Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều điểm mới trong quy định về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Hoàng Minh - 22:19, 11/06/2024

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH ngày 10/5/2024 quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Thông tư đã đưa ra nhiều điểm mới và thay đổi lớn trong cách xác định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trong cách đánh giá, xếp loại nhà giáo GDNN so với quy định trước đây.

Các quy định mới này sẽ tháo gỡ khó khăn liên quan đến việc công nhận đạt chuẩn trình độ kỹ năng nghề
Các quy định mới này sẽ tháo gỡ khó khăn liên quan đến việc công nhận đạt chuẩn trình độ kỹ năng nghề

Quy định chứng chỉ kỹ năng nghề theo hướng mở, linh hoạt nhưng không hạ thấp chuẩn của nhà giáo GDNN

Điểm nổi bật trong Thông tư này là việc làm rõ quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành theo hướng cụ thể hơn phạm vi công nhận văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đạt chuẩn kỹ năng nghề để dạy thực hành. Theo đó, nhà giáo đạt chuẩn kỹ năng nghề để dạy thực hành khi có các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận sau:

Văn bằng của một số ngành đào tạo chuyên sâu, đặc thù hoặc có chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng, định hướng nghề như: Bằng Kỹ sư ; Bằng bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II; Bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên đối với một số nhóm ngành Nghệ thuật; Thể dục, thể thao; Máy tính và công nghệ thông tin; Kế toán; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Đào tạo giáo viên; Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài.

Chứng chỉ, chứng nhận, danh hiệu đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề như: Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Nhà giáo ưu tú trở lên; Chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật; Chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc tại các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia; Chứng nhận giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế; Chứng nhận huấn luyện học sinh, sinh viên đoạt giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế trong lĩnh vực GDNN.

Văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận khác về trình độ kỹ năng nghề đã được bổ sung theo đề nghị của một số Bộ chuyên ngành như Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên theo quy định của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với thuyền viên (Công ước STCW); Bằng tốt nghiệp trung cấp đối với các ngành thuộc lĩnh vực xiếc và tạp kỹ, Giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc hạng cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2 đối với giáo viên dạy thực hành lái xe.

Văn bằng, chứng chỉ GDNN do cơ sở GDNN nước ngoài cấp như Chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 4 Khung trình độ quốc gia (Niveau 4 DQR) của Cộng hòa Liên bang Đức; Chứng chỉ kỹ năng nghề trình độ cao đẳng, cao đẳng nâng cao (Diploma, Advanced Diploma) của Úc; Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 (Level 3 as prescribed in the National Occupational Skill Standard) trở lên của Malaysia.

Các quy định mới này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ được phần lớn “nút thắt” liên quan đến việc công nhận đạt chuẩn trình độ kỹ năng nghề để dạy thực hành cho nhà giáo GDNN.

Chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN được đánh giá trên thang điểm 100
Chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN được đánh giá trên thang điểm 100

Giảm bớt số lượng các quy định về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mang tính định tính gây khó khăn cho nhà giáo và các cơ sở GDNN

Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH đã đưa ra 36 chỉ số đánh giá đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, 42 chỉ số đối với nhà giáo dạy lý thuyết và thực hành trình độ trung cấp, cao đẳng, 44 chỉ số đối với nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng. Đến Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH, chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN đã được nhóm thành 05 tiêu chí đối với nhà giáo dạy ở cả 03 cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp: (1) Tiêu chí về trình độ đào tạo; (2) Tiêu chí về trình độ nghiệp vụ sư phạm; (3) Tiêu chí về năng lực sử dụng ngoại ngữ; (4) Tiêu chí về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; (5) Tiêu chí về học tập, bồi dưỡng nâng cao.

