Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “cột mốc sống” trên vùng biên giới

Hoàng Khánh - 11:34, 24/07/2022

Xác định già làng, trưởng bản là những người am hiểu đời sống địa phương, được Nhân dân tin tưởng và giữ vai trò quan trọng ở các cộng đồng dân cư khu vực biên giới. Những năm qua, tỉnh Điện Biên đã dựa vào những “cột mốc sống” nơi biên giới này để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ đường biên cột mốc, góp phần bảo vệ bình yên trên vùng biên giới.

Ông Lỳ Xuyến Phù kiểm tra một mốc giới gia đình nhận quản lý, bảo vệ
Ông Lỳ Xuyến Phù kiểm tra một mốc giới gia đình nhận quản lý, bảo vệ

Là một trong những hộ gia đình tiêu biểu của xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ký kết tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc với chính quyền địa phương và lực lượng bộ đội biên phòng. Cứ định kỳ vào ngày đầu tiên tháng, ông Lỳ Xuyến Phù ở bản A Pa Chải, xã Sín Thầu lại dành thời gian tham gia cùng với các tổ tuần tra của Đồn Biên phòng A Pa Chải đi kiểm tra bảo vệ đường biên, cột mốc. Hành trang của ông Phù đơn sơ chỉ là con dao phát nương, bình nước, gói xôi để đi đến từng mốc quản lý, phát dọn cây cỏ cho sạch sẽ mốc giới quốc gia.

Ngoài thời gian đi tuần tra, những lúc làm nương hay chăn nuôi gia súc ông Phù thường xuyên kiểm tra khu vực đường biên, cột mốc gia đình nhận bảo vệ để kịp thời báo cho các cơ quan chức năng khi có những vấn đề phát sinh. Không chỉ tích cực đi đầu trong việc tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, với vai trò là Người có uy tín của bản, ông Lỳ Xuyến Phù còn tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân trong xã cùng chung tay, góp sức cùng thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng giữ gìn tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị. Bởi với ông Phù, bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới cũng đồng nghĩa với bảo vệ ngôi nhà của chính mình, phải làm bằng tất cả tinh thần, trách nhiệm và cả tấm lòng yêu quê hương, đất nước.

Ông Lỳ Xuyến Phù cho biết: Hàng tháng, hàng quý cả bản đều tiến hành sinh hoạt chứ không chỉ riêng những hộ được phân công bảo vệ đường biên cột mốc. Từ đó, các hộ gia đình trong bản ai ai cũng đều hiểu được vai trò, ý nghĩa của mốc biên giới để cùng nhau bảo vệ với trách nhiệm cao nhất và thường xuyên nhất. Thỉnh thoảng bà con Nhân dân bản A Pa Chải vẫn tổ chức sinh hoạt cộng đồng để tuyên truyền về vấn đề này, những hộ gia đình nào chưa hiểu, ông Phù sẽ đi đến tận nhà tuyên truyền để họ hiểu được ý nghĩa của mốc biên giới, vai trò quan trọng của biên giới quốc gia.

Còn với ông Hạng Dụ Chúng ở bản Hồ Chim, xã Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm. Thế nhưng ông vẫn là một trong những tuyên truyền viên tích cực của xã, bản. Ông tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động Nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh tại địa phương. Đồng thời, ông còn phát huy vai trò của mình trong việc xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, chống xâm canh xâm cư, hạn chế tình trạng di cư tự do, tranh chấp đất đai, góp phần bảo vệ bình yên trên biên giới Việt – Lào.

Ông Hạng Dụ Chúng thông tin với các cán bộ biên phòng về tình hình mốc giới tại khu vực bản quản lý
Ông Hạng Dụ Chúng thông tin với các cán bộ biên phòng về tình hình mốc giới tại khu vực bản quản lý

Ông Chúng cho biết: Từ khi được bộ đội biên phòng địa phương tổ chức học tập, triển khai những chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về bảo vệ biên giới trong giai đoạn hiện nay. Cứ hàng tháng, những già làng, Người có uy tín như chúng tôi lại tổ chức các buổi họp với những già làng, những dòng họ có uy tín khác thảo luận về những cách làm, cách tổ chức thực hiện. Ngoài ra ông Chúng cũng tổ chức các tổ thành viên để tuyên truyền đến từng nhà, vận động cho bà con Nhân dân chấp hành và thực hiện tốt các quy chế biên giới.

Nhờ sự đóng góp quan trọng của những già làng, Người có uy tín như ông Lỳ Xuyến Phù hay ông Hạng Dụ Chúng mà những năm qua, tình hình an ninh khu vực biên giới luôn ổn định, mặc dù Điện Biên là tỉnh duy nhất có tuyến đường biên tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Trung Quốc dài hơn 455 km. Đó là nhờ vào việc phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong việc quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc. Chính tiếng nói và sự đi đầu của đồng bào các dân tộc đã mang lại hiệu quả rõ rệt qua việc bà con dân bản tự nguyện tham gia vào các tổ tự quản đường biên, cột mốc cũng như đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Cán bộ Đồn Biên phòng Mường Pồn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên tuyên truyền pháp luật cho nhân dân trên khu vực biên giới
Cán bộ Đồn Biên phòng Mường Pồn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên tuyên truyền pháp luật cho nhân dân trên khu vực biên giới

