Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều tỉnh Trung bộ tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 đạt thấp

Thanh Nguyễn - 20:15, 16/08/2022

Những biến thể phụ của Covid-19 đang gây ra nhiều diễn biến phức tạp tại một số quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm biến thể phụ và mức độ ảnh hưởng của loại biến thể này đang ở mức đáng lo ngại. Do vậy, việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin đang là giải pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế những tháng qua cho thấy, còn nhiều tỉnh Trung bộ như Hà Tĩnh, Nghệ An tiến độ tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 vẫn chậm so với kế hoạch...

 Hà Tĩnh là một trong 5 địa phương có tỷ lệ tiêm mũi 1 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và mũi 3 cho người từ 12 đến dưới 18 tuổi thấp nhất cả nước
Hà Tĩnh là một trong 5 địa phương có tỷ lệ tiêm mũi 1 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và mũi 3 cho người từ 12 đến dưới 18 tuổi thấp nhất cả nước

Tiến độ tiến vắc xin Covid-19 chậm do đâu?

Theo Cục Y tế dự phòng, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, WHO vẫn cảnh báo tình trạng đại dịch toàn cầu; virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, khó dự báo, nhất là về mức độ nguy hiểm, khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin và nguy cơ tăng bệnh nặng, tử vong.

Trong nước, mặc dù tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc nhưng đã ghi nhận gia tăng trở lại các ca mắc bệnh, các ca nhập viện và các ca chuyển nặng trong thời gian gần đây cùng với sự xuất hiện của các biến thể phụ mới của biến thể Omicron như BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn các biến thể trước đây.

Tuy nhiên, tiến độ tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 vẫn chậm so với kế hoạch, đang dấy lên nhiều lo ngại về việc kiểm soát dịch bệnh trong bối cảnh mới. Chúng tôi đã đi tìm nguyên nhân ấy và nhận thấy, có rất nhiều khó khăn, hạn chế trong công tác triển khai thực hiện Chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19. Đó là, một số cấp ủy, chính quyền và đoàn thể ở địa phương thiếu sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt. Việc bố trí tổ chức tiêm chủng trong thời gian làm việc gặp khó khăn.

Nhiều trẻ em trong giai đoạn nghỉ hè, chuyển cấp nên việc tổ chức tiêm chủng tại trường, tại trạm y tế gặp khó khăn. Tỷ lệ di biến động dân cư lớn (đến, đi) sau đợt dịch tại nhiều địa phương.

Đáng lo ngại nhất, đó là sự chủ quan của người dân trong bối cảnh dịch bệnh được khống chế. Nhiều đối tượng đã mắc Covid-19 không đồng ý, hoặc lưỡng lự tiêm các mũi vắc xin tiếp theo. Nhiều cha mẹ không đồng ý do lo ngại ảnh hưởng lâu dài của vắc xin đến sức khỏe của trẻ 5-11 tuổi. Ngoài ra, một số huyện không cập nhật số liệu tiêm kịp thời; việc báo cáo số mũi tiêm không chính xác so với lượng vắc xin được cấp.

Nhìn từ các tỉnh Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh thì, tỉ lệ tiêm Covid-19 với các mũi nhắc lại; thậm chí là mũi 1 đang thấp.

Tại Nghệ An, đến thời điểm này đã thực hiện 7.783.598 mũi tiêm vắc xin Covid-19. Trong đó, có 413.448 mũi cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi; 649.530 mũi cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi; 6.720.620 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn tình trạng tiêm chậm, tiêm không đúng tiến độ và chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng theo chỉ đạo của Chính phủ.

Theo kết quả thống kê của Bộ Y tế, đến ngày 3/8/2022, tỉnh Hà Tĩnh là một trong 5 địa phương có tỷ lệ tiêm mũi 1 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và mũi 3 cho người từ 12 đến dưới 18 tuổi thấp nhất cả nước.

