Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều ý kiến bức xúc về dự án thủy điện Đắk Bla 3

L.Phương - H.Đại - 16:24, 11/03/2022

Sông Đắk Bla dài 139km, chảy từ Đông sang Tây, nên được gọi là “dòng sông chảy ngược”. Sông nhỏ và ngắn, lưu vực chỉ nằm gọn trong địa phận tỉnh Kon Tum, nhưng lượng phù sa do dòng sông bồi đắp qua hàng ngàn năm đã hình thành nên thung lũng Kon Tum, biến trung tâm thành phố này thành vùng cát trắng độc nhất giữa miền Tây Nguyên đất đỏ bazan. Tuy nhiên, con sông này đang đứng trước nguy cơ bị chặn dòng để làm thủy điện. Nếu dự này triển khai, thì những huyền tích, gắn với dòng sông này sẽ bị xóa sổ, nên người dân địa phương đang rất bất bình.

Chị Y Thủy bức xúc vì Dự án có thể làm ảnh hưởng đến đời sống của bà con trong làng
Chị Y Thủy bức xúc vì Dự án có thể làm ảnh hưởng đến đời sống của bà con trong làng

Huyền tích về dòng sông

Trải qua hàng ngàn năm, Đăk Bla đã trở thành dòng sông huyền thoại, gắn liền với vô số tích truyện của đồng bào DTTS nơi đây. 

Theo Nhà văn Tạ Văn Sỹ, người đã có nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm về địa lý, văn hóa Tây Nguyên,đặc biệt là tỉnh Kon Tum thì, những người đầu tiên đến bên dòng Đăk Bla dựng buôn, lập làng, là người Gia Rai và Ba Na. Chuyện xưa kể rằng,người Gia Rai lập làng bên hữu ngạn, phía thượng lưu. Người Ba Na lập làng bên tả ngạn hạ lưu. Tuy khác bộ tộc, nhưng hai buôn làng vẫn sống chan hòa, yêu thương nhau giữa núi rừng hùng vĩ.

Có một một ngày, chiến tranh nổ ra khắp vùng Tây Nguyên, các buôn làng, bộ tộc không còn sống chan hòa với nhau nữa. Thậm chí, hai ngôi làng người Gia Rai và Ba Na cũng trở nên thù địch. Oái oăm thay, một chàng trai người Gia Rai lại đem lòng yêu thương cô gái người Ba Na ở phía bên kia sông. Họ yêu nhau say đắm, dù biết là cuộc tình này chắc chắn không được buôn làng chấp nhận. Tuyệt vọng, họ hẹn nhau một đêm sáng trăng sẽ ra sông Đăk Bla tự vẫn để được chết bên nhau, qua đó hóa giải thù hận giữa hai buôn làng.

Đúng ngày, đôi trai gái tự đâm vào cổ rồi lao xuống dòng nước đang cuồn cuộn chảy. Dòng máu chàng trai xuôi theo dòng nước về phía hạ nguồn để tìm đến nơi cô gái ở. Còn dòng máu cô gái lại ngược dòng tìm về phía ngôi làng mà chàng trai sinh sống. Đến giữa sông thì cả 2 dòng máu gặp nhau, rồi như tuân theo luật tục mẫu hệ của người đồng bào dân tộc ở đây, máu chàng trai quyện vào dòng máu cô gái rồi chảy ngược dòng về phía thượng nguồn.

Máu của hai người hòa vào làn nước vốn trong xanh của sông Đăk Bla làm đỏ cả dòng sông, kéo luôn dòng nước trôi ngược về hướng Tây. Không chỉ vậy, dòng sông cũng uốn khúc, quanh co chứ không còn thẳng tắp như sự minh chứng cho chuyện tình đau đớn, trắc trở.

Sáng hôm sau, khi người của cả hai làng ra sông lấy nước, vô cùng sửng sốt khi thấy con sông thân thuộc bỗng đỏ ngầu, lại chảy ngược hướng trước kia. Họ vội chạy về báo cho những người trong làng biết. Đến lúc biết sự thật, hai làng đều hối hận vì sự thù hận đã khiến cho đôi uyên ương phải chết tức tưởi. 

Cảm động trước tình yêu này, hai làng quyết định gạt bỏ quá khứ, kết nghĩa anh em, sống lại những ngày tháng chan hòa, yên lành. Nhưng dòng sông từ đấy cũng không đổi dòng được nữa, cứ chảy ngược về hướng Tây và mang theo màu đỏ quanh năm đến tận bây giờ.

Dòng Đắk Bla huyền thoại đang đứng trước nguy cơ chặn dòng để làm thủy điện
Dòng Đắk Bla huyền thoại đang đứng trước nguy cơ chặn dòng để làm thủy điện

Chặn dòng để làm thủy điện

Đó là t được người dân lưu truyền lý giải cho sự khác thường của dòng sông. Cũng chính nguồn gốc nhuốm màu huyền thoại này, mà họ luôn ra sức bảo vệ dòng sông. Vì thế, khi hay tin dòng sông này sẽ bị chặn dòng để xây dựng thủy điện, người dân tỏ ra bức xúc, lo lắng và phản đối dự án này.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Thủy điện Đắk Bla 3 được Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc tại tỉnh Kon Tum năm 2020. Vị trí xây dựng nằm trên sông Đắk Bla đoạn qua xã Đắk Blà và Đắk Rơ Wa (TP. Kon Tum). Dự án Thủy điện Đắk Bla 3 do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Chiến Thắng (trụ sở tại Khu công nghiệp Hòa Bình, phường Lê Lợi, TP. Kon Tum) làm chủ đầu tư.

