Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người có uy tín giúp cả bản thoát nghèo

Hoàng Khánh - 16:35, 02/03/2022

Từ chỗ tiên phong vay vốn làm kinh tế, đến “cầm tay chỉ việc” cho bà con đào kênh dẫn nước, khai hoang ruộng nương trồng lúa hai vụ, phát triển chăn nuôi đại gia súc, đồng lòng xây dựng nếp sống văn hóa… Bí thư Chi bộ, Người có uy tín Quàng Văn Nhí ở bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên (Điện Biên) luôn chiếm trọn lòng tin yêu của Nhân dân.

Ông Quàng Văn Nhí - Bí thư chi bộ, Người có uy tín của cộng đồng Khơ Mú bản Co Pục
Ông Quàng Văn Nhí - Bí thư chi bộ, Người có uy tín ở bản Co Pục

Tiên phong làm nương có bờ

Sinh năm 1960 tại xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, đến năm 1968, gia đình ông Quàng Văn Nhí chuyển về sống tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Được biết đến là người nhiệt tình, trách nhiệm, năm 2012, cấp ủy, chính quyền xã và nhân dân đã tín nhiệm bầu ông Quàng Văn Nhí giữ chức Bí thư Chi bộ và Người có uy tín của bản Co Pục, xã Hua Thanh. Dù ở cương vị nào, ông đều thể hiện và phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ được giao.

Hành trình hạ sơn về lập bản tại Co Pục từ những năm 70 của thế kỷ trước đến nay, dân bản nhớ nhất câu chuyện của ông Quàng Văn Nhí, người tiên phong làm nương có bờ ở bản. Quyết định của ông Nhí khi ấy được xem là “liều”, bởi đi ngược quan niệm “trời sinh voi sinh cỏ” của dân bản. Không ai tin ông sẽ thay đổi được cuộc sống, ngoại trừ một cán bộ xã dám cho ông vay 5 triệu đồng mà chỉ có “niềm tin” để tín chấp. Với số tiền được coi là cả gia tài trong tay, ông Nhí đã mua lại mảnh nương bạc màu của một người quen, để đầu tư làm nương có bờ.

Ông lý giải: “Đời cha ông tôi đều phá rừng làm nương cả. Nhưng làm nương theo cách cũ thì năng suất thấp, không đủ ăn, đất lại hay bạc màu, nên phải chuyển nơi canh tác thường xuyên. Tôi nghe nói nương có bờ giữ ẩm, giữ màu cho đất tốt, vì thế cũng dễ cày cuốc, mà quan trọng là năng suất cao, lại canh tác được lâu năm, thế nên tôi quyết định làm”.

Bao công sức, tâm huyết được người đàn ông ấy dốc hết vào mảnh nương 5.000 m2. Với sự cần mẫn của cả gia đình, chỉ trong 3 năm, 6 mùa lao động, ông đã trả được hoàn toàn số nợ vay. Rồi bằng sự kiên trì, gia đình ông Nhí đã có được những mùa vàng no ấm, thóc lúa chất đầy nhà, không những đủ ăn mà còn đem bán lấy tiền trang trải cuộc sống gia đình.

Khi đã bảo đảm lương thực cho gia đình, ông Nhí tiếp tục nghĩ đến việc mở rộng sản xuất. Những năm sau đó, nhờ nguồn vốn vay ngân hàng, ông Nhí đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao thả cá. Hiện nay cơ ngơi gia đình ông đã có 4.000 m2 ao, mỗi năm thu hoạch 2 lứa. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình ông khai hoang thêm được 5.000 m2 ruộng, nên toàn bộ số nương có bờ ngày nào đã được ông đầu tư trồng rừng sản xuất...

“Cầm tay chỉ việc” giúp bà con thoát nghèo

Dẫn chúng tôi đi thăm những thửa ruộng xanh màu mạ non, Bí thư Chi bộ Quàng Văn Nhí hồ hởi: "Bản Co Pục bây giờ đổi thay rất nhiều. Cái khác xưa lớn nhất là người dân đã thay đổi nhận thức, suy nghĩ, không trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Hộ nào cũng đề cao lòng tự trọng, quyết tâm thoát nghèo, dạy bảo con cháu tránh xa tệ nạn xã hội".

