Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình

PV - 17:35, 08/09/2024

Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã tới chia buồn cùng gia đình nạn nhân bị sạt lở vùi lấp ngôi nhà làm 4 người tử vong; thị sát, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hòa Bình và làm việc với tỉnh Hòa Bình về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão và công tác ứng phó thiên tai.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm việc với tỉnh Hòa Bình về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão và công tác ứng phó thiên tai - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm việc với tỉnh Hòa Bình về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão và công tác ứng phó thiên tai - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Cùng đi có đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình; đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình.

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có mưa vừa, mưa to đến mưa rất to, lượng mưa từ các trạm đo mưa tự động đo được lớn nhất đạt 447,8mm.

Các tuyến đường tại các huyện đã xảy ra tình trạng sạt lở, gây ách tắc giao thông cục bộ. Đặc biệt nghiêm trọng, sạt lở đất từ trên đồi vùi lấp ngôi nhà 1 hộ dân, đã làm 4 người chết và 1 người bị thương.

Vào khoảng 0h ngày 8/9, tại xóm Chầm, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) xảy ra sạt lở đất từ trên đồi vào nhà của gia đình ông Xa Văn Sộm làm ngôi nhà bị sập hoàn toàn - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
Vào khoảng 0h ngày 8/9, tại xóm Chầm, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) xảy ra sạt lở đất từ trên đồi vào nhà của gia đình ông Xa Văn Sộm làm ngôi nhà bị sập hoàn toàn - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Cụ thể, vào khoảng 0h ngày 8/9, tại xóm Chầm, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã xảy ra sạt lở đất từ trên đồi vào nhà của gia đình ông Xa Văn Sộm (sinh năm 1973) làm ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Vụ sạt lở đã làm 4 người tử vong, 1 người bị thương.

Hiện tuyến đường tỉnh 433 bị sạt lở nhiều gây tắc đường, UBND huyện Đà Bắc đã chỉ đạo thực hiện phương châm "4 tại chỗ", huy động lực các lượng công an, dân quân xã... cùng người dân đến cứu nạn, cứu hộ.

UBND huyện Đà Bắc chỉ đạo các lực lượng chức năng và các xã, thị trấn căng dây, cắm biển cảnh báo tại những điểm sạt lở, biển cảnh báo ngầm tràn khu vực nguy hiểm trên tuyến đường; tiếp tục kiểm tra theo dõi diễn biến sạt lở.

Cụ thể, vào khoảng 0h ngày 8/9, tại xóm Chầm, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã xảy ra sạt lở đất từ trên đồi vào nhà của gia đình ông Xa Văn Sộm (sinh năm 1973) làm ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Vụ sạt lở đã làm 4 người tử vong, 1 người bị thương.
Cụ thể, vào khoảng 0h ngày 8/9, tại xóm Chầm, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã xảy ra sạt lở đất từ trên đồi vào nhà của gia đình ông Xa Văn Sộm (sinh năm 1973) làm ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Vụ sạt lở đã làm 4 người tử vong, 1 người bị thương

Thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến cơn bão số 3 để có các biện pháp chủ động ứng phó; thực hiện nghiêm các công điện, văn bản chỉ đạo của tỉnh, huyện về ứng phó với cơn bão số 3.

Trước tình hình mưa bão vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện sơ tán 1.228 hộ dân đến nơi trú ẩn an toàn (thành phố Hòa Bình 236 hộ; Lương Sơn 45 hộ; Cao Phong 82 hộ; Tân Lạc 154 hộ; Mai Châu 57 hộ; Kim Bôi 30 hộ; Lạc Thủy 134 hộ; Yên Thủy 60 hộ; Lạc Sơn 125 hộ; Đà Bắc 305 hộ).

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc thị sát, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hòa Bình - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc thị sát, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hòa Bình - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo tỉnh Hòa Bình đã khảo sát trực tiếp các điểm sạt lở trên địa bàn huyện Đà Bắc và đến thăm hỏi, chia buồn với gia đình nạn nhân vụ sạt lở; động viên thân nhân gia đình sớm vượt qua đau thương, mất mát.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng đề nghị lãnh đạo tỉnh Hòa Bình có các biện pháp hỗ trợ để gia đình sớm ổn định cuộc sống.

