Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Lê Hường - 09:10, 16/04/2025

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây Nguyên. Họ chính là lực lượng quần chúng đặc biệt của chính quyền địa phương, làm việc vì cộng đồng không mệt mỏi, là trung tâm đoàn kết, là “điểm tựa" của buôn làng.

Từ nắm vững thông tin về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bà Ngân Thị Xuyến, Người có uy tín ở thôn Esa Nô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đã rất tích cực trong công tác vận động người dân hiến đất làm đường, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa
Tích cực tìm hiểu, nắm vững thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bà Ngân Thị Xuyến (ngoài cùng bên trái), Người có uy tín ở thôn Esa Nô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đã rất tích cực trong công tác vận động người dân hiến đất làm đường, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa

Dấu chân in khắp buôn làng

Thôn Esa Nô, xã Đắk D’rô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 6 dân tộc cùng sinh sống, hầu hết là dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào như Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao. Toàn thôn hiện có 329 hộ, hơn 2.000 khẩu. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào cây cà phê, lúa kết hợp với hoa màu và chăn nuôi.

Hơn chục năm giữ vai trò Người có uy tín ở thôn Esa Nô, bà Ngân Thị Xuyến, dân tộc Tày luôn tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới.

Còn nhớ câu chuyện, trước đây, con đường của thôn nhỏ, hẹp, xuống cấp, ảnh hưởng đến việc đi lại, vận chuyển nông sản của bà con, nhất là vào mùa mưa. Vì thế, nông sản làm ra hay bị thương lái ép giá. Bà Xuyến vận động bà con mở rộng, nâng cấp đường vừa thuận tiện đi lại, vừa kết nối giao thương.

“Miệng nói tay làm”, khi có chủ trương làm đường, bà Xuyến chủ động hiến đất của gia đình, làm gương và vận động mọi người làm theo. Nhiều hộ dân đồng lòng hiến đất, chung sức hoàn thành con đường bê tông rộng 4m, dài 300m, phục vụ việc đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Chí sẻ với chúng tôi, bà Xuyến bảo: “Chỉ cần bà con còn tín nhiệm, tin tưởng thì tôi luôn sẵn sàng cống hiến, mong góp phần công sức vào sự phát triển chung của thôn Esa Nô”.

Không chỉ là tấm gương sáng trong việc hiến đất làm đường nông thôn, bà Xuyến còn đóng vai trò quan trọng trong việc vận động người dân giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đến nay, thôn Esa Nô chỉ còn 7 hộ nghèo, nhiều bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong thôn dần được phục hồi, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của bà con như đàn tính, hát then, múa xòe…

Già Y Om Knul ở buôn Ê Căm, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) đã đến nhiều buôn làng trên địa bàn tham gia công tác hòa giải, góp phần tích cực vào việc giữ gìn an ninh trật tự cơ sở
Già Y Om Knul (đứng giữa) ở buôn Ê Căm, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) đã đến nhiều buôn làng trên địa bàn tham gia công tác hòa giải, góp phần tích cực vào việc giữ gìn an ninh trật tự cơ sở

Tương tự, 20 năm giữ vai trò Người có uy tín, già Y Om Knul ở buôn Ê Căm, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk không chỉ tuyên truyền bà con trong buôn thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn tham gia các phiên hòa giải trong buôn.

Từ việc mâu thuẫn hôn nhân, gia đình, xích mích hàng xóm đến tranh chấp đất đai, già vận dụng linh hoạt kiến thức pháp luật và phong tục, tập quán để giải quyết êm đẹp. Hòa giải nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp thành công, uy tín của già Y Om lan truyền đến nhiều buôn làng và ngày càng có nhiều nơi mời già đi hòa giải.

Già Y Om chia sẻ: Để hòa giải thành công vụ việc, già đưa ra những lý lẽ hợp tình, hợp lý, vận dụng cả luật tục và quy định của pháp luật vào việc phân xử. Quan trọng nhất là nắm rõ sự tình, mấu chốt của vụ việc để phân tích thì khả năng thành công của việc hòa giải mới cao. Mỗi vụ việc già đều tìm hiểu kỹ lưỡng, tỉ mỉ, tìm hiểu các điều khoản, quy định của pháp luật và luật tục của cộng đồng, địa phương. Khi các bên hiểu rõ bản chất vấn đề, mâu thuẫn, hiềm khích của người dân mới được hóa giải.

Góp sức xây dựng quê hương

Bao năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã và đang có nhiều cống hiến, đóng góp cho cộng đồng trên mọi lĩnh vực. Những đóng góp của Người có uy tín góp sức xây dựng buôn làng, thúc đẩy phát triển địa phương.