 Trước thực tế này, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã nghiêm khắc phê bình các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chung của toàn tỉnh là: thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh, huyện Nghi Xuân, huyện Can Lộc, huyện Lộc Hà, huyện Kỳ Anh. UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng yêu cầu chủ tịch UBND các địa phương nêu trên rút kinh nghiệm, khẩn trương có biện pháp khắc phục, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn.

Ở một số địa phương của Nghệ An vẫn còn tình trạng tiêm chậm, tiêm không đúng tiến độ và chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng theo chỉ đạo của Chính phủ
Ở một số địa phương của Nghệ An vẫn còn tình trạng tiêm chậm, tiêm không đúng tiến độ và chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng theo chỉ đạo của Chính phủ

Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ

Trước diễn biến phức tạp của các biến thể phụ của Covid-19, Nghệ An đã lên “dây cót” cho các địa phương, các cấp ngành về việc phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng hơn nữa.

Theo Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Dương Đình Chỉnh, đơn vị đã phát động chiến dịch tiêm chủng “Mùa Thu vắc xin Covid-19”. Từ 15/8 đến ngày 21/8, toàn tỉnh phải hoàn thành việc tiêm trên 250.000 liều vắc xin Covid-19. Ông Chỉnh cũng yêu cầu: Các địa phương cần tăng cường công tác tham mưu, chỉ đạo, tham gia của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể để triển khai tốt hoạt động tiêm chủng; đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội và trực tiếp về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Cũng theo ông Chỉnh, các đơn vị y tế phải chủ động tham mưu công tác tiêm vắc xin; xây dựng phương án phân bổ vắc xin về từng địa bàn, đối tượng khác nhau; thực hiện tiêm vắc xin 24/24h ở trạm y tế xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đi tiêm; bố trí các điểm tiêm lưu động ở khu công nghiệp và vùng sâu, vùng xa; các bệnh viện, hỗ trợ tối đa nhân lực cho các trung tâm y tế trong việc tiêm chủng.

Để chiến dịch tiêm chủng “Mùa Thu vắc xin Covid-19” đạt kết quả cao, từ ngày 16/8, Sở Y tế Nghệ An  thành lập đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các địa phương… Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh thực hiện phân bố vắc xin đảm bảo công bằng, ưu tiên cho các địa phương tỷ lệ thấp. Không cho phép các địa phương trả vắc xin Covid-19 đã phân bổ.

Tại Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đã yêu cầu, lãnh đạo Sở Y tế tiếp tục tăng cường, chỉ đạo tốt việc thực hiện tiếp nhận, phân bổ, hướng dẫn tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19. Đáng chú ý, ngành giáo dục phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, đặc biệt là trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và mũi 3 cho người từ 12 đến dưới 18 tuổi để đảm bảo an toàn cho năm học 2022-2023. Khẩn trương hoàn thành việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, các huyện, thành phố, thị xã phải quyết tâm hơn nữa, trong việc chỉ đạo tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đảm bảo hoàn thành trong tháng 8 năm 2022; hoàn thành sớm nhất việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên; đẩy nhanh tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế; chú trọng hoàn thành sớm việc tiêm vắc xin cho các lực lượng y tế, công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, người làm việc trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp; giao chỉ tiêu và tiến độ thực hiện đến tận cấp xã.

Ông Võ Trọng Hải nhấn mạnh: Phải thường xuyên rà soát đối tượng tiêm chủng trên địa bàn, đảm bảo tất cả người dân đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm chủng đầy đủ. Tổ chức “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, tổ chức các tổ tiêm chủng lưu động để vận động người dân tiêm chủng đầy đủ. 

