Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều giải pháp để lấp “lỗ hổng” trong hoạt động khai thác than

PV - 14:19, 07/05/2019

Lợi dụng việc vận chuyển bã thải quặng than, thời gian qua, nhiều đơn vị khai thác đã tuồn thẳng quặng than ra ngoài bán cho các đơn vị tư nhân. Lỗ hổng trong hoạt động này đang khiến Nhà nước bị thất thu một khoản tài nguyên rất lớn…

Thời gian qua, hoạt động khai thác, vận chuyển than lậu diễn ra phức tạp. Thời gian qua, hoạt động khai thác, vận chuyển than lậu diễn ra phức tạp.

Thất thoát tài nguyên

Theo thông tin từ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường (gọi tắt là Tổng cục), thời gian qua, hoạt động tuyển rửa xít quặng than vô cùng phức tạp. Chỉ tính riêng thời điểm tháng 12/2018, tại xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã có tới gần 20 bãi, điểm tập kết, tuyển rửa xít lấy than trái phép. Xít thải sau khi lấy từ các mỏ than ở khắp nơi đến Cụm Công nghiệp Cẩm Thịnh sẽ được đưa lên máy móc tuyển rửa lấy than bùn qua loa, rồi xuất bán đi khắp nơi ở trong nước, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài bằng tàu biển.

Không chỉ diễn ra ở Quảng Ninh, tại Mỏ than Phấn Mễ (huyện Phú Lương, Thái Nguyên), các xưởng xung quanh khu vực hoạt động tuyển rửa than trá hình cũng diễn ra công khai khiến dư luận rất bức xúc. Mỏ than Phấn Mễ được thành lập 1960, thuộc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Mỏ than này có công suất thiết kế ban đầu 50.000 tấn/năm.

Thời gian qua, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã ký với các công ty tư nhân hợp đồng kinh tế mua bán sái thải và bã sái thải sau tuyển. Nhưng trên thực tế, các loại “sái sau tuyển” mà Mỏ than Phấn Mễ bán đều được múc và vận chuyển từ dưới lòng mỏ than lên bãi thải, không qua khu vực nghiền tuyển của mỏ, mà đưa thẳng về các xưởng tuyển tư nhân ở bên ngoài. Trước sự việc trên, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cũng đã vào cuộc làm rõ sai phạm, đồng thời sẽ xử lý trách nhiệm sai phạm.

TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng Ban Chiến lược Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam nhận định, trong ngành than có ba chỉ tiêu hiện vật đang bị đánh cắp nhiều nhất là: than, đất đá bốc và mét lò. Nếu buông lỏng quản lý, than lậu sẽ tràn ngập và giá than trong nước tăng cao hơn giá than nhập khẩu.

Siết chặt quản lý

Trước tình trạng trên, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã có công văn gửi các công ty, tập đoàn về than yêu cầu, báo cáo các nội dung về công tác quản lý, sử dụng khoáng sản tại bãi thải thuộc dự án khai thác, sàng tuyển than đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cấp phép.

Theo đó, Tổng cục yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc báo cáo cơ chế quản lý, chỉ đạo hoạt động khai thác than theo giấy phép khai thác đã được cấp Tập đoàn/Tổng công ty, trong đó có hiện trạng công tác đổ thải đất đá.

Cơ quan quản lý cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải báo cáo các khu vực lưu trữ than chất lượng thấp (không đưa trong báo cáo sản lượng khai thác thực tế theo công suất được phép khai thác ghi trong giấy phép khai thác khoáng sản); các khu vực chứa bã sàng sau tuyển rửa; thực trạng việc thu hồi, sử dụng và tiêu thụ (bã xít, bã sàng, than chất lượng thấp, khoáng sản khác) theo từng giấy phép.

Đối với các giấy phép khai thác than cấp trực tiếp cho đơn vị trực thuộc TKV và Tổng công ty Đông Bắc, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cũng yêu cầu báo cáo hiện trạng công tác đổ thải đất đá; các khu vực lưu trữ than chất lượng thấp; khu vực chứa bã sàng sau tuyển rửa; thực trạng việc thu hồi, sử dụng và tiêu thụ (bã xít, bã sàng, than chất lượng thấp, khoáng sản khác) theo từng giấy phép.

