Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những ngôi nhà có số nơi núi rừng Tây Giang

T.Nhân - H.Trường - 06:05, 26/06/2024

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, việc đánh số nhà chỉ có ở thành phố, khu đô thị hay trung tâm huyện lỵ. Tuy nhiên, ở giữa đại ngàn Trường Sơn cũng có những mái nhà của đồng bào Cơ Tu được gắn số chẳng khác gì ở những khu phố thị. Không những chỉ có số nhà, tên chủ hộ cũng được ghi trên biển hiệu để dễ liên hệ. Cứ thế, mô hình này ngày càng được nhân rộng ra nhiều thôn làng ở huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam).

Nhà anh Alăng Buông được đánh số có đầy đủ thông tin
Nhà anh Alăng Buông được đánh số có đầy đủ thông tin

Chúng tôi đến thôn Tà Vàng, xã Atiêng, huyện Tây Giang khi trời vừa chập choạng tối, cơn mưa phùn đầu mùa lất phất khiến khung cảnh ở núi rừng Trường Sơn như tối nhanh hơn. Tại cầu Aching - nơi dẫn vào ngôi làng được đánh số, chúng tôi gặp người đàn ông trạc tuổi tứ tuần để hỏi thăm đường đến nhà trưởng thôn. “Không biết số nhà trưởng thôn à? Số 40, đi qua cầu này rồi đến dãy bên kia”, người này nói.

Theo chỉ dẫn của người đàn ông, chúng tôi nhanh chóng tìm được nhà trưởng thôn. Ngay trước cửa nhà là một biển hiệu màu xanh ghi đầy đủ thông tin: Thôn Tà Vàng, xã Atiêng, số 40, Alăng Nhêng. Thấy khách lạ, một người phụ nữ đang nhặt rau ở trong nhà nói vọng ra, Nhêng lên rẫy từ hôm qua, không có ở nhà.

Đang phân vân, chưa biết tính như thế nào thì từ phía ngoài khoảng sân rộng, người đàn ông lớn tuổi mời chúng tôi vào nhà chơi, nhà ông ở số 43. Nhìn tấm biển xanh trước cửa, tôi hỏi là nhà già Alăng Geo? Ông cười bảo: Nhà mình đấy, mình là chủ hộ, tên Alăng Geo. Từ khi nhà được đánh số, bà con ưng cái bụng lắm. Rồi già Geo mời chúng tôi vào nhà để trò chuyện.

Mô hình nhà có số được triển khai ở Tây Giang từ năm 2014
Mô hình nhà có số được triển khai ở Tây Giang từ năm 2014

Nhấp ngụm trà ấm, già Geo bắt đầu kể những câu chuyện về làng xóm, những người bạn của ông, về chuyện làm nương rẫy... Về chuyện nhà được gắn số, ông nói rằng ngày trước muốn tìm một nhà nào đó ở thôn rất khó, nhưng bây giờ thì chỉ cần biết tên, hoặc số nhà là tìm được hết. Trên bảng xanh có đầy đủ số nhà, địa điểm thôn, xã nên rất thuận tiện. Người ở xa đến, chỉ cần đi một lượt, nhìn bảng gắn trước cửa là dễ dàng tìm được đúng nhà của người cần gặp.

Già chỉ tay về hướng con đường lớn, mười mấy năm về trước nắng bụi, mưa bùn ngập ngụa đất đỏ, nay Nhà nước đã đầu tư thành đường bê-tông kéo dài đến tận thôn và thông ra đường về trung tâm huyện. Từ đường bê-tông này có các dẫy nhà liền kề nhau, khang trang sạch sẽ.

“Mỗi nhà đều được gắn biển có số nhà và đầy đủ thông tin chủ hộ. Trước đây, mỗi lần Shiper đến giao hàng thì tìm “đỏ con mắt”, nhưng giờ chỉ cần biết tên là tìm đến đúng địa chỉ. Không chỉ như vậy, giờ trong làng có người không may đau ốm, chỉ cần biết số nhà là người dân chạy đến để giúp đỡ, rất hữu ích”, già Geo nói thêm.

Chia tay già Geo, chúng tôi đến nhà già Pơlong Dêêc ở số 34, bên kia nhà Gươl. Mặc dù đã ngoài 60, nhưng già vẫn rất tráng kiện, giọng nói trầm ấm, vang vọng như âm thanh của đại ngàn. Già Pơlong Dêêc cho biết: Cả làng có 76 hộ dân, nhà nào cũng đều có “biển xanh” rõ ràng. Cán bộ, khách đến thôn cần gặp ai là có liền.

Mô hình này không những giúp thuận lợi cho người dân, mà còn hữu ích cho chính quyền trong cải cách hành chính
Mô hình này không những giúp thuận lợi cho người dân, mà còn hữu ích cho chính quyền trong cải cách hành chính

Không riêng gì Tà Vàng, hai thôn Aching 1 và Aching 2, cũng là những thôn thí điểm trong việc nhà có số của xã Atiêng. Thôn AChiinh 1 nằm cách cung đường lên trung tâm huyện miền núi Tây Giang khoảng 500 mét. Ngôi làng tọa lạc trên diện tích hơn 5 ha với khoảng 50 hộ đồng bào dân tộc Cơ Tu. 

