Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Nhiệt huyết của người bưu tá vùng cao

Thúy Hồng - 09:36, 29/10/2020

Không ngại quãng đường xa, khó khăn, vất vả, vượt suối, băng rừng, hàng ngày, anh vẫn luôn miệt mài với nhiệm vụ chuyển phát thư từ, sách báo, đặc biệt là việc phát Báo Dân tộc và Phát triển cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đối với anh, đó là niềm vui, niềm tự hào khi được mang thông tin, niềm vui đến với đồng bào mình. Anh là Ấu Văn Sơn, dân tộc Thái, sinh năm 1980, bưu tá xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La.

Bưu tá Ấu Văn Sơn (bên trái) phát Báo Dân tộc và Phát triển tới tận tay người dân
Bưu tá Ấu Văn Sơn (bên trái) phát Báo Dân tộc và Phát triển tới tận tay người dân

Công việc bưu tá đến với anh Ấu Văn Sơn không phải là cơ duyên hay tình cờ mà đó là công việc “cha truyền con nối”. Trước đây, người bố của anh cũng làm công việc bưu tá của xã. Năm 2004, sau khi bố anh nghỉ chế độ, anh đã thay bố để trở thành cầu nối, đem thông tin đến với bà con DTTS quê hương mình. 

Khi được hỏi, sao anh không chọn một nghề khác đỡ vất vả mà lại chọn nghề bưu tá ở một xã vùng sâu, vùng xa như ở Cà Nàng? Anh Sơn chỉ cười hồn nhiên: “Được là cầu nối đem thông tin đến với bà con là mình vui rồi”.

Nói rồi anh kể cho tôi nghe về hành trình đưa thư trong suốt 16 năm qua của mình. “Công việc hằng ngày của tôi là nhận bưu phẩm, báo chí rồi đi đến từng thôn bản để phát tận tay cho đồng bào. Đường miền núi nên công việc đưa thư cũng rất khó khăn vất vả, trời nắng đi lại còn dễ dàng, chứ ngày mưa gió, đường đất trơn trượt, nhiều khi tôi phải lội suối để kịp đưa thư, báo đến tay bà con. Hồi mới đi làm, lương của tôi chỉ được 180 ngàn đồng/tháng, không có tiền mua xe máy, tôi phải đi bộ đến từng thôn bản để đưa thư, báo cho bà con. Mấy năm nay, mua được xe máy thì đỡ vất vả hơn và cũng chuyển sách, báo được sớm hơn so với đi bộ”, anh Sơn cho biết. 

Không chỉ nhiệt tình đưa sách báo đến tận tay người nhận, anh Sơn còn rất tỉ mỉ và cẩn thận. Đối với những mặt hàng không có hóa đơn gửi bảo đảm, bưu điện không yêu cầu phải ký nhận, nhưng anh luôn có một quyển sổ ghi chép đầy đủ, ngày giờ, người ký nhận để tránh thất lạc thư từ sách báo, nhất là Báo Dân tộc và Phát triển phát cho Người có uy tín, là món ăn tinh thần đưa thông tin đến với bà con vùng cao. 

Ông Lò Văn Sao, Người có uy tín ở bản Phát, xã Cà Nàng cho biết: Hằng tuần, tôi đều được anh Sơn bưu tá của xã phát tận tay, ký nhận đầy đủ và kịp thời các số Báo Dân tộc và Phát triển, giúp tôi tiếp cận được nhiều thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền cho bà con trong bản. 

Mặc dù luôn hết lòng vì công việc, nhưng nhiều thời điểm anh Sơn cũng gặp phải những khó khăn. Khó khăn nhất là trong những năm gần đây, khi môi trường kinh doanh các dịch vụ bưu chính đang chịu tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển của công nghệ thông tin ra đời đã gây sức ép mạnh mẽ đối với lĩnh vực bưu chính như: Chuyển phát nhanh EMS, bưu phẩm, bưu kiện, sách báo ngày càng bị hạn chế. 

Hằng tuần, tôi đều được anh Sơn bưu tá của xã phát tận tay, ký nhận đầy đủ, kịp thời các số Báo Dân tộc và Phát triển, giúp tôi tiếp cận được nhiều thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền cho bà con trong bản”.

Ông Lò Văn Sao, Người có uy tín ở bản Phát, xã Cà Nàng

Điều này cũng đồng nghĩa với đồng lương của người bưu tá bị giảm xuống, thu nhập mỗi tháng của anh Sơn không đáng là bao. Do địa hình miền núi, các bản làng cách trung tâm xã rất xa, nhiều bản lên đến hơn 30km, vì vậy tiền xăng xe để đi giao bưu phẩm đã tốn mất quá nửa tiền lương mỗi tháng…

“Từ lúc vào ngành Bưu điện với công việc bưu tá đã 16 năm, nhưng tôi chưa bao giờ có suy nghĩ bỏ nghề. Dù khó khăn nhưng nhìn thấy nụ cười của bà con dân bản khi nhận được những món quà hay lá thư là tôi thấy vui. Đặc biệt là việc phát Báo Dân tộc và Phát triển cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đó là thông tin rất cần thiết hằng ngày đối với bà con vùng sâu, vùng xa nơi đây…”, anh Sơn chia sẻ.

Với trách nhiệm và tình yêu nghề của anh Ấu Văn Sơn - người bưu tá vùng cao thật đáng trân quý. Đối với người dân nơi đây, anh Sơn không chỉ là người đưa thư đơn thuần mà anh cũng chính là cầu nối đưa thông tin của Đảng, Nhà nước đến với bà con dân bản.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nữ sinh người Tày giành giải thưởng “Sao Tháng giêng”

Nữ sinh người Tày giành giải thưởng “Sao Tháng giêng”

Là một trong những sinh viên đạt thành tích nổi bật của trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn, em Nguyễn Thị Nga (sinh năm 2000), lớp Cao đẳng Điều dưỡng 15A là đại diện duy nhất của tỉnh, và là 1 trong 96 cá nhân tiêu biểu toàn quốc được nhận Giải thưởng “Sao Tháng Giêng” năm 2023 do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam trao tặng.
Tin nổi bật trang chủ
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 8 phút trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 13 phút trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 17 phút trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 20 phút trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định giao chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 cho các địa phương trong tỉnh.
Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Tin tức - Ngọc Thu - 23 phút trước
Ngày 27/3, tại làng Plei Hlốp (xã Chư Don, huyện Chư Pưh, Gia Lai), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh đã tổ chức ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”. Mô hình là một trong những nội dung thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 1 giờ trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.
Đồn Biên phòng và Đoàn thanh niên thắp sáng đường biên ở Mác Nẻng

Đồn Biên phòng và Đoàn thanh niên thắp sáng đường biên ở Mác Nẻng

Tin tức - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Hưởng ứng chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2024, chương trình “Thắp sáng vùng biên”, Đồn Biên phòng Xuân Trường, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng vừa phối hợp Đoàn thanh niên xã Khánh Xuân tổ chức lắp đặt và dựng 65 cột điện chiếu sáng, sử dụng năng lượng mặt trời cho nhân dân thôn Mác Nẻng, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.