Lớn lên ở buôn làng và chứng kiến bao thăng trầm cùng bà con vùng căn cứ cách mạng, nghỉ hưu, già làng Y Dhun Hmôk đảm nhiệm vị trí Bí thư Chi bộ buôn Dur 1, già làng, Người có uy tín của buôn. Ông được xem như “trung tâm đoàn kết” của buôn Dur 1.

Già Y Dhun, huyện Krông Ana được xem là “trung tâm đoàn kết” của buôn Dur 1
Già Y Dhun (bên phải), huyện Krông Ana được xem là “trung tâm đoàn kết” của buôn Dur 1

Trách nhiệm, tận tâm trong quá trình triển khai nhiệm vụ, cùng với kinh nghiệm trong công tác dân vận vùng đồng bào DTTS nhiều năm, già Y Dhun đã tuyên truyền, vận động bà con, Nhân dân tại buôn đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Già Y Dhun bảo: “Đoàn kết là gốc rễ của sự phát triển. Đồng bào các dân tộc đoàn kết, chính quyền, quân và Nhân dân đoàn kết thì gốc sẽ sâu, rễ sẽ bền.

Buôn Dur 1 hiện có hơn 200 hộ, với hơn 1.000 khẩu, 5 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Ê Đê chiếm đa số. Người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, cuộc sống còn khó khăn, nhưng bà con trong buôn đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong sinh hoạt và lao động sản xuất. Nhờ đó, đời sống của người dân buôn Dur 1 ngày càng được nâng lên.

“Buôn Dur 1 bây giờ đã khác xưa rất nhiều, người dân nỗ lực vượt khó, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, buôn Dur 1 ngày càng khởi sắc”, già làng Y Dhun bày tỏ.

Bà H’Ban Niê Kđăm,Trưởng phòng Dân tộc huyện Krông Ana cho biết: Với sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện luôn làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình, thực sự là “cánh tay” nối dài của Đảng, Nhà nước trong công tác vận động quần chúng, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS... Họ làm việc chỉ vì muốn giúp đỡ người khó khăn và vì sự phát triển của buôn làng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Về nơi hoa nở trên tay

Về nơi hoa nở trên tay

Những ngày cuối tháng 7, dưới cái nắng cháy giòn, chúng tôi từ Bến Giằng ngược lên xã biên giới Đắc Pring (TP. Đà Nẵng). Chiều buông xuống, không gian núi rừng như lắng lại trong tiếng lách cách của khung dệt. Ở góc làng nhỏ, những người phụ nữ Ve vẫn bền bỉ ngồi bên khung cửi, dệt nên những tấm thổ cẩm như cách gìn giữ linh hồn của cộng đồng mình giữa đại ngàn Trường Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Trăn trở những dự án mở đường ở các xã vùng cao Nghệ An chậm tiến độ: "Giải pháp là nhìn trời..." (Bài 2)

Trăn trở những dự án mở đường ở các xã vùng cao Nghệ An chậm tiến độ: "Giải pháp là nhìn trời..." (Bài 2)

Dù không thiếu vốn để thực hiện những dự án mở đường ở các xã vùng cao Nghệ An do sử dụng nguồn ngân sách từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tuy nhiên những đại dự án bao năm qua vẫn trong tình trạng dang dở, kéo dài. Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm Nguyễn Văn Long bộc bạch: Giải pháp là nhìn trời chứ không có cách nào khác. Chỉ cần không mưa, nước sông không dâng cao thì sẽ thi công ngay, bất kể thời gian
Phổ biến, quán triệt sâu rộng, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Phổ biến, quán triệt sâu rộng, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Tin tức - Mai Hương - 6 giờ trước
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1560/QĐ-TTg về Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30 tháng 10 năm 2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Qua đó cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị, tăng cường nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và địa phương trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển bền vững, bao trùm.
Khen thưởng đột xuất lực lượng BĐBP trong cứu hộ, cứu nạn

Khen thưởng đột xuất lực lượng BĐBP trong cứu hộ, cứu nạn

Tin tức - Minh Anh - 6 giờ trước
Tại một số địa phương ven biển, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã triển khai kịp thời các biện pháp cứu hộ, cứu nạn, góp phần quan trọng bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân và du khách.
An Giang kiến nghị tiếp tục mở rộng diện miễn Visa đối với khách du lịch quốc tế

An Giang kiến nghị tiếp tục mở rộng diện miễn Visa đối với khách du lịch quốc tế

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 6 giờ trước
Lãnh đạo tỉnh An Giang kiến nghị tiếp tục mở rộng diện miễn Visa đối với khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, tạo cơ hội cho An Giang thu hút, chia sẻ nguồn khách quốc tế thông qua các Cảng hàng không quốc tế trong cả nước. Đồng thời, Chính phủ sớm có chính sách đầu tư điện lưới và hạ tầng cáp quang ra đặc khu Thổ Châu, đảo Nam Du (thuộc đặc khu Kiên Hải)...
Thường trực Chính phủ cho ý kiến về đề án xây dựng quốc gia khởi nghiệp

