Nằm cheo leo trên đỉnh Pú Vang, cụm Pú Vang-Huổi Meo, thuộc bản Huổi Meo, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) hiện lên xơ xác, khô cằn, thiếu sức sống của màu xanh cây cỏ, hoa màu.
Tây Nam bộ đang bước vào giai đoạn giữa mùa khô.
Sống trên địa bàn TP. Lào Cai (Lào Cai), song hàng chục năm nay, các hộ dân thôn Đất Đèn và thôn Tát 2, xã Cam Đường vẫn không được sử dụng nước sạch. Trong khi tại địa phương này đang tồn tại một công trình cấp nước sạch với số tiền đầu tư gần 2 tỷ đồng, nhưng không có một giọt nước nào.
Dù đã được công nhận là đơn vị hành chính cấp phường hơn 6 năm, nhưng đến nay, phường Nhơn Hòa, TX An Nhơn (Bình Định) vẫn chưa có hệ thống cấp nước sạch. Hàng ngàn hộ dân địa phương rơi vào tình trạng “khát” nước sạch, nhất là vào mùa nắng nóng.
Tà Hừa là một trong những xã của huyện Than Uyên (Lai Châu) có điểm tái định cư thủy điện Bản Chát. Hiện tại, sau 7 năm di chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân tại các điểm tái định cư xã Tà Hừa đã từng bước ổn định.
Để bảo đảm cuộc sống cho người dân những vùng thiếu nước sinh hoạt, những năm qua, các địa phương đã được ngân sách phân cấp đầu tư hàng trăm công trình nước sạch. Nhưng sau đầu tư, không ít công trình nước sạch đang dần “chết yểu”. Nguyên nhân chính được xác định là do các địa phương không bố trí được vốn để duy tu, bảo dưỡng, “có sinh mà không có dưỡng”.
Nước sạch và vệ sinh môi trường là tiêu chí quan trọng để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Với tình trạng các công trình cấp nước hư hỏng, xuống cấp không được khắc phục kịp thời như hiện nay, trong 5 năm tới, Việt Nam khó có thể đạt mục tiêu 50% số xã về đích nông thôn mới.