Việc giảm các quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ mang tính định tính tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo, các cơ sở GDNN khi thực hiện nhiệm vụ, tập trung nhiều thời gian cho việc chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

Xác định đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và đánh giá xếp loại nhà giáo GDNN theo hướng đơn giản hóa và tránh chồng chéo

Trong Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH, chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN được đánh giá trên thang điểm 100 và các nhà giáo đạt chuẩn từ 50 điểm trở lên (trong đó các chỉ số liên quan đến trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ sư phạm phải đạt điểm đánh giá tối đa 2/2 điểm) được đánh giá xếp loại thành 03 loại A, B, C. Còn theo quy định mới tại Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH, nhà giáo GDNN chỉ cần được đánh giá là đạt hoặc không đạt theo 05 tiêu chí (không còn đánh giá cho điểm đạt chuẩn). Đồng thời, cũng không còn quy định phải đánh giá xếp loại nhà giáo theo các loại A, B, C vào cuối mỗi năm học. Nhà giáo GDNN là viên chức trong các cơ sở công lập chỉ cần được đánh giá xếp loại theo quy định của Luật Viên chức.

Tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN, trung tâm GDNN-giáo dục thường xuyên trong việc quản lý về chuyên môn

Theo quy định mới, các cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN, trung tâm GDNN-giáo dục thường xuyên có trách nhiệm: “Xác định sự phù hợp về trình độ chuyên môn được đào tạo và trình độ kỹ năng nghề của nhà giáo với ngành, nghề được phân công giảng dạy. Bố trí giảng dạy cho nhà giáo đạt chuẩn theo yêu cầu vị trí việc làm, có văn bằng về trình độ chuyên môn và chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành phù hợp với ngành, nghề được phân công giảng dạy”. Điều này không chỉ làm tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo mà còn giúp tháo gỡ vướng mắc cho các cơ sở trong việc đăng ký hoạt động GDNN và phân công giảng dạy (lý thuyết/thực hành/tích hợp) cho phù hợp, đặc biệt đối với một số ngành nghề mới chưa có hoặc có rất ít cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng, đại học.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
SHB và Học viện Ngân hàng hợp tác toàn diện phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

SHB và Học viện Ngân hàng hợp tác toàn diện phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Vừa qua, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Học viện Ngân hàng đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động hỗ trợ sinh viên, phục vụ sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Tin nổi bật trang chủ
Chuyện về những cây nghiến di sản

Chuyện về những cây nghiến di sản

Tìm trong di sản - Thu Trang, Giang Lam - 10 giờ trước
Tuyên Quang vừa vinh dự có 3 cây nghiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam, trong đó 2 cây thuộc thôn Bản Bung, xã Thanh Tương, huyện Na Hang và 1 cây thôn Nà Khậu, xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình. Rễ của những cây nghiến này đã luồn lách qua từng kẽ đá hàng trăm, hàng nghìn năm để ăn sâu vào lòng đất và vươn mình lên bầu trời xanh.
Phát huy vẻ đẹp tường rào đá của người Mông

Phát huy vẻ đẹp tường rào đá của người Mông

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - Ngọc Ánh - 10 giờ trước
Đến Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, du khách đều ngỡ ngàng, thích thú khi được ngắm nhìn những bức tường rào bằng đá bao quanh những ngôi nhà của người Mông. Nét đẹp văn hóa này không chỉ trở thành điểm check in ấn tượng của khách du lịch mà còn đi vào thơ ca, phim ảnh, tạo nên “thương hiệu” du lịch cho vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS nhìn từ Lào Cai

Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS nhìn từ Lào Cai

Giáo dục - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Lào Cai có 25 dân tộc cùng sinh sống với hơn 66% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp từ đào tạo, quy hoạch đội ngũ cán bộ DTTS; coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điểm trường đặc biệt dành cho trẻ em Xtiêng nơi biên giới