Đặc biệt, các sở, địa phương được giao nhiệm vụ trên phải khẩn trương, nghiêm túc thực hiện; đơn vị, địa phương nào không thực hiện tốt, không đạt chỉ tiêu đã đề ra của Chính phủ và Bộ Y tế, để tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người dân thấp dẫn đến dịch bệnh có nguy cơ cao xảy ra trên địa bàn thì người đứng đầu đơn vị, địa phương phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Rõ ràng, Covid-19 chưa có dấu hiệu dừng lại mà đang diễn biến hết sức phức tạp bằng các biến thể phụ. Vì vậy, việc tiêm phòng đầy đủ vaccine là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa Covid-19.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra vào ngày 30/9, tại Tp. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn.
Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Media - Vàng Ni - 9 giờ trước
Cầu Giới Phiên mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Yên Bái nói chung, Tp. Yên Bái nói riêng. Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ góp phần hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, bảo đảm kết nối hai bên bờ sông Hồng tạo thành trục kết nối từ đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Quốc lộ 32C, Quốc lộ 70 với đường Âu Cơ và kết nối với trung tâm Tp. Yên Bái.
Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Xã hội - Tiêu Dao - 21:56, 26/09/2023
Ngôi làng Pêtapót trên vùng cao biên giới Nam Giang từng một thời nằm biệt lập với thế giới xung quanh. Thế rồi khi có những người lính Biên phòng lên đây “ba cùng” với đồng bào, cụm dân cư này đã chuyển mình, khoác lên một diện mạo mới.
Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Kinh tế - Thu Hà - 21:34, 26/09/2023
Chăm lo, đầu tư, hỗ trợ nhiều mặt để giúp người dân ở vùng biên giới ổn định cuộc sống, từ đó an tâm bám bản, bám làng, không vượt biên trái phép, không buôn lậu hoặc bị lợi dụng, mua chuộc vận chuyển hàng cấm qua biên giới… Đó là chủ trương, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay. Tại huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước), việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho người dân vùng biên là trợ lực giúp người dân an tâm phát triển sản xuất, chăn nuôi, ổn định cuộc sống.
Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 21:26, 26/09/2023
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có dân số khoảng 0,65 triệu người (2021) trong đó, DTTS chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh. Do đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương . Để hiểu hơn về những kết quả bước đầu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị
Mùa tuốt lúa trên làng Hạnh phúc

Mùa tuốt lúa trên làng Hạnh phúc

Kinh tế - Tiêu Dao – Hồ Quân - 21:20, 26/09/2023
Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 9 và tháng 10, khi lúa đã chín rộ, người Xơ Đăng ở Nam Trà My (Quảng Nam) bắt đầu việc thu hoạch và mở hội ăn mừng lúa mới, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Tin trong ngày - 25/9/2023

Tin trong ngày - 25/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 25/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Đoàn công tác của Quốc hội hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng an sinh xã hội tại Yên Bái. Nông dân Hơ Moong chăm sóc sầu riêng bằng điện thoại di động. Gì Thàng - Điểm sáng an ninh trật tự. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Xã hội - Lê Vũ - Quang Anh - 21:16, 26/09/2023
Chiều ngày 26/9/2023, tại cảng Bến Đầm, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồn Biên phòng Côn Đảo, BĐBP tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành các thủ tục tiếp nhận 10 thuyền viên của tàu cá BL 93279 TS gặp nạn trên biển được tàu SAR 272 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 đưa vào bờ an toàn.
Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Dân tộc- Tôn giáo - Thúy Hồng - 21:08, 26/09/2023
Sáng 26/9, tại Nam Định, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Chia sẻ, vận động nhân rộng các sáng kiến và giải pháp thông tin tuyên tuyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo". Tham dự Diễn đàn có gần 150 đại biểu đến từ 22 tỉnh, thành và trực tuyến tại 21 điểm cầu trên cả nước.
Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Tin tức - Tào Đạt - 21:05, 26/09/2023
Chiều 26/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức khởi công xây dựng nhà cho 2 hộ gia đình phụ nữ nghèo tại khu vực biên giới xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Sức khỏe - Minh Anh - 21:03, 26/09/2023
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra vào ngày 30/9, tại Tp. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn.
Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Trang địa phương - Ngọc Chí - 21:00, 26/09/2023
Chiều ngày 26/9, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền tỉnh Chăm-Pa-Sắc, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giai đoạn 2023-2027 giữa 2 tỉnh.