Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Núi lửa Tonga phun trào gây ra sóng thần tại các quốc gia ở Nam Thái Bình Dương

Nguyệt Anh (T/h) - 15:16, 16/01/2022

Núi lửa ở đảo Hunga Ha'apai, thuộc quốc đảo Tonga phun trào dữ dội từ ngày 14/1 đã gây sóng thần ập vào bờ biển Tonga vào ngày 15/1. Và mới nhất, sáng sớm 16/1, một trận sóng thần đã ập vào bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản

Cảnh báo sóng thần (màu đỏ) được ban hành cho các khu vực xung quanh đảo Amami phía Nam Nhật Bản và chuỗi đảo Tokara ở tỉnh Kagoshima. Khuyến cáo (màu vàng) được ban hành cho các khu vực ven biển. Ảnh: Cơ quan Khí tượng Nhật Bản
Cảnh báo sóng thần (màu đỏ) được ban hành cho các khu vực xung quanh đảo Amami phía Nam Nhật Bản và chuỗi đảo Tokara ở tỉnh Kagoshima. Khuyến cáo (màu vàng) được ban hành cho các khu vực ven biển. Ảnh: Cơ quan Khí tượng Nhật Bản

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết, sóng thầnđã đến nước này đêm 15 rạng ngày 16/1, vài giờ sau vụ phun trào núi lửa lớn ở Tonga.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết sóng thần cao 1,2 mét tràn vào các đảo Amami Oshima và Tokara ở phía nam vào khoảng 23h55 ngày 15/1 (21h55 giờ Hà Nội) và cảnh báo có thể xuất hiện sóng thần cao tới 3 mét ở những khu vực này.

Sóng dưới 1 mét sau đó được báo cáo tại một số khu vực dọc bờ biển, từ Hokkaido đến Okinawa, cũng như các khu vực phía tây nam Kochi và Wakayama. Khuyến cáo sóng thần được ban bố cho các vùng duyên hải khác, người dân được yêu cầu tránh xa bãi biển và cửa sông.

Đài Truyền hình quốc gia NHK (Nhật Bản) chuyển sang chương trình đặc biệt và phát sóng cảnh quay trực tiếp từ các cảng ở các khu vực bị ảnh hưởng, kêu gọi cư dân sơ tán đến vùng đất cao hơn. Tuy nhiên, cảnh quay không cho thấy dấu hiệu bất thường rõ ràng.

Một quan chức cơ quan thời tiết trước đó nói trong cuộc họp báo trên truyền hình lúc nửa đêm rằng cơ quan khí tượng đã phát hiện sự thay đổi thủy triều cao hơn một mét sau 23h. Họ không lập tức phân loại là sóng thần, nhưng quyết định kích hoạt hệ thống cảnh báo sóng thần công cộng để thúc giục người dân Amami sơ tán.

Núi lửa Tonga phun trào gây ra sóng thần tại các quốc gia ở Nam Thái Bình Dương 1
Sóng thần tràn vào vùng ven biển trên đảo chính Tongatapu của Tonga ngày 15/1. Ảnh: Twitter Faka'iloatonga Taumoefolau.
Sóng thần tràn vào vùng ven biển trên đảo chính Tongatapu của Tonga ngày 15/1. Ảnh: Twitter Faka'iloatonga Taumoefolau.

Trước đó, ngày 14 và 15/1, một ngọn núi lửa dưới nước Hunga Tonga-Hunga Ha'apai tại quốc đảo Tonga đã phun trào, kích hoạt cảnh báo sóng thần và ban hành lệnh sơ tán khẩn cấp trên bờ biển của Tonga cũng như một số hòn đảo Nam Thái Bình Dương. Cảnh quay trên mạng xã hội cho thấy sóng ập vào các ngôi nhà ven biển.

Đường dây internet và điện thoại bị đứt vào khoảng 18 giờ 40 phút giờ địa phương vào ngày 15/1, khiến 105.000 cư dân trên đảo Tonga hầu như không thể liên lạc được. Các nhóm nhân đạo đã phải vật lộn để thiết lập liên lạc với Tonga.

Núi lửa Tonga phun trào gây sóng thần uy hiếp các quốc gia Thái Bình Dương -0
Hình ảnh từ vệ tinh SkySat cho thấy một đám khói bốc lên từ núi lửa dưới nước Hunga Tonga-Hunga Ha'apai vài ngày trước khi phun trào vào ngày 15/1. Ảnh: Reuters.

Núi lửa Hunga-Tonga-Hunga-Ha'apai đã phun trào thường xuyên trong vài thập kỷ qua, nhưng vụ phun trào lần này lớn đến nỗi cư dân ở những vùng xa xôi của Fiji và New Zealand cũng nghe thấy.

Các hình ảnh vệ tinh đã chụp được vụ phun trào núi lửa hôm 15/1 khi khói bốc lên không trung cao hơn mực nước biển khoảng 12km. Bầu trời ở Tonga tối sầm lại bởi tro bụi.

Các vụ phun trào đã kích hoạt cảnh báo sóng thần trên khắp Thái Bình Dương. Các quốc gia Nhật Bản, Mỹ, Canada, Australia, New Zealand, Fiji... đã ban bố cảnh báo sóng thần. Mỹ và Nhật Bản kêu gọi người dân trên các bờ biển Thái Bình Dương tránh xa các bờ biển.

Núi lửa Tonga phun trào gây sóng thần uy hiếp các quốc gia Thái Bình Dương -0
Mỹ cấm người dân ra biển tại bãi biển Seal, California ngày 15/1, nơi cách vụ phun trào núi lửa khoảng 8.500km. Ảnh: Reuters.

Australia đã ban hành cảnh báo sóng thần trên biển cho các bờ biển New South Wales, đảo Lord Howe và đảo Norfolk, đồng thời cho biết các bãi biển địa phương dọc theo bờ biển của bang đã bị đóng cửa.

Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) kích hoạt cảnh báo sóng thần và phát đi những bản tin liên quan, đồng thời hối thúc các cư dân di chuyển đến những nơi cao hơn.

Theo JMA, một trận sóng thần cao 3m có thể ập vào một số hòn đảo nằm ở khu vực Tây Nam của Nhật Bản, trong đó có đảo Amami, và một trận sóng thần cao 1,2m đã được quan sát thấy ở thành phố Amami ngay trước nửa đêm 15/1.

JMA cho rằng một trận sóng thần cao khoảng 1m có thể đã ập vào các khu vực thuộc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản.

Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin về thương vong hoặc thiệt hại về tài sản do trận sóng thần gây ra.

Chính phủ New Zealand ngày 15/1 đã khuyến cáo người dân cẩn trọng trước nguy cơ sóng thần và thông báo giúp đỡ người dân Tonga.

Bà Jacinda Ardern, Thủ tướng New Zealand cho biết trong một tuyên bố trên Instagram: “Những hình ảnh về vụ phun trào núi lửa gần Tonga rất đáng lo ngại. Kết nối liên lạc gặp nhiều khó khăn, nhưng lực lượng quốc phòng và Bộ Ngoại giao của chúng tôi đang làm việc để xác định những biện pháp ứng cứu".

Bộ Ngoại giao New Zealand cho biết chưa có báo cáo về số người bị thương hoặc tử vong nhưng thông tin liên lạc bị hạn chế.

Văn phòng Thái Bình Dương của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) tại Suva, Fiji cho biết họ đang theo dõi tình hình và không có thông tin cập nhật về thiệt hại hoặc thương vong.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Sắc màu 54 - Minh Anh - 7 phút trước
Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thời sự - PV - 14 phút trước
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:17, 02/04/2025
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.