Mặc dù chính quyền địa phương đã tăng cường tuyên truyền, triển khai nhiều giải pháp can thiệp, nhưng tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn còn diễn biến phức tạp dẫn đến nhiều hệ lụy.
Sử dụng phương thức giới thiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, lồng ghép với các chiêu trò khuyến mại, sau đó bán ra các sản phẩm kém chất lượng đang là cách thức được các nhóm đối tượng, tổ chức lừa đảo sử dụng để “móc túi” người dân vùng cao Điện Biên. Đáng lưu ý là ngoài sự nhẹ dạ, cả tin, ham hàng rẻ, ham đồ khuyến mại của đồng bào vùng cao thì còn có sự quản lý lỏng lẻo, thờ ơ của các cơ quan chức năng, chuyên môn.
Thời gian qua, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) luôn được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương Quảng Ninh quan tâm với nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, mô hình “tranh thủ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tham gia bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở” đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến ANTT.
Theo thống kê chưa đầy đủ từ đầu năm 2019 đến nay tại các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã xảy ra hơn chục trường hợp tự tử bằng lá ngón, trong đó, nhiều trường hợp đã tử vong. Thực trạng nhức nhối này đang gióng lên hồi chuông báo động về nỗi đau từ lá ngón vốn đã hoành hành ở địa bàn miền núi Nghệ An nhiều thập kỷ qua.
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân ở 3 xã: Nghĩa Đô, Tân Tiến và Vĩnh Yên của huyện Bảo Yên. Thông qua đối thoại, những tồn tại, vướng mắc trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, những vấn đề liên quan đến đời sống an sinh... đã được các cấp có thẩm quyền, đơn vị chức năng giải đáp thỏa đáng.
Bão số 3 gây mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất đã khiến hơn 10 người dân bản Sa Ná, xã Na Mèo (huyện Quan Sơn, Thanh Hoá) bị chết và mất tích; thiệt hại về kinh tế ước tính 120 tỷ đồng. Vì sao bản nghèo biên giới này lại chịu hậu quả nặng nề đến vậy? Kết quả điều tra của Tổng cục Khí tượng Thủy văn hé lộ bất ngờ, bên cạnh mưa lũ thì những thân gỗ lớn từ biên giới Việt-Lào là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại.
Sơn La là một trong những địa phương có tỷ lệ tảo hôn cao so với cả nước. Mặc dù chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, tuy nhiên vấn nạn này vẫn rất đáng báo động. Đặc biệt, ở nhiều bản làng vùng DTTS của tỉnh, tình trạng tảo hôn đang có chiều hướng gia tăng.
Những năm gần đây, hình ảnh những chiến sĩ Công an huyện Cư M’gar (tỉnh Đăk Lăk) mang máy ảnh và những dụng cụ chuyên môn đến các xã, thị trấn, địa bàn vùng đặc biệt khó khăn làm chứng minh thư Nhân dân (CMND) lưu động không còn xa lạ đối với người dân. Việc làm này đã tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại cho Nhân dân, đặc biệt là đối với đồng bào DTTS.
Năm 2017, toàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum có 75 cặp tảo hôn, đến cuối năm 2018, con số giảm còn 19 cặp (giảm 56 cặp so với 2017). Năm 2019, huyện Kon Rẫy đang tiếp tục nỗ lực phấn đấu giảm nhanh số cặp tảo hôn, tiến tới đẩy lùi tảo hôn ra khỏi địa bàn.
Từ 15/7 đến 14/8, cùng với lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) trên cả nước, lực lượng CSGT, Công an tỉnh Điện Biên đã ra quân thực hiện tổng kiểm soát đối với ô tô chở khách, xe container và mô tô (gọi tắt là Tổng kiểm soát)...
Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), mỗi năm, cả nước có khoảng gần 2 triệu lao động mới tham gia thị trường lao động, gần 100 nghìn doanh nghiệp mới ra đời. Nhiều doanh nghiệp mới, nhất là doanh nghiệp nhỏ không quan tâm và đầu tư về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) còn hạn chế. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ATVSLĐ là giải pháp thiết thực nhất nhằm phòng ngừa hiệu quả tai nạn lao động.
Vấn nạn “tín dụng đen” hoạt động ngày càng phức tạp mà phụ nữ là đối tượng dễ bị cuốn vào vòng xoáy này. Trước thực trạng nhiều gia đình nợ nần chồng chất, thậm chí bị chủ nợ đe dọa sức khỏe, tính mạng phải trốn khỏi địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Đăk Lăk đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền giúp phụ nữ nâng cao nhận thức nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi này.
Theo thống kê, trong 3 năm (2016-2018), toàn tỉnh Gia Lai có 4.110 cặp tảo hôn và 81 cặp hôn nhân cận huyết thống. Đáng chú ý, kết quả giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn cứ lên xuống theo kinh phí được cấp để thực hiện việc vận động, tuyên truyền.
Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 được Quốc hội khóa XIII ban hành ngày 20/6/2013, có hiệu lực ngày 01/01/2014. Qua 5 năm thực hiện, đã có hàng trăm ngàn vụ việc được cán bộ hòa giải tham gia giải quyết ngay từ đầu, góp phần ổn định an ninh trật tự ở cơ sở.
Những năm qua, xã biên giới Ia R’vê, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk đã xây dựng nhiều mô hình tự quản bảo vệ an ninh biên giới được các hội, đoàn thể và đông đảo Nhân dân hưởng ứng tham gia. Trong đó, mô hình “Câu lạc bộ (CLB) Phụ nữ không vi phạm quy chế biên giới” và “Thôn không có thanh niên vi phạm pháp luật” đang hoạt động rất hiệu quả.
Yang Mao là xã vùng sâu của huyện Krông Bông (Đăk Lăk). Toàn xã hiện có 1.140 hộ, 5.459 khẩu, trong đó 76,83% người dân là đồng bào M’nông và Ê-đê. Là địa phương còn gặp khó khăn về nhiều mặt. Nhờ làm rất tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa nên đến nay Yang Mao là địa phương duy nhất của huyện Krông Bông chưa phát hiện tình trạng người dân mua bán, tàng trữ, sử dụng các chất ma túy.
Nhằm nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông, đặc biệt là địa bàn vùng DTTS, thời gian qua, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Đăk Lăk đã thực hiện nhiều biện pháp đổi mới tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân về trật tự an toàn giao thông.
Thường xuyên phối hợp tuần tra đường biên cột mốc; đến từng gia đình tuyên truyền vận động bằng tiếng của người Mông, nắm bắt tâm tư nguyện vọng từng người dân; những lời nói của ông luôn là lời hiệu triệu trái tim, khối óc của đồng bào dân tộc Mông nơi biên ải làm theo… Vì vậy ông Vàng A Sìa xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) được người dân gọi với cái tên trìu mền “Cây đại thụ nơi biên ải”.
Nhiều năm qua, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã được cấp ủy, chính quyền và lực lượng công an chú trọng. Toàn xã hiện có 8 tổ An ninh Nhân dân tự quản ở 8 thôn với nòng cốt là những Người có uy tín. Đội ngũ này đã tích cực tham gia và cùng lực lượng công an giữ ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.
Vào lúc 7 giờ 40 phút ngày 29/7/2019 tại Km 57, Quốc lộ 15C, thuộc địa bàn bản táo, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Đồn Biên phòng Trung Lý, Đồn Biên phòng Pù Nhi đang tuần tra kiểm soát, phát hiện có một người đàn ông với nhiều biểu hiện nghi vấn.