Đại úy Vàng A Chua, Chính trị viên phó, Đồn Biên phòng Mường Mươn, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên chia sẻ: Thực hiện Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, các đồn biên phòng trên địa bàn toàn tỉnh đều đã phối hợp với UBND các xã biên giới cùng với các vị già làng, trưởng dòng họ, Người có uy tín tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào đến toàn thể nhân dân. Riêng trong năm vừa qua đơn vị đã vận động được 5 bản giáp biên, 283 hộ dân trên địa bàn 3 xã biên giới tham gia tự quản đường biên, cột mốc; 24,3km đường biên, 7 cột mốc. Qua quá trình quản lý hàng năm, đơn vị cũng rà soát các hộ dân mới tách ra để vận động đăng ký tự quản đường biên cột mốc. Qua quá trình tổ chức thực hiện nhân dân 5 bản biên giới cùng với các điểm trường trên khu vực biên giới của 3 xã cũng đã nâng cao rõ rệt, ý thức trách nhiệm của cộng đồng cùng với lực lượng bộ đội biên phòng tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Hiện toàn tỉnh Điện Biên có hơn 100 tập thể, khoảng 12.900 cá nhân đăng ký tham gia tự quản 395 km đường biên; 98 tập thể, hơn 13.000 cá nhân đăng ký tự quản 146 mốc quốc giới và 10 công trình biên giới; 315 tổ tự quản với gần 2.200 thành viên đăng ký tự quản về an ninh trật tự thôn bản. Đây được xem là những “cột mốc sống” quan trọng trong việc giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới tại Điện Biên nói riêng, Tây Bắc và cả nước nói chung.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vụ Công tác Dân tộc địa phương tại Cần Thơ gặp mặt Đoàn Người có uy tín tỉnh Bình Thuận

Vụ Công tác Dân tộc địa phương tại Cần Thơ gặp mặt Đoàn Người có uy tín tỉnh Bình Thuận

Ngày 26/9, Tại TP. Cần Thơ, ông Tào Việt Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương tại Cần Thơ đã có buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận, nhân dịp đoàn đến tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh vùng Tây Nam bộ.
Tin nổi bật trang chủ
Người gác rừng giáng hương làng Grôn

Người gác rừng giáng hương làng Grôn

Gương sáng - Ngọc Thu - 14 phút trước
Hơn 30 năm qua, rừng giáng hương ở huyện biên giới Đức Cơ được bảo vệ an toàn, là “thánh địa" bất khả xâm phạm, trở thành niềm tự hào của dân làng Grôn. Kết quả này có sự góp sức quan trọng của người gác rừng Rơ Mah Lel (64 tuổi, ở làng Lung Prông, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã cùng dân làng quyết tâm bảo vệ rừng giáng hương.
Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ

Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ "qua khe cửa hẹp"!

Thể thao - L.Minh - 25 phút trước
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi đối đầu với ứng cử viên Huy chương Vàng Asiad 19 - Tuyển nữ Nhật Bản, lượt cuối bảng D, lúc 15h ngày 28/9.
Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Sức khỏe - Trương Vui - 1 giờ trước
Ở Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm và là một trong số các bệnh truyền nhiễm có số ca tử vong cao nhất. Nhân Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại (28/9), các chuyên gia lưu ý người dân không nên chủ quan với bệnh dại, có thể chủ động tiêm dự phòng trước và tiêm ngay khi có sự cố xảy ra để kịp thời bảo vệ sức khỏe và tính mạng.
Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 1 giờ trước
Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, là vùng đất có đặc thù khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài, thường bị xâm nhập mặn. Người dân Hàm Tân thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Những năm gần đây, từ các chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung, chính sách đầu tư đặc thù của tỉnh Bình Thuận nói riêng, đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng ngày 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2023.
Tin trong ngày 26/9/2023

Tin trong ngày 26/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 26/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023. Gia Lai: 59 nam giới là Người có uy tín trở thành hội viên danh dự của Hội LHPN Việt Nam. Người có duyên nợ với chiêng Mường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Tin tức - An Yên - 4 giờ trước
Tối 27/9, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại Trường THCS Môn Sơn, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.
Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyên - 4 giờ trước
Ngày 27/9, tại Lạng Sơn, UBND huyện Văn Lãng tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2023.
Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Giáo dục - Lê Hường - 5 giờ trước
Nhằm bảo tồn gìn giữ giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk đã đưa môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên vào chương trình giảng dạy. Sau hơn 1 năm đưa vào giảng đường, trở thành môn học chính thức, môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên đã đạt những kết quả khả quan. Nhiều sinh viên được mời đi biểu diễn ở những sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng thực hiện gói thầu giao cho cộng đồng thi công theo cơ chế đặc thù và Công tác duy tu bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng” cho 110 học viên là đại diện Ban phát triển các thôn có công trình đầu tư xây dựng thuộc các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang.
Tỉnh Bình Phước cần nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn

Tỉnh Bình Phước cần nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Chiều 27/9, tại Bình Phước, trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại và cải cách tư pháp của tỉnh 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ: tỉnh Bình Phước cần triển khai các kế hoạch, chương trình hành động, giải pháp phù hợp, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Phải gắn bó chặt chẽ giữa bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.