Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc cổ ở Thành nhà Hồ

Quỳnh Trâm - 10:23, 26/07/2022

Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam vừa có báo cáo sơ bộ kết quả khai quật đường Hoàng Gia - nội thành Di sản thế giới Thành nhà Hồ năm 2021 - 2022.

Toàn cảnh khu vực đường Hoàng Gia từ cổng Nam lên khu vực chính điện thành Nhà Hồ nhìn từ trên cao
Toàn cảnh khu vực đường Hoàng Gia từ cổng Nam lên khu vực chính điện thành Nhà Hồ nhìn từ trên cao

Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) nằm trên địa bàn hai xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397, từng được coi là kinh đô, trung tâm văn hóa chính trị xã hội của nước Đại Ngu, dưới triều Hồ.

Trải qua hơn 600 năm tồn tại, với bao biến cố của lịch sử, ngày 27/6/2011, Thành nhà Hồ chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Trong kế hoạch quản lý, bảo tồn Thành nhà Hồ, UNESCO đặc biệt chú ý việc bảo vệ và nghiên cứu đường Hoàng Gia, nhằm làm rõ hiện trạng và dấu tích các cung điện được dự đoán sẽ nằm dọc theo đường Hoàng Gia.

Từ ngày 25/11/2021 đến 30/7/2022, Viện Khảo cổ học và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã tiến hành khai quật khảo cổ đường Hoàng Gia với tổng diện tích 14.000 m2. Con đường Hoàng gia (hay Ngự đạo) là con đường Hoàng đế đi, nằm ở chính giữa Kinh đô theo trục Bắc - Nam trong quy hoạch tổng thể của các Kinh đô cổ phương Đông.

Nhiều dấu tích được phát lộ trong quá trình khai quật khảo cổ
Nhiều dấu tích được phát lộ trong quá trình khai quật khảo cổ

Cuộc khai quật năm 2021 - 2022 chủ yếu tập trung vào khu vực trung tâm nội thành và được phân làm 2 khu: Khu A là khu vực các hố đào ở phía Bắc trục đường Đông - Tây với tổng diện tích 3.500 m2; khu B là khu vực các hố đào ở phía Nam dọc đường Đông - Tây với tổng diện tích 9.500 m2.

PGs.Ts. Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: Cuộc khai quật đã làm rõ địa tầng từ con đường hiện đại đến dấu tích móng, nền của con đường thời nhà Hồ gồm 3 lớp chính, tương ứng với 3 giai đoạn của con đường.

Trong lần khai quật này, kết quả mang về, đặc biệt nhất là dọc theo con đường Hoàng Gia, đã phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc quan trọng của kinh đô. Trên trục đường Hoàng Gia tại các khu A, B hiện đã xuất lộ hàng chục dấu tích kiến trúc lớn của kinh đô.

Tại khu A, các kiến trúc đã xuất lộ trong các năm 2020 và 2021 với cụm kiến trúc trung tâm tại khu vực Nền Vua.

Tại khu B, từ cuối năm 2021 đến tháng 7/2022, cuộc khai quật cũng đã tiếp tục làm xuất lộ 2 kiến trúc cổng và 1 cụm kiến trúc trung tâm tại khu vực đang có 2 thành bậc đá chạm rồng thời Trần - Hồ.

Đặc biệt dấu tích cụm kiến trúc con Rồng được đánh giá là kiến trúc quan trọng xét về mặt vị trí và thực trạng quy mô khá to lớn của kiến trúc và nằm gần ở vị trí có thành bậc đá chạm rồng thời Trần - Hồ, dự đoán có thể nơi đây sẽ tìm thấy dấu tích Chính điện của triều Hồ.

Ông Nguyễn Bá Linh - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ nhận xét: Tuy chưa khai quật hết, nhưng có thể tính toán đối xứng từ tâm kiến trúc tương ứng với tâm của con đường Hoàng Gia, kiến trúc này nếu xuất hiện đầy đủ có thể có 9 gian.

Khu vực khảo cổ đường Hoàng Gia
Khu vực khảo cổ đường Hoàng Gia

Bên cạnh đó, nhiều loại hình gạch trang trí hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền thời Lý - Trần, hoa dây thời Lê sản xuất tại Thăng Long và nhiều loại hình gạch vuông, gạch chữ nhật, gạch trang trí có in chữ Hán được sản xuất tại Thành nhà Hồ tương tự như các cuộc khai quật trước đây. Ngoài ra, còn phát hiện được các mảnh lá đề trang trí rồng, mảnh ngói sen kép, ngói cong tráng men vàng thời Trần - Hồ.

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, đối với các kiến trúc đã xuất lộ trên trục đường Hoàng Gia, một yêu cầu lớn đặt ra là cần nghiên cứu vị trí và chức năng của các kiến trúc đã xuất lộ.