 Công trình có công suất 8,6 MW; diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến được sử dụng là hơn 84 ha. Đây là công trình cấp III, gồm: Đập dâng kết hợp xả lũ và tuyến năng lượng. Trong đó, đập dâng và đập tràn nằm trên sông Đắk Bla, tổng vốn đầu tư dự án khoảng 300 tỷ đồng.

Ông A Đưn, Trưởng thôn Kon K’Tu, xã Đắk Rơ Wa, TP. Kon Tum cho biết: Sông Đắk Bla đã gắn bó với bà con từ bao đời nay, và có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Khách đến làng, họ thích nhất là thăm dòng sông Đắk Bla, được đi trên bãi cát và ngồi trên thuyền độc mộc, cũng như chụp hình ở sông suối. Bà con lo sợ thủy điện xây dựng sẽ ảnh hưởng môi trường nước, thay đổi dòng chảy. Trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 10/1, tôi đã có ý kiến về việc bà con không thống nhất với đồ án quy hoạch xây dựng thủy điện ở làng.

Còn chị Y Thủy, người dân làng Kon K’Tu chia sẻ: Từ đời cha ông chúng tôi, dòng sông này như máu thịt là cội nguồn để nuôi sống bà con. Dân làng chúng tôi sinh sống dọc hai bên bờ sông, con sông là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt, con sông còn là nguồn cung cấp cá tôm cho dân làng chúng tôi. Nên chúng tôi không đồng ý xây dựng thủy điện.

Trong khi đó, theo ông A Nhum cũng ở làng Kon K’Tu, dòng sông Đắk Bla là một biểu tượng cho sự hài hòa, nơi đây gắn bó với chúng tôi từ bé, nhưng nay dòng sông này đang bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các công trình, dự án, dân chúng tôi thì “thấp cổ bé họng” nên dù có ý kiến cũng không thể làm gì được. Làng chúng tôi nguồn sống chủ yếu là lúa nước, bây giờ nếu ngăn dòng làm thủy điện ngập hết các ruộng lúa, thì chúng tôi sống bằng nguồn gì đây.

Việc xây dựng Thủy điện Đăk Bla 3, không chỉ vấp phải sự phản đối của người dân, mà lãnh đạo TP. Kon Tum cũng không đồng tình. Ông Nguyễn Thanh Mân, Chủ tịch UBND TP. Kon Tum, nói: Trên địa bàn TP. Kon Tum hiện đã có 1 thủy điện là Đăk Bla, chắc chắn không có thêm thủy điện nào ở khu vực này nữa, vì khu vực này chỉ là một đoạn sông ngắn.

“Đến nay, mọi việc vẫn chưa rõ ràng, nhưng nếu có đơn vị nào làm, thì thành phố cũng ngăn cản, phản biện là không đồng ý, vì đang phát triển làng du lịch ở đó thì không nên xây dựng thủy điện”, ông Mân khẳng định.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc và thông tin đến bạn đọc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Tin nổi bật trang chủ
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Xã hội - Văn Hoa - 4 giờ trước
5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 4 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Xã hội - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 22:22, 25/04/2024
Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì, thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:47, 25/04/2024
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Liverpool đã phải nhận thất bại 0-2 khi hành quân đến sân của Everton. Sau trận đấu này, Liverpool tạm đứng thứ 2 (74 điểm/34 trận), kém đội đầu bảng Arsenal 3 điểm, hơn đội xếp sau Man City 1 điểm nhưng đá nhiều hơn 2 trận.
Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:46, 25/04/2024
Mặc dù gặp đội cuối bảng xếp hạng Sheffield United, nhưng Man United đã phải rất vất vả mới có thể giành được chiến thắng trong trận đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh.
Futsal châu Á 2024: Thất bại đáng tiếc trước Uzbekistan, Futsal Việt Nam phải chờ tranh vé vớt dự World Cup

Futsal châu Á 2024: Thất bại đáng tiếc trước Uzbekistan, Futsal Việt Nam phải chờ tranh vé vớt dự World Cup

Thể thao - Hoàng Minh - 21:45, 25/04/2024
Đội tuyển Fusal Việt Nam vừa để thua ngược đội tuyển Futsal Uzbekistan trong trận Tứ kết giải Futsal châu Á 2024. Thất bại này khiến đội tuyển Futsal bị loại khỏi giải và phải chờ tranh vé vớt dự World Cup.
Triệt phá đường dây tín dụng đen quy mô gần 4 nghìn tỷ đồng

Triệt phá đường dây tín dụng đen quy mô gần 4 nghìn tỷ đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 21:43, 25/04/2024
Ngày 24/4, Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết, các đơn vị nghiệp vụ vừa triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy mô rất lớn, với mức giao dịch gần 4.000 tỷ đồng.