề án tổng thể và kỳ họp thứ 9 ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH14, phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đây là một quyết sách mang tính lịch sử và ngay sau đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết kèm theo kế hoạch chi tiết để thực hiện và hiện nay đã thành lập xong Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này, do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng ban, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Phó Trưởng ban Thường trực, đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi và đã thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý 4 năm 2020.

Ủy ban Dân tộc là cơ quan Thường trực cũng đã hoàn thành xây dựng 3 tiêu chí: tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; tiêu chí phân định nhóm dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và nhóm dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồng bộ để tổ chức thực hiện trong thời gian tới. Ủy ban Dân tộc cũng đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, đã tổng hợp và dự toán kinh phí ngân sách của giai đoạn 2021-2025 trình với Quốc hội. Tôi được biết, trong tài liệu của các vị đại biểu Quốc hội đã có nội dung này, nguồn vốn này cũng đã được bố trí trong giai đoạn 2021 và vốn trung hạn 2021-2025. Chúng tôi đã triển khai thực hiện rất công khai, minh bạch, đã thông báo nguồn vốn công khai đến 51 tỉnh thuộc khu vực. Trên cơ sở tiếp nhận lại thông tin của các tỉnh, chúng tôi đã làm việc với 15 tỉnh, sau làm việc chúng tôi đánh giá với nhận định rằng, đây là một quyết sách hết sức đúng đắn. Khi chúng ta thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia này sẽ giải quyết căn cơ những nội dung, những khó khăn, chắc chắn đời sống của đồng bào sẽ được nâng lên một bước.

Mới đây, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng kỳ họp thứ 13 chỉ đạo về kinh tế - xã hội năm 2021 đã ghi rõ là tổ chức thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó nhấn đậm nét về chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Như vậy, chúng ta cũng có thể chia sẻ được rằng giai đoạn này, từ Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành đã dành một sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo rất đồng bộ về các văn bản, quan điểm, chủ trương, đường lối, dự án của chúng ta đã có, bây giờ chỉ có triển khai thực hiện.

Các giải pháp các đại biểu Quốc hội đã nêu được thể hiện rất rõ, cụ thể trong nghị quyết của Quốc hội. Chúng tôi hứa sẽ thực hiện nghiêm túc và cầu thị nhất để chương trình mục tiêu quốc gia đạt được kết quả mong muốn.

Trong lúc tình hình đất nước còn khó khăn, ngân sách hạn hẹp, dịch COVID-19... nên nhiều chỉ tiêu thu không đạt. Quốc hội, Chính phủ, Trung ương Đảng đã dành đến gần 5 tỷ đôla, tức là 104.000 tỷ từ ngân sách Trung ương để đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong giai đoạn này, đây là một sự quan tâm rất đặc biệt, không phải là con số nhỏ.

Nhiều đại biểu đã chia sẻ về sự đau thương, mất mát của đồng bào miền Trung trong cơn bão, lũ vừa qua, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi thiệt hại nặng nề nhất cả về tài sản, tính mạng và cơ sở hạ tầng. Đảng và Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, toàn xã hội rất quan tâm. Ban Bí thư có chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ vào tận nơi, vào tận bệnh viện thăm bà con dân tộc thiểu số bị thương vong và chỉ đạo cấp gạo, cấp tiền, không để dân bị đói, bị khát, không để bị bệnh mà không được cứu chữa. Chúng tôi hiểu đây không phải chỉ là mệnh lệnh của Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ, mà đây thực sự còn là một mệnh lệnh từ trái tim, một truyền thống rất là tốt đẹp của người Việt Nam. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã dành sự quan tâm rất đặc biệt. Quân đội, công an ngày đêm thực hiện chỉ đạo của cấp trên, để cứu giúp bà con, đưa cả trực thăng để rải đồ cứu trợ...

Trong hoạn nạn chúng tôi mới thấy được tình đồng chí, nghĩa đồng bào là rất quý. Với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cân đối lại nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia này theo đó sẽ ưu tiên tăng thêm cho các tỉnh ở vùng bị lũ lụt ở miền Trung để góp phần giải quyết nhà ở và phục hồi sinh kế cho đồng bào sớm ổn định cuộc sống.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành, các nhà khoa học nghiên cứu kỹ các yếu tố tự nhiên, xã hội tìm nguyên nhân và giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, như thế chúng tôi cho rằng cần thiết và rất kịp thời. Đánh giá khả quan của chúng ta bây giờ, kết luận do cái gì, theo tôi cũng chưa đầy đủ và chưa có sức thuyết phục. Độ che phủ rừng của nước ta trên 42% so với nước ngay bên cạnh chúng ta là 26% thì của chúng ta không phải là thấp.

Nhưng báo cáo với các đại biểu là mưa dồn dập với lưu lượng rất lớn, thời gian kéo dài, độ dốc cao mà đặc điểm của miền Trung là độ dốc lại chảy từ miền núi xuống miền biển. Một độ dốc rất cao, với một lưu lượng lớn như thế thì ngăn cản dòng chảy này tức thì ở thời điểm đó không phải là dễ dàng. Và lúc này, theo chúng tôi, chỉ đạo để ứng cứu, giúp đồng bào ổn định cuộc sống là quan trọng nhất. Mọi thứ khác chúng ta sẽ giải quyết dần và trước những sự việc phức tạp, khó khăn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Nếu chúng ta ứng xử thật lòng thì khó mấy chúng ta cũng có cách giải quyết.

Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội!

*Tựa đề cho Báo Dân tộc và Phát triển đặt 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Tin nổi bật trang chủ
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 2 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.