Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dấu lặng buồn trên đỉnh Pú Vang

PV - 10:09, 27/04/2018

Nằm cheo leo trên đỉnh Pú Vang, cụm Pú Vang-Huổi Meo, thuộc bản Huổi Meo, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) hiện lên xơ xác, khô cằn, thiếu sức sống của màu xanh cây cỏ, hoa màu.

Với tỷ lệ hộ nghèo hơn 90%, những năm qua, người dân ở nơi đây vẫn phải chịu sống trong cảnh không điện, không nước. Nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh thiếu thốn quanh năm.

Từ trung tâm TP. Điện Biên Phủ, xuôi về hướng Mường Chà khoảng 30km, rồi rẽ trái qua cây cầu Púng Giắt chông chênh của xã Mường Mươn, tiến khoảng 10km đường đất lổn nhổn toàn đá, chúng tôi cũng đến được cụm Pú Vang, bản Huổi Meo, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Thật khó có thể hình dung được đây lại là mảnh đất mà con người có thể tồn tại được trong nhiều năm qua.

Nằm cheo leo trên đỉnh Pú Vang, cụm Pú Vang-Huổi Meo hiện lên xơ xác, khô cằn. Nằm cheo leo trên đỉnh Pú Vang, cụm Pú Vang-Huổi Meo hiện lên xơ xác, khô cằn.

 

Trên đỉnh núi cao, Pú Vang hiện lên xơ xác, khô cằn đến mức khó tin. Không khí khô nóng, thiếu sức sống của màu xanh cây cỏ, hoa màu. Những căn nhà lụp xụp, tiêu điều giữa bãi đất trắng, nắng chói chang. Bản làng cũng thưa bóng thanh niên do phải đi làm nương ở xa, chỉ còn nheo nhóc những đứa trẻ chạy lăng xăng trong cái nắng hè khô khốc. Bản làng không điện, không nước, vậy mà người dân nơi đây bao năm nay vẫn sống cùng với sự khó khăn, thiếu thốn ấy. Nước sạch là thứ cần thiết nhất để chống chọi với nắng nóng của gió Lào, vậy mà để có những can nước sạch để phục vụ sinh hoạt, ăn uống, mó nước gần nhất người dân cũng phải đi bộ cách bản hơn 1km xuống dốc ngược.

Để có nước phục vụ sinh hoạt, người dân phải đi bộ cách bản hơn 1km xuống dốc ngược. Để có nước phục vụ sinh hoạt, người dân phải đi bộ cách bản hơn 1km xuống dốc ngược.

 

Anh Mùa A Vừ, người dân cụm Pú Vang, xã Mường Mươn, Mường Chà, Điện Biên chia sẻ: “Tôi sống ở đây 20 năm rồi, không có nước vất vả lắm. Mó nước gần cách 1 cây số cũng không đủ cho cả bản trong những ngày nắng nóng này. Điểm xa hơn thì phải lấy xe máy đi chở hơn 4km, nếu không có xe chở thì không gùi được về. Đất đai phục vụ sản xuất ở đây cũng không có và rất khô cằn, cây quả không thể trồng được. Thứ cần nhất đối với người dân ở đây bây giờ là nước, nước ăn uống và nước để tưới tiêu. Người dân chỉ đi chở được nước về để ăn uống thôi chứ không thể chở được nước để chăn nuôi hay trồng trọt cây trái, rau màu. Người dân chỉ mong các cấp chính quyền khảo sát được nguồn nước rồi dẫn về cho người dân trong bản sử dụng để người dân an tâm sản xuất”.

Trong những căn nhà của người dân trong bản, ngoài mấy bao thóc dự trữ không còn thứ gì đáng giá. Bữa cơm trưa đơn giản đến se lòng của một gia đình trong bản được bày ra, đếm đi đếm lại cũng chỉ có 1 tô cơm hạt vỡ khô khốc, bát canh loãng kèm thêm bát muối chấm cho đỡ nhạt. Những đứa trẻ chạc tầm 5 đến 6 tuổi cũng đã phải sớm vật lộn với cảnh kiếm ăn hằng ngày và phụ giúp bố mẹ trong việc gia đình. Điều kiện tiếp cận thông tin kém nên tình trạng tảo hôn trong bản vẫn diễn ra. Có những cô bé lấy chồng từ năm 16 tuổi, đến 19 tuổi đã có 2 con. Con số buồn nhất hiển hiện lên là cả 2 cụm Pú Vang và Huổi Meo có 84 hộ nhưng có tới gần 600 nhân khẩu. Trong đó có đến 80 hộ nghèo, 4 hộ cận nghèo, riêng cụm Pú Vang 100% hộ nghèo.

Những bữa cơm đơn giản đến se lòng minh chứng cho cuộc sống người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Những bữa cơm đơn giản đến se lòng minh chứng cho cuộc sống người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn.

 

Anh Vừ Vả Dếnh, Trưởng bản Huổi Meo, xã Mường Mươn, Mường Chà, Điện Biên chia sẻ: “Khó khăn trong phát triển kinh tế nơi đây của bà con là không có ruộng, làm đất không ổn định được vì đất dốc, cứ mưa là phân trôi hết thì làm nương cũng không năng suất. Trên này nước không có, làm máy phát điện nước ở rất xa, cách tầm 4 đến 5km, kéo về rất tốn kém, mùa mưa đi sửa lưới điện cũng rất khó. Nay chúng tôi đề nghị Nhà nước đầu tư cho bản điện lưới quốc gia để phục vụ sinh hoạt”.

Ngoài cụm bản Pú Vang – Huổi Meo, xã Mường Mươn còn 5 bản nữa cũng chung tình trạng thiếu điện, nguồn nước cũng khó khăn. Đó là các bản: Huổi Ho, Huổi Kết Tinh, Pú Mua, Huổi Nhả và Pú Chả. Trong đó Pú Vang vẫn là điểm bản khó khăn nhất. Theo chính quyền xã Mường Mươn, trước hết cần phải đầu tư về nguồn nước thì người dân mới có thể phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Ông Lò Văn Lún, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Mươn, Mường Chà, Điện Biên cho biết: Định hướng của Đảng, Chính quyền xã, thứ nhất phải đầu tư về nguồn nước để cho bà con sinh hoạt. Thứ hai là vận động bà con nhân dân thay đổi về trồng cây con, cơ cấu về những loại giống khác chứ giống địa phương hiện nay không đảm bảo. Đồng thời vận động bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào để trồng trọt, đảm bảo cuộc sống bà con hiện nay.

Mường Mươn hiện có 11 bản với 786 hộ, hơn 4.000 nhân khẩu. Xã vùng cao này vẫn có hơn 60% hộ nghèo. Theo lãnh đạo UBND xã, trong thời gian tới, xã sẽ tích cực vận động nhân dân, đặc biệt là các bản vùng sâu vùng xa tăng gia sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng như cây dứa để mang lại hiệu quả kinh tế. Đồng thời kiến nghị lên các cấp và huy động nguồn lực để giải quyết những khó khăn về nhu cầu điện, nước cho người dân ổn định cuộc sống.

VŨ LỢI

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Tin nổi bật trang chủ
Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Chiều 19/5, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Sự kiện - Bình luận - PV - 16:14, 19/05/2025
Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 16:11, 19/05/2025
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 và năm 2025.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:08, 19/05/2025
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16:07, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:06, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 16:05, 19/05/2025
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.