Ông Nhí quả quyết khẳng định, bản mình giờ thế mạnh là cây lúa nước: “Mọi người xem đấy, trong khi các bản lân cận 1 năm chỉ trồng được 1 vụ lúa, thì Co Pục năm nào cũng trồng được 2 vụ. Mỗi vụ trung bình 1 nhà thu hoạch được trên 1 tấn thóc, lại không mấy khi mất mùa, nên chuyện thiếu ăn, thiếu đói hiếm xảy ra lắm. Nhà nào cũng có ti vi, xe máy, tính sơ sơ phải có gần chục hộ. Bằng các mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm, chuyện người dân Co Pục làm giàu giờ không phải mơ ước xa vời nữa, mà đang hiện hữu bằng mồ hôi, sức lao động”.

Già làng Quàng Văn Nhí tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho người dân trong bản.
Ông Quàng Văn Nhí tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho người dân trong bản.

Co Pục thay da đổi thịt như hôm nay có công đầu của Bí thư Chi bộ Quàng Văn Nhí. Ông nhiệt tình “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn dân bản cách đào kênh dẫn nước về tưới mát cho những thửa ruộng, cấy 2 vụ/năm. Đó chưa hẳn là kỳ tích, nhưng nhìn vào mảnh ruộng nhà ông thu hoạch mỗi vụ được hàng tấn thóc người dân trong bản ai cũng trầm trồ: “Không ngờ Bí thư lại có thể bắt đất cằn làm ra thóc gạo”.

Từ tấm gương của Bí thư Chi bộ, các hộ đua nhau khai hoang đất nương, đào mương dẫn nước làm ruộng. Ông kể: “Nhiều nhà bán lợn, bán bò mua máy xát, máy cày. Có gia đình chưa đủ tiền, tôi cho mượn rồi trả bằng thóc khi đến vụ thu hoạch. Hiện nay, cả bản hầu như nhà nào cũng có máy tuốt lúa, nhiều nhà còn sắm được cả máy cày. Đến mùa, ai nhờ tôi đều giúp không công, bà con chỉ cần bỏ tiền đổ dầu”.

Ngược về trên con đường bê tông phẳng lỳ chúng tôi cảm nhận bản Co Pục đang chuyển mình mỗi ngày. Ở đó, người dân luôn bày tỏ niềm tin yêu vị Bí thư Chi bộ Quàng Văn Nhí. Bằng sự tận tâm, nhiệt huyết và trách nhiệm ông đã đồng hành cùng cộng đồng người Khơ Mú của mình vươn lên làm kinh tế, tạo ra những mùa vàng trĩu hạt, đàn trâu, bò sinh sôi nảy nở… Cuộc sống ấm no, sung túc đã đã hiện hữu trong nhiều ngôi nhà.

Bản Co Pục nằm bên Quốc lộ 12 (hướng từ TP. Điện Biên Phủ đi huyện Mường Chà) cách trung tâm TP. Điện Biên Phủ khoảng 5km. Bản có 72 hộ dân, 346 nhân khẩu, 100% dân tộc Khơ Mú sinh sống.

Trước kia, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, tập quán sản xuất lạc hậu, cái đói luôn thường trực dưới mỗi nếp nhà. Khái niệm làm nương có bờ, hay làm ruộng nước rất xa vời đối với đồng bào dân tộc nơi đây. Nhiều đời, họ quen với lối sống phụ thuộc vào rừng, “săn bắt, hái lượm” hoặc phá rừng làm nương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Thái Nguyên

Lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Thái Nguyên

Từ nhiều năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thái Nguyên đã và đang nỗ lực góp công góp sức trong các phong trào ở địa phương. Họ trở thành những “hạt nhân” trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở, chung tay xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 5 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.