Khảo sát các điểm sạt lở, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tỉnh Hòa Bình tiếp tục khảo sát các địa điểm có nguy cơ sạt lở cao để có biện pháp hợp lý, bảo đảm an toàn cho người dân.

Sau khi đi khảo sát, Phó Thủ tướng đã làm việc với tỉnh Hòa Bình về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân bị sạt lở vùi lấp ngôi nhà làm 4 người tử vong - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân bị sạt lở vùi lấp ngôi nhà làm 4 người tử vong - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long cho biết: Địa hình Hòa Bình bị chia cắt; toàn tỉnh có 135 điểm nguy cơ cao về sạt lở, 13 điểm thường xuyên bị lũ ống, lũ quét. Tỉnh cũng có hơn 140 hồ đập xuống cấp; 15 tỉnh lộ có nguy cơ sạt lở,…

Chủ động ứng phó cơn bão số 3, lần đầu tiên tỉnh di dời hơn 1.300 hộ gia đình ra khỏi những nơi nguy cơ cao đến nơi an toàn; tỉnh cũng cho học sinh nghỉ đến hết thứ Hai (khi nước rút khỏi các ngầm tràn); dừng các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời…

Cả hệ thống chính trị của tỉnh đã vào cuộc, phân công cụ thể lãnh đạo tỉnh phụ trách từng địa bàn, các lực lượng chủ chốt ứng trực 100% quân số, để ứng phó bão theo phương châm 4 tại chỗ.

Về vụ việc sạt lở xảy ra ở Đà Bắc làm 4 người tử vong, Bí thư Tỉnh ủy bày tỏ: Đây là một nỗi đau, nằm ngoài dự tính của cơ quan chức năng bởi "nhà xây kiên cố, ta luy thấp, cách ta luy 30m; không thuộc khu vực nguy hiểm".

Tỉnh Hòa Bình đề xuất phải xây dựng chiến lược về phòng chống bão lũ và biến đổi khí hậu cho toàn quốc để đầu tư nguồn lực một cách tổng thể, tránh "ăn đong" trong công tác ứng phó thiên tai, nhất là khu vực miền Trung và các tỉnh Tây Bắc.

Hòa Bình cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan có liên quan xây dựng mạng lưới các trạm quan trắc thiên tai, sạt lở… để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát sạt trượt; giảm thiểu tác động của thiên tai đối với đời sống con người.

Đồng thời, có cơ chế chính sách di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, xây dựng khu tái định cư để di dân tập trung; hỗ trợ các tỉnh miền núi phía Bắc xây thêm các cầu để thay thế các ngầm, cũng như đê kè chống sạt lở,… để giảm bớt nguy hiểm cho người dân.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc thị sát, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hòa Bình - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc thị sát, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hòa Bình - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, cơn bão số 3 làm 17 người chết; nhiều địa phương bị ảnh hưởng nặng nề; Chính phủ đang dồn toàn lực để khắc phục sớm nhất hậu quả bão số 3, giúp Nhân dân sớm ổn định cuộc sống.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đánh giá cao tỉnh Hòa Bình đã vào cuộc quyết liệt, chủ động, giảm thiểu hậu quả do bão số 3 gây ra và kịp thời khắc phục hậu quả.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về việc hỗ trợ kinh phí phòng chống thiên tai; kinh phí giúp người dân khôi phục sản xuất kinh doanh; bảo đảm thực phẩm… theo tinh thần không để người dân không có cái ăn, không có chỗ.

Về những việc cần làm, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo tỉnh Hòa Bình khẩn trương khắc phục các điểm sạt lở trên các tuyến đường, "việc khắc phục sạt lở đường sá phải làm khẩn trương, hiệu quả".

"Phải khắc phục ngay, nhanh nhất hệ thống đường sá, điện, viễn thông, trường học, bệnh viện,… bị ảnh hưởng do bão và mưa lũ sau bão", Phó Thủ tướng yêu cầu.