Muốn tìm hiểu điều này, đòi hỏi phải mở rộng công tác nghiên cứu tổng thể, khai quật khảo cổ học, nghiên cứu đối sánh cấu trúc của các kinh đô cổ ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Gs.Ts. Nguyễn Văn Kim - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia kiến nghị: Tỉnh Thanh Hóa cần tập trung việc giải phóng mặt bằng bên trong nội thành nhà Hồ để công tác khảo cổ học được nghiên cứu sâu, toàn diện hơn nữa, có sự so sánh với các di sản khác. Khẩn trương xây dựng bộ tư liệu chuẩn phục vụ đa mục tiêu trong việc tôn tạo, trùng tu, khôi phục, phát huy giá trị của Di sản Thành nhà Hồ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Trang phục và cổ phục thời Đinh” từ giá trị di sản đến ứng dụng trong các hoạt động văn hóa hiện đại

“Trang phục và cổ phục thời Đinh” từ giá trị di sản đến ứng dụng trong các hoạt động văn hóa hiện đại

Ngày 7/4, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khoa học “Trang phục và cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ linh Tráng sĩ - Bí ẩn mộ vua Đinh”.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.
Tri Tôn (An Giang): Tập trung nguồn lực phát triển sản xuất nâng cao đời sống đồng bào

Tri Tôn (An Giang): Tập trung nguồn lực phát triển sản xuất nâng cao đời sống đồng bào

Công tác Dân tộc - Phương Nghi - 8 phút trước
Tri Tôn là huyện miền núi, biên giới của tỉnh An Giang có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm 33,3%). Sau bốn năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phum sóc đang khởi sắc từng ngày, cuộc sống của người dân đổi thay mạnh mẽ.
Những bác sĩ của đồng bào Raglai

Những bác sĩ của đồng bào Raglai

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 13 phút trước
Đối với con em đồng bào DTTS ở các thôn làng vùng sâu, vùng xa, được tiếp cận với con chữ là một sự nỗ lực rất lớn và để học đến nơi đến chốn lại càng khó khăn hơn. Bằng nghị lực, quyết tâm của mình, những chàng trai dân tộc Raglai ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hoà) đã vượt lên muôn vàn khó khăn, theo đuổi con chữ, biến ước mơ làm bác sĩ trở thành sự thật. Giờ đây, họ đã được khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, mang kiến thức, nhiệt huyết của tuổi trẻ, hằng ngày chăm lo sức khỏe cho người dân.
Cổ tự Đại Tuệ trên đỉnh Thăng Thiên

Cổ tự Đại Tuệ trên đỉnh Thăng Thiên

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 16 phút trước
Đường lên dãy Đại Huệ, huyện Nam Đàn (Nghệ An) vi vút thông reo. Gió núi, mây ngàn hòa cùng bảng lảng sương mai càng làm cho Cổ tự Đại Tuệ thêm linh thiêng, huyền bí. Điều rất thú vị, đây là ngôi chùa duy nhất trên cả nước thờ Phật bà Đại Tuệ, thờ 5 vị vua cùng những kỷ lục Việt Nam rất đáng ngưỡng mộ.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại Trà Vinh

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại Trà Vinh

Thời sự - Như Tâm - Tào Đạt - 22 phút trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, ngày 9/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã dự Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại tỉnh Trà Vinh.
Đắk Nông: Người dân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách kịp thời

Đắk Nông: Người dân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách kịp thời

Kinh tế - Nguyễn Lương - Phương Linh - 1 giờ trước
Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông đã tập trung giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, giúp người dân trên địa bàn tỉnh kịp thời có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Dự án 1 (Chương trình MTQG 1719): Giải quyết những vấn đề cấp thiết để ổn định đời sống cho đồng bào DTTS

Dự án 1 (Chương trình MTQG 1719): Giải quyết những vấn đề cấp thiết để ổn định đời sống cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, các địa phương đã chú trọng đẩy mạnh hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề..., qua đó, đã giải quyết được những vấn đề cấp thiết, giúp đồng bào DTTS an cư, ổn định đời sống.
Nông dân Quảng Ngãi phấn khởi với giá ớt tăng 10 lần

Nông dân Quảng Ngãi phấn khởi với giá ớt tăng 10 lần

Kinh tế - Anh Trúc - 1 giờ trước
Tại Quảng Ngãi, giá ớt hiện dao động từ 65.000 - 72.000 đồng/kg, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.
Bình Dương: Khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới

Bình Dương: Khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới

Tin tức - Duy Chí - 2 giờ trước
Ngày 9/4, Đảng ủy UBND tỉnh Bình Dương khai giảng khóa II Lớp bồi dưỡng lý luận chính trị chính trị dành cho đảng viên mới kết nạp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Lớp bồi dưỡng được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với 250 học viên tham gia,
Dự án Hỗ trợ sản xuất giúp đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Dự án Hỗ trợ sản xuất giúp đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Những năm qua, để tạo sinh kế bền vững cho người dân, hầu hết các cấp, các ngành, địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đã tranh thủ phát huy hiệu quả các nguồn lực từ chương trình dự án, chính sách dân tộc cho công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề; đặc biệt là triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ sản xuất cho người dân.