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về đề án xây dựng quốc gia khởi nghiệp

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Sáng 22/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì các cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có dự thảo quy định về dự án hợp đồng xây dựng – chuyển giao; áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; đề án xây dựng quốc gia khởi nghiệp.
Quảng Ngãi: Chưa được tiêm phòng vắc xin, nhiều gia súc nghi mắc bệnh lở mồm long móng

Quảng Ngãi: Chưa được tiêm phòng vắc xin, nhiều gia súc nghi mắc bệnh lở mồm long móng

Trang địa phương - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Trên địa bàn xã Đăk Plô, tỉnh Quảng Ngãi vừa phát hiện 33 con gia súc có triệu chứng mắc bệnh lở mồm long móng. Đa phần gia súc mắc bệnh chưa được tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng đợt 1 năm 2025.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Gia Lai: Tình nghĩa đồng đội, đồng bào không bao giờ bị lãng quên

Gia Lai: Tình nghĩa đồng đội, đồng bào không bao giờ bị lãng quên

Tin tức - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Trong không khí trang nghiêm và đầy xúc động, Ban Tổ chức cùng người dân xã Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã tiến hành Lễ vọng chuông, dâng hương, dâng hoa, cầu siêu anh linh các Anh hùng Liệt sĩ… đang an nghỉ tại nghĩa trang. Trong đó có 1.400 chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Thông điệp từ món quà 4 năm mới hoàn thành của nhà gái người Ve tặng nhà trai trong lễ cưới

Thông điệp từ món quà 4 năm mới hoàn thành của nhà gái người Ve tặng nhà trai trong lễ cưới

Sắc màu 54 - Hồng Phúc - Văn Sơn - 8 giờ trước
Tại thành phố Đà Nẵng, người Ve – một nhóm thuộc dân tộc Giẻ Triêng vẫn lưu giữ một tập tục cưới hỏi đặc sắc: nhà gái tặng tấm dồ đôi cho nhà trai trong lễ cưới. Tấm dồ đôi do chính tay cô gái dệt phải mất từ 3-4 năm trước khi bước vào hôn nhân mới hoàn thành, do vậy tấm dồ đôi không chỉ mang thông điệp về sự khéo léo mà còn là tấm lòng thủy chung, nhân văn của người phụ nữ Ve.
Vị sư Khmer và hành trình “thắp sáng” quê nghèo

Vị sư Khmer và hành trình “thắp sáng” quê nghèo

Gương sáng - Như Tâm - 8 giờ trước
Tại xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang (nay là xã Định Hoà, tỉnh An Giang), nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, những năm gần đây đời sống của đồng bào đang từng ngày “thay da đổi thịt” với nhiều cây cầu mới, những mái nhà kiên cố mọc lên giữa xóm nghèo. Góp phần tạo nên sự chuyển mình ấy là công lao thầm lặng nhưng to lớn của nhiều người dân và các chức sắc tôn giáo, trong đó nổi bật là Đại đức Trương Văn Tuấn, Phó Ban Trị sự chùa Tổng Quản (Wattsarây - Sunđây) một nhà sư tận tâm với đạo pháp, gần gũi với Nhân dân, luôn đi đầu trong các hoạt động thiện nguyện, giúp đời.
Đưa di sản văn hóa Chăm thành ngành kinh tế mũi nhọn

Đưa di sản văn hóa Chăm thành ngành kinh tế mũi nhọn

Văn hóa dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 9 giờ trước
Tỉnh Khánh Hòa mới (sáp nhập thêm tỉnh Ninh Thuận) hiện có đông đồng bào Chăm sinh sống. Với kho tàng di sản văn hóa đặc sắc, đồng bào Chăm góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc qua hệ thống đền tháp, lễ hội, làng nghề, dân ca dân vũ và phong tục truyền thống. Sau sáp nhập, Khánh Hòa đứng trước “cơ hội vàng” để khai thác hiệu quả di sản văn hóa Chăm, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Vụ CrossFi: Bài học đắt giá từ những giấc mộng đầu tư tài chính số

Vụ CrossFi: Bài học đắt giá từ những giấc mộng đầu tư tài chính số

Pháp luật - Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu - 11 giờ trước
Vụ CrossFi chỉ là một trong hàng loạt vụ lừa đảo tài chính đã và sẽ tiếp tục xảy ra. Khi công nghệ tài chính phát triển, những kẻ lừa đảo cũng sẽ có thêm nhiều chiêu trò tinh vi hơn.