Đồng thời phải làm và sửa chữa ngay nhà cho người dân có nhà bị sập đổ, ảnh hưởng do bão. "Đã làm phải đàng hoàng và bảo đảm an toàn", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Hòa Bình phải tập trung nghiên cứu, triển khai các biện pháp phòng chống sạt lở hiệu quả để bảo đảm đời sống an toàn, ổn định lâu dài cho người dân…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 02/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”.
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Phương Nghi - 8 giờ trước
Qua gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh việc hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề cho người dân... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 8 giờ trước
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận DVCTT đối với người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiếp cận DVCTT là tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của DVC, từ đó nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ này.
Ông Tà Thía Ca - Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Raglay

Ông Tà Thía Ca - Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Raglay

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 8 giờ trước
Ông Tà Thía Ca là Người có uy tín thôn Rồ Ôn thuộc xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Ông tận tâm chăm lo xây dựng bản làng vùng đồng bào Raglay ngày càng no ấm, bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Quảng Ninh: Huy động tổng lực tái thiết trường học sau bão lũ

Quảng Ninh: Huy động tổng lực tái thiết trường học sau bão lũ

Giáo dục - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Mặc dù có tới 60% cơ sở giáo dục trên địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề cơn bão số 3; tuy nhiên chỉ sau 2 tuần khi cơn bão đi qua, hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản ổn định trở lại. Đặc biệt, mới đây Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số 42/2024/NQ-HĐND "Về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3, trong đó có chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh, góp phần giảm bớt khó khăn cho các gia đình sau bão lũ, giúp các em học sinh yên tâm đến trường.
Bắc Giang tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật

Bắc Giang tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 8 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn huyện Lục Nam.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Thủ lĩnh của sự thay đổi” - Những “hạt nhân” tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới ở Kbang

“Thủ lĩnh của sự thay đổi” - Những “hạt nhân” tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới ở Kbang

Giáo dục - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là một trong các mô hình cốt lõi của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025. Tại huyện Kbang (Gia Lai), CLB đã trang bị cho học sinh DTTS nhiều kiến thức, kỹ năng hữu ích để các em tự tin nói lên tiếng nói của mình.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang: Nhìn lại chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang: Nhìn lại chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Vinh - 8 giờ trước
Ngày 06/10/1975, lực lượng Công an vũ trang tỉnh Rạch Giá, nay là Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang chính thức triển khai trong phạm vi toàn tỉnh. Từ đây, bắt đầu chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang. Và ngày 26/10/2018, Bộ Tư lệnh Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã ra Quyết định số 4424/QĐ-BTL công nhận ngày 06/10/1975 là Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang...
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) phát triển AI tạo sinh từ góc nhìn thực tiễn

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) phát triển AI tạo sinh từ góc nhìn thực tiễn

Khoa học - Công nghệ - Vân Khánh - 8 giờ trước
Tại Lễ Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 vừa được tổ chức ngày 1/10, VNPT mang tới những góc nhìn thực tiễn về loạt công nghệ tiên tiến, trong đó nổi bật là những ứng dụng từ AI tạo sinh (Generative AI).
Lập làng, dựng bản sau sạt lở

Lập làng, dựng bản sau sạt lở

Vấn đề - Sự kiện - Thanh Hải - 8 giờ trước
Thiên tai vừa lắng xuống, những cuộc mở đường, tìm đất lập làng, dựng bản đã bắt đầu đầy rốt ráo, như chính niềm mong ngóng an cư, tái thiết cuộc sống của người dân. Lập làng, dựng bản dẫu khẩn trương, cấp bách nhưng không thể không kỹ lưỡng...
Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Tin tức - Lâm Tấn Bình - 8 giờ trước
Lễ hội Katê năm 2024 tại đền thờ Po Nit - Di tích lịch sử cấp Quốc gia (thuộc thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) diễn ra với quy mô hoành tráng, thu hút hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách đến tham gia hành hương vui hội.