Điểm trường đặc biệt dành cho trẻ em Xtiêng nơi biên giới

Giáo dục - Thanh Liêm - 10 giờ trước
Một điểm trường đặc biệt gồm 2 lớp học dành cho trẻ em dân tộc Xtiêng có hoàn cảnh khó khăn thuộc xã biên giới Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước (giáp Vương quốc Campuchia) như một “ánh lửa” thắp lên hy vọng về cơ hội thay đổi cuộc đời các em trên miền biên giới xa xôi...
Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS

Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS

Sức khỏe - Kim Ngân - 10 giờ trước
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân nói chung, đồng bào DTTS và miền núi nói riêng, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế, nhất là tuyến cơ sở.
Tin trong ngày - 21/6/2024

Tin trong ngày - 21/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Lập đoàn giám sát về bảo vệ môi trường. Hồi hương cổ vật tượng đồng Champa bị bán trái phép ở nước ngoài. Người nông dân giỏi làm kinh tế, nhiệt huyết với phong trào địa phương. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thầm lặng - những “nhà báo” không chuyên!

Thầm lặng - những “nhà báo” không chuyên!

Phóng sự - Đỗ Ngọc Hà-Mỹ Dung - 10 giờ trước
Bên cạnh những nhà báo được đào tạo bài bản ở các cơ quan báo chí, ở tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều "nhà báo" không chuyên. Họ chính là những công tác viên vẫn âm thầm cung cấp thông tin và làm giàu kho tàng về hình ảnh người dân vùng DTTS và miền núi qua những bài viết, những phóng sự. Đặc biệt là những sự kiện, vấn đề diễn ra bất ngờ mà các nhà báo, phóng viên của các cơ quan báo chí không kịp đến địa bàn tác nghiệp. Bằng tất cả tâm huyết, họ cũng mong muốn truyền tải thông điệp, phản ánh kịp thời ý kiến nguyện vọng chính đáng của người dân đến với cộng đồng, các cấp chính quyền, hay tôn vinh những điển hình tiên tiến để nhân rộng, lan tỏa cái hay, cái đẹp trong cuộc sống...
Lan tỏa hình ảnh văn hóa, con người Hà Giang qua âm nhạc

Lan tỏa hình ảnh văn hóa, con người Hà Giang qua âm nhạc

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 10 giờ trước
Hà Giang là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc với hơn 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Phong cảnh thiên nhiên độc đáo kết hợp với sự đa dạng về văn hóa các dân tộc khiến cho Hà Giang thu hút sự sáng tạo của giới văn nghệ sĩ, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc. Những năm qua, giới văn nghệ sĩ đã sáng tác ra nhiều bài hát, MV âm nhạc đặc sắc, tạo tiếng vang trên các trang mạng xã hội, giúp lan tỏa hình ảnh, con người Hà Giang, thúc đẩy du lịch Hà Giang phát triển mạnh mẽ.
AI tạo sinh đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến về du lịch

AI tạo sinh đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến về du lịch

Du lịch - T.H - 10 giờ trước
Trang dịch vụ du lịch Booking.com có trụ sở tại Hà Lan cảnh báo AI tạo sinh đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực du lịch.
Hà Giang: Nhiều chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Hà Giang: Nhiều chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin tức - Vũ Mừng - 10 giờ trước
Công tác giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại tỉnh Hà Giang bị chậm, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang yêu cầu các chủ đầu tư giải ngân chậm tiến độ làm rõ nguyên nhân để có giải pháp tháo gỡ.
Phá đường dây cá độ bóng đá qua mạng hơn 1.000 tỷ đồng trong mùa Euro

Phá đường dây cá độ bóng đá qua mạng hơn 1.000 tỷ đồng trong mùa Euro

Pháp luật - Minh Nhật - 10 giờ trước
Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) vừa triệt xóa đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc với quy mô giao dịch hơn 1.000 tỷ đồng. Các đối tượng được nhà cái cung cấp cho đầu mạng với hạn mức hơn 60 tỷ đồng mỗi tháng để tham gia cá cược các trận bóng đá, mùa giải Euro…