Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Nam: Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV, năm 2024 thành công tốt đẹp

Ngọc Thu - 4 giờ trước

Trong 2 ngày 23 - 24/9, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, đổi mới sáng tạo, hội nhập, vươn lên phát triển”. Dự và chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết; cùng 250 đại biểu đại diện 37 thành phần dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Nam
Quang cảnh Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là tỉnh miền núi, có 18 huyện, thị xã, thành phố, với 70 xã thuộc vùng DTTS. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm 9,4% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III - năm 2019 và các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc; công tác chăm lo, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ở vùng đồng bào DTTS và miền núi luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp, các ngành quan tâm chú trọng. 

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam dự Đại hội
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam dự Đại hội

Theo đó, nhiều chương trình, dự án được ưu tiên triển khai trên địa bàn miền núi, nhất là 3 Chương trình MTQG cơ bản phát huy được hiệu quả. Trong giai đoạn 2021 - 2024, tổng nguồn vốn đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi khoảng 7.828,6 tỷ đồng; có 94 cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhận kết nghĩa với 66 xã miền núi; 9 huyện, thị xã, thành phố đồng bằng kết nghĩa với 9 huyện miền núi và kết nghĩa, đỡ đầu 14 xã biên giới.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông thăm hỏi, động viên đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông với các Đại biểu tham dự Đại hội

Đến nay, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đạt 24,13 triệu đồng/năm (tăng gần 8 triệu đồng so với thời điểm năm 2019); tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS, miền núi giảm còn 22,05% (cả tỉnh còn 5,7%); số xã miền núi đạt chuẩn nông thôn mới là 33/93 xã (cả tỉnh 123/194 xã); có 98,81% thôn có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; 84/199 trường học đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 42,21%; 100% đồng bào DTTS được tham gia đóng bảo hiểm y tế…

Công tác phát triển nguồn nhân lực, nhất là xây dựng đội ngũ nhân lực người đồng bào DTTS được thực hiện đồng bộ trong tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm. Đến nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trên toàn tỉnh là 3.751 người, chiếm tỷ lệ 10,5% tổng số cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Trong đó, có 658 cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS đang công tác tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh, chiếm tỷ lệ 6,4%; số cán bộ, công chức người DTTS là đại biểu HĐND các cấp là 1.243 người, chiếm tỷ lệ 21%.

Tại Đại hội, đại biểu đã nghe đại diện những điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời, chia sẻ những cách làm hay, những kinh nghiệm thực tế thực hiện chương trình MTQG; kinh nghiệm phát huy vai trò Người có uy tín trong công tác vận động đồng bào DTTS góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông phát biểu chỉ đạo tại Đại hội
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông phát biểu chỉ đạo tại Đại hội

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông nhấn mạnh: Đại hội đại biểu các DTTS được tổ chức định kỳ 5 năm 1 lần đối với cấp tỉnh, cấp huyện và 10 năm đối với cấp Trung ương. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng đối với các tầng lớp Nhân dân và đồng bào các DTTS trong cả nước, thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là diễn đàn để đồng bào gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và bày tỏ tâm tư nguyện vọng với Đảng và Nhà nước.

Qua 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III, bên cạnh những thành tựu đạt được đáng phấn khởi, đồng bào các DTTS tỉnh Quảng Nam vẫn phải đối mặt những khó khăn, thách thức. Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội khóa XIV phê duyệt Đề án tổng thể và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030...

Cùng với đó, tiếp tục đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, với quyết tâm chính trị cao nhất, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển KT-XH, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS, thực hiện hiệu quả 3 Chương trình MTQG, nhất là Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Đại hội
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Đại hội

Bên cạnh đó, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, nhất là cán bộ người DTTS tại chỗ và cán bộ DTTS rất ít người, tăng cường cán bộ có năng lực, tâm huyết đến công tác tại các địa bàn khó khăn; phát huy vai trò của Người có uy tín và mọi tầng lớp Nhân dân trong xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhất là các địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa; chủ động xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, gắn với thế trận lòng dân vững chắc. Chủ động giải quyết tốt mọi mâu thuẫn, vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở; tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn, bản, khu dân cư đoàn kết, bình yên và phát triển.

Tỉnh Quảng Nam cần quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các DTTS; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho thanh niên người DTTS; quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các DTTS; xóa bỏ các hủ tục; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho thanh niên DTTS.