Ngoài ra, Tổng cục yêu cầu TKV và Tổng công ty Đông Bắc nêu rõ khối lượng (bã xít, bã sàng, than chất lượng thấp, khoáng sản khác) đã sử dụng, tiêu thụ; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước...

Tổng cục cũng yêu cầu, đối với phạm vi các mỏ đã được cấp phép, nếu như khoáng sản, than ở bãi thải đang hoạt động, doanh nghiệp phải báo cáo Bộ TN&MT, giấy phép cấp thế nào thì doanh nghiệp khai thác đúng như vậy.

Theo Tổng cục, những loại khoáng sản khác, kể cả đá trong khu vực mỏ than hay xít (than chất lượng thấp) ở bãi thải, TKV và các doanh nghiệp khác cũng không được quyền tự động bán ra cho tư nhân như hiện nay, bởi đây là tài sản quốc gia cần được quản lý chặt chẽ.

T.HÒA

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam

Ngày 27/11/2024, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã tiếp ông Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Đắk Lắk: Tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở

Đắk Lắk: Tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở

Sức khỏe - Lê Hường - 7 giờ trước
Vừa qua, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột tổ chức lớp tập huấn tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán và điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh cho cán bộ y tế cơ sở.
Ra mắt Câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc huyện Tràng Định

Ra mắt Câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc huyện Tràng Định

Tin tức - Minh Anh - 8 giờ trước
Thực hiện Quyết định số 1444/QĐ-UBND, ngày 12/6/2024 của UBND huyện Tràng Định, vừa qua huyện Tràng Định, UBND huyện Tràng Định vừa tổ chức ra mắt câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc.
Thái Nguyên: Đẩy mạnh nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Thái Nguyên: Đẩy mạnh nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Tiểu dự án 1 của Dự án 3). Nhờ vậy, người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ để phát triển sản xuất, sớm có cơ hội thoát nghèo và ổn định kinh tế.
Khánh Hòa đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào DTTS

Khánh Hòa đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 9 giờ trước
Những năm gần đây, việc liên kết, hợp tác, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đã được ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa chú trọng đẩy mạnh. Điều này không chỉ giúp giải quyết bài toán đầu ra cho người nông dân mà còn nâng cao giá trị, phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Khánh Hòa, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nuôi gà dưới tán rừng hồi-Hướng đi mới để phát triển kinh tế ở Bình Gia

Nuôi gà dưới tán rừng hồi-Hướng đi mới để phát triển kinh tế ở Bình Gia

Công tác Dân tộc - Minh Anh - 10 giờ trước
Gà được nuôi bán chăn thả dưới tán rừng hồi, nên ngoài việc cho ăn ngô, cám, cây chuối thì còn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra và chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình nuôi gà mới được triển khai tại xã Quang Trung, huyện Bình Gia trong năm 2024, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nơi đây.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thương mại điện tử góp phần đẩy mạnh hàng xuất khẩu của Việt Nam

Thương mại điện tử góp phần đẩy mạnh hàng xuất khẩu của Việt Nam

Kinh tế - Minh Thu - 10 giờ trước
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại trong thời 4.0, các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành nền tảng giúp hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần, từng bước chinh phục thị trường quốc tế.
TP. Hồ Chí Minh: Bàn giao Nhà tình thương cho hộ đồng bào DTTS

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giao Nhà tình thương cho hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 11 giờ trước
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương trợ của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, ngày 26/11, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc - Ban vận động “Vì người nghèo” Quận 8 cùng các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ bàn Nhà tình thương cho hộ gia đình ông Lữ Triều Hưng, ngụ tại số 435/26 Dã Tượng, phường 10, Quận 8.
Quan Sơn (Thanh Hóa): Nỗ lực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến đồng bào DTTS miền núi

Quan Sơn (Thanh Hóa): Nỗ lực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến đồng bào DTTS miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 11 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL). Đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Nghệ An: Chính quyền số phủ sóng nơi bản làng

Nghệ An: Chính quyền số phủ sóng nơi bản làng

Công tác Dân tộc - An Yên - 12 giờ trước
Trong công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển sản xuất - xã hội theo Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, các cấp chính quyền huyện, xã vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử phủ sóng đến các bản làng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn.
Thuận Châu (Sơn La): Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Thuận Châu (Sơn La): Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 12 giờ trước
Trong những năm qua, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, góp phần giúp đồng bào DTTS có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.