Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tổng rà soát các công trình nước sạch: Việc cần làm ngay

PV - 08:38, 12/01/2018

Nước sạch và vệ sinh môi trường là tiêu chí quan trọng để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Với tình trạng các công trình cấp nước hư hỏng, xuống cấp không được khắc phục kịp thời như hiện nay, trong 5 năm tới, Việt Nam khó có thể đạt mục tiêu 50% số xã về đích nông thôn mới.

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch vẫn còn thấp. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch vẫn còn thấp.

 

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), cả nước hiện có 16.342 công trình nước sinh hoạt tập trung. Ngoài ra còn có hàng trăm nghìn công trình nước sinh hoạt tự chảy, chủ yếu tập trung ở vùng DTTS và miền núi.

Đánh giá của Bộ NNPTNT cho thấy, trong tổng số 16.342 công trình nước sinh hoạt tập trung thì hiện có 16,7% công trình hoạt động kém hiệu quả; 12% công trình ngừng hoạt động. Trong khi đó, số liệu của các địa phương lại cho thấy một thực trạng đáng báo động hơn khi đa số các công trình nước sinh hoạt đều hư hỏng, xuống cấp hoặc hoạt động cầm chừng.

Tại khu vực Tây Nguyên, thống kê mới đây của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cho thấy, hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt đang hư hỏng, xuống cấp. Chỉ tính các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Đăk Nông đã có trên 450 công trình cấp nước tập trung nằm ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS hoạt động kém hiệu quả và ngừng hoạt động.

Riêng tỉnh Gia Lai, trong số 300 công trình nước sạch nông thôn, do nhiều ngành, nhiều cấp làm chủ đầu tư và từ nhiều nguồn vốn khác nhau thì đã có 120 công trình hoạt động kém hiệu quả, ngừng hoạt động.

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, số công trình nước sạch hư hỏng, xuống cấp hoặc hoạt động không hiệu quả cũng rất lớn. Chỉ tính riêng tỉnh Hòa Bình, trong tổng số 303 công trình nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn thì đã có 1,2 công trình kém hiệu quả hoặc không hoạt động.

Còn tại Hà Giang, toàn tỉnh có 828 công trình cấp nước sinh hoạt thì có đến 174 công trình hoạt động kém hiệu quả và 181 công trình không hoạt động. Thậm chí, trong số 181 công trình không hoạt động có tới 80 công trình không có khả năng tu sửa, nâng cấp, đề nghị thanh lý.

Dẫn chứng thực tế vài địa phương nêu trên cho thấy, tình trạng hư hỏng, xuống cấp, hoạt động kém hoặc không hoạt động phải lớn hơn con số 1/3 tổng số công trình nước sạch trên cả nước như thống kê của Bộ NNPTNT.

Cũng theo số liệu của Bộ NNPTNT, hiện tỷ lệ dân số nông thôn của cả nước được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85,7%; nhưng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế thì chỉ đạt 49%. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch chưa cao là do các công trình cấp nước tập trung hoạt động chưa hiệu quả.

Tình trạng các công trình nước sạch hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoạt động, hoặc hư hỏng, xuống cấp nhưng không sửa chữa đã làm lãng phí nguồn lực ngân sách không hề nhỏ. Nhiều năm nay, hàng chục nghìn tỷ đồng, được huy động từ nhiều nguồn khác nhau đã được bố trí để đầu tư các công trình nước sạch. Chỉ tính riêng Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 đã có tổng vốn là 27.600 tỷ đồng; trong đó kinh phí để xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và môi trường chiếm tới 19.725 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, đến năm 2020, cả nước phấn đấu có 95% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh và 55% dân số được sử dụng nước sạch. Một trong những giải pháp được ngành Nông nghiệp xác định là tăng cường nguồn vốn đầu tư cho các công trình nước sạch; trong đó chú trọng nguồn lực xã hội hóa.

Nhưng dù là nguồn lực ngân sách hay nguồn lực xã hội hóa thì bài toán đặt ra ở đây là cần thiết phải có những can thiệp hiệu quả để khắc phục tình trạng đầu tư xây dựng các công trình nước sạch nhưng không mang lại hiệu quả, hoặc các công trình nước sạch đã hư hỏng, xuống cấp nhưng không có kinh phí để sửa chữa.

Nói thẳng ra là phải có một tính toán kỹ để tránh lãng phí nguồn lực, qua đó thúc đẩy tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch. Vì vậy, việc cần làm lúc này là phải tiến hành một cuộc tổng rà soát hiện trạng các công trình nước sạch để có những giải pháp căn cơ hơn trong thực hiện mục tiêu cấp nước sạch cho người dân nông thôn.

KHÁNH THƯ

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.
Tin nổi bật trang chủ
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 7 phút trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 9 phút trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 11 phút trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 14 phút trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.
Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Pháp luật - Ngọc Chí - 22 phút trước
Sáng 4/4, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Mua bán trái phép chất ma túy”, theo quy định tại Điều 249 và Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 23 phút trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Xã hội - Ngọc Thu - 27 phút trước
Ngày 4/4, tại Tp. Pleiku đã diễn ra Chương trình hiến máu hưởng ứng 25 năm Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4, do Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Gia Lai tổ chức, với chủ đề Hiến máu cứu người - Một nghĩa cử cao đẹp!
Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Sự kiện - Bình luận - BDT - 28 phút trước
Căn cứ Quyết định số 475/QĐ-UBDT ngày 23/7/2024 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng Báo Dân tộc và Phát triển thành cơ quan truyền thông đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc và thông tin tuyên truyền hiệu quả, kịp thời về Đề án tổng thể và CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội”;
Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Văn Hoa - 2 giờ trước
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.