Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ Các chương trình, chính sách dân tộc: Nâng cao đời sống của đồng bào DTTS

Trọng Bảo - 09:56, 28/09/2020

Thời gian qua, các chương trình, chính sách dân tộc đã từng bước giúp đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai phát huy được tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế; thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm, đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập. Nhằm đánh giá hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc cũng như công tác chuẩn bị của địa phương cho việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai Nông Đức Ngọc
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai Nông Đức Ngọc

Các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào DTTS đã tác động như thế nào đến việc phát triển KT-XH của tỉnh, thưa ông?

Lào Cai là tỉnh có đông DTTS sinh sống (chiếm trên 66,3% dân số toàn tỉnh). Cùng với các chính sách của Trung ương, hằng năm tỉnh đều dành trên 70% ngân sách đầu tư vào vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng đồng bào vùng DTTS. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS đã được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Hết năm 2019, thu nhập của người dân vùng nông thôn đạt 26 triệu đồng/người (năm 2019), tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5 - 6%/năm.

Hiện 100% số xã trên địa bàn có đường ô tô đến trung tâm xã với 142/143 xã có đường kiên cố, gần 100% thôn bản có đường giao thông với 80% số thôn có đường bê tông; 100% các xã trên địa bàn tỉnh đều có trường, lớp học kiên cố; trên 80% diện tích đất ruộng nước đã chủ động được nước tưới tiêu; 100% số xã, 91,4% thôn có điện lưới quốc gia, 94,3% hộ gia đình có điện sinh hoạt, phục vụ sản xuất… 

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ người DTTS được quan tâm, nhiều cán bộ người DTTS của tỉnh đã và đang giữ các chức vụ lãnh đạo ở Trung ương và lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Số cán bộ người DTTS chiếm trên 29% tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh, có 3/6 đại biểu Quốc hội là người DTTS (Mông, Giáy, Phù Lá)…

Ông có thể cho biết, trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Lào Cai còn những khó khăn, vướng mắc gì? Đề xuất, kiến nghị của địa phương?

Công tác dân tộc cũng như việc thực hiện các chính sách dân tộc tại tỉnh Lào Cai hiện còn gặp nhiều khó khăn như: Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân, đặc biệt là ở các vùng đồng bào DTTS sinh sống. 

Kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, vùng cao chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển. Tỷ lệ hộ cận nghèo còn cao, tái nghèo còn nhiều; những vấn đề xã hội như: Xuất cảnh trái phép đi Trung Quốc làm thuê, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn xảy ra. Một số chính sách đầu tư dàn trải, chồng chéo; không có hướng dẫn cụ thể, khó khăn trong việc tham mưu triển khai thực hiện dẫn đến hiệu quả không cao… 

Để từng bước tháo gỡ những khó khăn này, tỉnh Lào Cai đề nghị Chính phủ tiếp tục ban hành chủ trương tăng cường nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, KT-XH có trọng tâm cho vùng đồng bào miền núi, vùng cao, vùng ĐBKK. Có chính sách đặc thù với khu vực biên giới nhằm phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh trật tự, giải quyết việc làm… Tăng suất đầu tư từ hỗ trợ trực tiếp sang hình thức hỗ trợ đầu tư hoặc hình thức cho vay, hỗ trợ lãi suất nhằm nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm, ý thức vươn lên của các đối tượng hưởng lợi; đồng thời nâng cao tính ổn định, bền vững, hiệu quả của các chính sách.

Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân xã Quang Kim, huyện Bát Xát
Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân xã Quang Kim, huyện Bát Xát

Thời gian tới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 sẽ được triển khai. Ông có thể cho biết, Lào Cai đã có sự chuẩn bị như thế nào để việc triển khai Đề án được thuận lợi và hiệu quả nhất?

Ngày 27/4/2020, Tỉnh ủy Lào Cai đã có Văn bản số 2645-CV/TU chỉ đạo về việc triển khai Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc, văn bản cũng đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh cụ thể hóa, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị gắn với Nghị quyết số 88/NQ/2019/QH14 của Quốc hội về Phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện, tình hình của tỉnh.

Hiện nay các đơn vị, địa phương đang tham gia vào dự thảo của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc, gắn với thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14.

Ban Dân tộc đã tổ chức họp, bàn đưa ra những ý kiến đóng góp vào bản dự thảo do Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và cũng đã quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị về việc tham mưu triển khai thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc và Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Ngày 31/3, Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, ngày Hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2025, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 11 - 13/4, với sự tham gia của hơn 900 nghệ nhân, đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 2 phút trước
Ngày 31/3, Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, ngày Hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2025, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 11 - 13/4, với sự tham gia của hơn 900 nghệ nhân, đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 4 phút trước
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Kon Tum đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.
Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 8 phút trước
Tỉnh Sơn La vừa điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) theo hướng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng.
Lên Bắc Hà, cùng khám phá sắc màu chợ phiên

Lên Bắc Hà, cùng khám phá sắc màu chợ phiên

Sắc màu 54 - Hà Phương - 10 phút trước
Chợ phiên Bắc Hà không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn ghi dấu trên bản đổ du lịch Đông Nam Á. Phiên chợ lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống và sắc màu cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc.
Tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả làng Đông Sơn

Tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả làng Đông Sơn

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 13 phút trước
Ngày 31/3 (tức ngày 3/3 năm Ất Tỵ), UBND phường Hàm Rồng (Tp. Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả, làng Đông Sơn, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến chiêm bái.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi công cầu đường bộ Bát Xát - Bá Sái qua sông Hồng

Khởi công cầu đường bộ Bát Xát - Bá Sái qua sông Hồng

Tin tức - Trọng Bảo - 15 phút trước
Sáng 31/3, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Dự án cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc). Tham dự buổi Lễ khởi công có lãnh đạo Bộ Xây dựng, lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Mèo Vạc (Hà Giang) xóa trắng tà đạo “San sư khẻ tọ”

Mèo Vạc (Hà Giang) xóa trắng tà đạo “San sư khẻ tọ”

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 17 phút trước
Những năm qua, tà đạo “San sư khẻ tọ” đã xâm nhập vào đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự và bức xúc trong cộng đồng. Tuy nhiên, với việc linh hoạt triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, trong đó có công tác dân vận khéo nhiều hộ theo tà đạo “San sư khẻ tọ” ở huyện Mèo Vạc đã quay trở lại thờ cúng tổ tiên theo phong tục truyền thống.
“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 3 giờ trước
Vừa qua, Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tác phẩm “Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A.
Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 3 giờ trước
Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Ngày 30/3, Sở Văn hóa Thể thao TP. Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Điện Huệ Nam". Trước đó, ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống “Lễ hội Điện Huệ Nam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.