“Làng mới được dựng lên, cuộc sống người dân không còn nay đây mai đó giữa núi rừng. Tuy nhiên, các căn nhà được thiết kế giống nhau, lại nằm liền kề nên khó phân biệt hộ dân. Từ đó, chính quyền đã triển khai đánh số nhà và tên chủ hộ trước cửa nhà cho thuận tiện”, ông Alăng Buông, thôn Aching 1 cho hay.

Theo ông Bríu Quân - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tây Giang, việc đánh số nhà có rất nhiều thuận tiện, không chỉ giúp cho người dân dễ dàng trong việc tìm nhà, mà còn giúp ích rất lớn cho chính quyền trong việc quản lý. 

Hiện nay, không chỉ Atiêng, mà hầu hết các xã trên địa bàn như Trhy, Dang và xã Lăng, các thôn đều được đánh số nhà. Cán bộ các bộ phận chỉ cần rà soát một lần, rồi đưa thông tin hộ gia đình vào sổ. Người dân đến liên hệ công việc cũng dễ dàng hơn, chỉ cần đọc số nhà, cán bộ xã xem sổ ghi chép là có hết từ tên chủ hộ, địa chỉ rõ ràng.

Chính quyền huyện đang mở rộng gắn số nhà cho những khu dân cư đã ổn định
Chính quyền huyện đang mở rộng gắn số nhà cho những khu dân cư đã ổn định

“Riêng việc quản lý về nhân khẩu, gia tăng dân số, biến đổi số hộ nhờ việc này mà dễ dàng và thuận tiện hơn trước rất nhiều. Hơn nữa, việc đánh số nhà giúp ích rất lớn trong việc sắp xếp, quy hoạch dân cư hiện nay. Ngoài ra, việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo cũng được nhanh chóng, qua đó kịp thời có những chính sách để hỗ trợ”, ông Bríu Quân nói thêm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Lượm - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, cho biết: Việc đánh số nhà được người dân rất đồng tình ủng hộ. Cũng theo ông Lượm, liên quan đề án phát triển dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, thời gian tới, huyện sẽ rà soát những khu vực nào bà con Cơ Tu đã định cư ổn định sẽ tiếp tục đánh số nhà để quản lý cư dân, nhằm phục vụ chuyển đổi số quốc gia thuận lợi hơn. Sắp tới huyện sẽ phối hợp với Công an, Tư pháp, Địa chính đưa số nhà vào trong sổ đỏ, sổ quản lý, nhập số liệu lên phần mềm máy tính. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

UBND tỉnh Bình Định vừa có thông báo chính thức về việc di dời Nhà Văn hóa Lao động tỉnh tại số 86 đường Lê Duẩn, Tp. Quy Nhơn, để nhường đất triển khai dự án xây dựng Bảo tàng tỉnh Bình Định, với tổng mức đầu tư lên đến 700 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và Người có uy tín và đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn tại các quận/huyện Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ).
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 27 phút trước
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 33 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bình yên xứ Đạo

Bình yên xứ Đạo

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 42 phút trước
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.
Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Gương sáng - Việt Hòa - 1 giờ trước
Đến bản Dộ - Tà Vờng hôm nay, hệ thống đường điện đang được đầu tư, các điểm trường học và nhà cửa của đồng bào Chứt ngày một khang trang, sạch đẹp. Những đổi thay đó có đóng góp của những Người có uy tín trong đồng bào Chứt ở bản Dộ - Tà Vờng.
Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 1 giờ trước
Trong hai ngày 8 và 9/4, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk phối hợp UBND thị trấn Buôn Trấp, các xã Day Sap, Ea Bông, Băng Adrênh, Dur Kmăl tổ chức 296 cấp bồn nước Inox cho các hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết, lượt khách tham quan, lưu trú du lịch 3 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 2,23 triệu lượt
Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 1 giờ trước
Những năm qua, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách dân tộc đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào Khmer ở Bạc Liêu ngày càng phát triển toàn diện. Diện mạo ở các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống ngày càng đổi thay, bà con yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa.
Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 1 giờ trước
Để đồng bào dân tộc Khmer đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 với tinh thần vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Tạo điều kiện cho bà con nơi đây đón tết cổ truyền trong không khí vui tươi, lành mạnh và an toàn.
Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Giáo dục - Minh Anh - 1 giờ trước
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 1070/SGDĐT-GDTrH ngày 4/4/2025 hướng dẫn triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần đối với các cơ sở giáo dục trung học trên địa bàn tỉnh, bắt đầu áp dụng từ ngày 8/4/2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Thời sự - Như Tâm – Tào Đạt - 1 giờ trước
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung khẳng định, bà con có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo. Đặc biệt, để thoát nghèo bền vững chắc chắn phải có nơi ăn chốn ở tốt. Do đó, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là một chủ trương rất lớn của Đảng, Nhà nước.