Các đại biểu tại Đại hội ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
Các đại biểu tại Đại hội ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Đồng thời, tỉnh cần phát huy tính tự lực, tự cường của các dân tộc và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, tin tưởng và chung sức, đồng lòng cùng cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện thắng lợi Quyết tâm thư của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV, năm 2024, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và các sự kiện chính trị lớn của đất nước.

Với truyền thống cách mạng của tỉnh Quảng Nam và sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng rằng tỉnh Quảng Nam sẽ có những bước phát triển đột phá, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, hăng hái thi đua lao động sản xuất, tương trợ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, thách thức xây dựng vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam giàu về kinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc, vững về quốc phòng, an ninh.

Dự và phát biểu tại Đại hội, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết cũng đề ra các nhiệm vụ để để đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam phát triển hơn; khối Đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, củng cố hơn như: Tiếp tục quán triệt, tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH nhằm chăm lo, cải thiện hơn nữa chất lượng cuộc sống đồng bào các DTTS.

Cùng với đó, tăng cường cơ hội để đồng bào được tiếp cận tốt hơn, công bằng hơn đối với thành quả phát triển KT-XH của đất nước và của tỉnh; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương thức triển khai thực hiện các chủ trương về công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; phát huy tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực, phấn đấu vươn lên của đồng bào các DTTS, đoàn kết giúp đỡ nhau giảm nghèo bền vững nhằm ổn định cuộc sống, từng bước làm giàu chính đáng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng dân tộc.

Các đại biểu tham dự Đại hội
Các đại biểu tham dự Đại hội

Đồng thời, chú trọng công tác xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ là người DTTS đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, của già làng, Người có uy tín ở vùng đồng bào DTTS trong xây dựng, củng cố khối Đại đoàn kết; trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua “Dân vận khéo” và các cuộc vận động do các cấp, các ngành tổ chức để tập hợp, thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp Nhân dân; đề cao cảnh giác và ngăn chặn, đẩy lùi những âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo… của các thế lực thù địch, phản động nhằm lừa gạt, lôi kéo, kích động đồng bào gây rối trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia, chia rẽ khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các đại biểu thông qua Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024
Các đại biểu thông qua Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Đại hội cũng thông qua Quyết tâm thư với các nhiệm vụ: Quyết tâm giữ vững và nâng cao tình đoàn kết anh em trong đại gia đình các dân tộc trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; Phấn đấu đến năm 2030 giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS trến 5%/ năm; Tích cực thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, tranh thủ các nguồn lực đầu tư, phát huy nội lực phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi…

Dịp này, thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông đã trao Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho 1 tập thể và 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho 4 cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển các dân tộc Việt Nam.

Thừa uỷ quyền Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho các cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển các dân tộc Việt Nam
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông Thừa ủy quyền trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho các cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển các dân tộc Việt Nam

Tại Đại hội, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã tặng Bằng khen cho 3 tập thể, 12 cá nhân đã có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2019 - 2024.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tặng Bằng khen cho 3 tập thể, 12 cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tặng Bằng khen cho 3 tập thể, 12 cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc

Nhân dịp này, Ban Tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Nam đã phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, với tổng số tiền hơn 82 triệu đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT

Kon Tum: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT

Với vai trò, trách nhiệm với cộng đồng, Người có uy tín ở khắp các thôn, làng vùng đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum vẫn luôn theo dõi sát sao những hoạt động của người dân trong thôn, làng. Nắm bắt kịp thời những câu chuyện hằng ngày xung quanh việc về phát triển KT-XH và kể cả những câu chuyện về tình cảm của con em trong các gia đình. Qua đó, kịp thời tuyên truyền, vận động và có giải pháp để không diễn ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Quy hoạch tỉnh giúp Đồng Nai "kết nối, hội nhập và cất cánh"

Thủ tướng: Quy hoạch tỉnh giúp Đồng Nai "kết nối, hội nhập và cất cánh"

Dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Vị thế và vai trò của tỉnh Đồng Nai ngày càng được khẳng định trong chiến lược phát triển chung của cả nước, là mắt xích quan trọng của Đông Nam Bộ, là cực tăng trưởng của vùng và cả nước; Đồng Nai có những điểm tựa vững chắc để phát triển vượt bậc và Quy hoạch tỉnh sẽ giúp Đồng Nai “kết nối, hội nhập và cất cánh”.
Kon Tum: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT

Kon Tum: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Với vai trò, trách nhiệm với cộng đồng, Người có uy tín ở khắp các thôn, làng vùng đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum vẫn luôn theo dõi sát sao những hoạt động của người dân trong thôn, làng. Nắm bắt kịp thời những câu chuyện hằng ngày xung quanh việc về phát triển KT-XH và kể cả những câu chuyện về tình cảm của con em trong các gia đình. Qua đó, kịp thời tuyên truyền, vận động và có giải pháp để không diễn ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận các Bảo vật quốc gia dịp Lễ hội Katê

Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận các Bảo vật quốc gia dịp Lễ hội Katê

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Dịp Lễ hội Katê năm nay, 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 12, năm 2023), trong đó, tỉnh Ninh Thuận có 2 hiện vật và tỉnh Bình Thuận có 1 bảo vật liên quan đến di sản văn hóa Chăm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chúc mừng Tết Katê của đồng bào Chăm tại Bình Thuận

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chúc mừng Tết Katê của đồng bào Chăm tại Bình Thuận

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - N.Triều - 1 giờ trước
Ngày 24/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho đồng bào Chăm tại huyện Bắc Bình (Bình Thuận) nhân dịp Lễ hội Katê (Tết Katê) năm 2024.
Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão số 3

Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão số 3

Tin tức - Nguyễn Hoa - 3 giờ trước
Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại bão số 3 (bão Yagi) vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp sức cho sản phẩm OCOP thông qua xúc tiến thương mại

Tiếp sức cho sản phẩm OCOP thông qua xúc tiến thương mại

Kinh tế - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Sau 6 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (sản phẩm OCOP), chương trình đã mở rộng triển khai ở 63/63 tỉnh, với 13.368 sản phẩm. Đặc biệt, từ các hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy tiêu thụ, chắp cánh sản phẩm OCOP vươn xa.
Hội hoa đăng trên dòng Lục Đầu huyền thoại

Hội hoa đăng trên dòng Lục Đầu huyền thoại

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển ngày 23/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ bằng những việc làm thiết thực. Hội hoa đăng trên dòng Lục Đầu huyền thoại. Quả ngọt nơi đất lành. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trong thế giới đắm say từ âm thanh tre nứa

Trong thế giới đắm say từ âm thanh tre nứa

Sắc màu 54 - Lê Hường - 3 giờ trước
Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có rất nhiều nhạc cụ được chế tác từ tre nứa tạo ra thế giới âm thanh mê đắm lòng người. Từ những nhạc cụ truyền thống, các nghệ sĩ, nhạc sĩ còn sáng tạo, chế tác thêm các nhạc cụ mới càng làm phong phú thêm kho tàng nhạc cụ bằng tre nứa.
Những cuộc di cư bất đắc dĩ vì... sạt lở đất

Những cuộc di cư bất đắc dĩ vì... sạt lở đất

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Thành lệ, mỗi khi có mưa kéo dài, nhiều hộ gia đình vùng miền núi Nghệ An lại tất tả di cư để bảo vệ tính mạng. Những cuộc di cư bất đắc dĩ ấy, lại khởi đầu cho một cuộc sống mới khó khăn, vất vả hơn khi mà chốn ở cũ đã bị núi sụt, lũ quét vùi lấp.
Quảng Ninh: Giải quyết khó khăn cho người trồng rừng sau cơn bão số 3

Quảng Ninh: Giải quyết khó khăn cho người trồng rừng sau cơn bão số 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Bão số 3 đi qua, người trồng rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xót xa, bởi sự tàn phá của thiên nhiên đã kéo theo cả cơ nghiệp bao năm lao động của gia đình. Xây dựng cơ chế, chính sách để khôi phục sản xuất lâm nghiệp là một trong những vấn đề cấp thiết mà tỉnh Quảng Ninh đang quan tâm thực hiện.
Chàng trai người Pa Cô làm giàu trên miền đất khó Hồng Thái

Chàng trai người Pa Cô làm giàu trên miền đất khó Hồng Thái

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Sinh cơ, lập nghiệp ở xã miền núi Hồng Thái, huyện A lưới (Thừa Thiên Huế), chàng trai người Pa Cô Nguyễn Văn Mạnh đã “kiến tạo” cho gia đình mình được mô hình kinh tế hiệu quả bền vững. Nguyễn Văn Mạnh là một trong số những gương mặt tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS từng được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
Gia Lai: Khảo sát tiềm năng phát triển du lịch nông thôn

Gia Lai: Khảo sát tiềm năng phát triển du lịch nông thôn

Tin tức - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Từ ngày 23 - 25/9, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức Đoàn khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại các huyện Kbang, Mang Yang, Chư Păh. Tham gia khảo sát có lãnh đạo Hiệp hội Du lịch tỉnh; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch; đại diện các Phòng Văn hóa - Thông tin huyện.