Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhạc sỹ Phú Quang mãi ở lại trong trái tim người hâm mộ

Ngọc Ánh (T/h) - 11:11, 09/12/2021

Sau 2 năm gặp bạo bệnh, nhạc sỹ Phú Quang đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 8h45 ngày 8/12/2021. Nhạc sỹ Phú Quang ra đi để lại sự tiếc nuối cho hàng triệu công chúng yêu âm nhạc. Với những người yêu Hà Nội, yêu dòng nhạc Phú Quang, tên tuổi của anh, những tình khúc của anh sẽ mãi ở lại trong trái tim người hâm mộ.

 Nhạc sỹ Phú quang (Ảnh tư liệu)
Nhạc sỹ Phú quang (Ảnh tư liệu)


Ai cũng yêu vinh quang, nhưng rất ít người yêu được lao động để làm ra vinh quang. Bởi vì để có vinh quang, lao động rất cực nhọc

Nhạc sĩ Phú Quang

“Dường như ai đi ngang cửa/Gió mùa đông bắc se lạnh/Chiếc lá thu vàng đã rụng/Chiều nay cũng bỏ ta đi…”. Có lẽ bất cứ ai đã đi qua những năm tháng học đường đều thuộc nằm lòng tình khúc “Nỗi nhớ mùa đông” của nhạc sỹ Phú Quang. “Nỗi nhớ mùa đông” không chỉ là tiếng lòng khắc khoải của người nghệ sỹ khi “Nằm nghe xôn xao tiếng đời/ Mà ngỡ ai đó nói cười/Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy/Giờ đây đã bỏ ta đi…” mà còn là hoài niệm thiết tha của biết bao người đã đi qua những năm tháng tuổi trẻ với những nỗi khắc khoải về tình yêu đôi lứa một thời.

Không chỉ “Nỗi nhớ mùa đông”, những “Khúc mùa thu”, “Điều giản dị”, “Mơ về nơi xa lắm”, “Mùa thu dấu em”, “Dạ khúc”, “Biển nỗi nhớ và em”… dường như đã trở thành một phần “máu thịt” thấm đẫm trong ký ức, tâm hồn bao công chúng yêu dòng nhạc Phú Quang.

Hà Nội trong âm nhạc của Phú Quang luôn có nét thâm trầm, tĩnh lặng, lãng đãng, mơ hồ
Hà Nội trong âm nhạc của Phú Quang luôn có nét thâm trầm, tĩnh lặng, lãng đãng, mơ màng...

Trong bốn mùa của vũ trụ, cũng như sự hiện diện hiển nhiên của tình yêu trong nghệ thuật, mùa thu muôn đời đã được bình chọn là mùa cho sự lãng mạn khai sinh, tạo nên mối giao cảm, giao hòa trong tâm hồn người nghệ sỹ. Đối với Phú Quang, mùa thu với những khoảng trống cô đơn đã tạo nên những xúc cảm mãnh liệt để trái tim ông rung lên những nốt nhạc thiết tha : “Có phải mùa thu dấu em lâu đến thế/Để cuối con đường anh kịp nhận ra em/Em ào tới chợt xôn xao như lá đổ/ Xóa nỗi cô đơn lạnh giá bên thềm…”.

Nhạc sỹ Phú Quang từng tâm sự: "Chưa bao giờ tôi ngừng tin tưởng tình yêu và hạnh phúc là có thật trên đời. Tôi cũng đủ trải nghiệm để hiểu rằng không có gì tuyệt vời hơn tình yêu. Nhưng tình yêu và hạnh phúc nó giống như con chim bay đến đậu trên vai ta một vài lần trong đời đã là may mắn lắm. Chúng ta đừng hy vọng có thể cầm nắm hay sở hữu tình yêu mãi mãi. Một khi anh sở hữu được nó rồi, có thể nó sẽ chết".

Bởi tình yêu mong manh và khó nắm giữ, vậy nên nhạc sỹ luôn mở lòng đón nhận và trân trọng cả những niềm vui, nỗi buồn đã đến và đi trong đời mình. Phú Quang cho rằng, mỗi một kỷ niệm dù đớn đau hay hạnh phúc đều mang đến cho ta những trải nghiệm bổ ích. Và nhạc sỹ đã mang những trải nghiệm giàu trắc ẩn đó vào trong âm nhạc. Bởi vậy, nhiều nhạc phẩm của ông vừa là dòng tự cảm đầy suy tư, khắc khoải, vừa là nỗi khát khao kiếm tìm một sự tri giao trong hoài niệm về tình yêu: “Em ru gì lời ru cho đá núi, đá núi tật nguyền vết sẹo thời gian/Em ru gì, lời ru cho biển khơi, biển khơi biết bao giờ ngừng lặng/Em ru gì lời ru cho anh một đời đam mê một đời giông tố… Thôi đừng hát ru, thôi đừng day dứt, lá trút rơi nhiều, đâu phải bởi mùa thu”.

Nhạc sỹ Phú Quang (thứ ba từ trái sang phải) giao lưu với các nghệ sĩ và khán giả trong "Đêm nhạc Phú Quang"- Ảnh TL
Nhạc sỹ Phú Quang (thứ ba từ trái sang phải) giao lưu với các nghệ sĩ và khán giả trong "Đêm nhạc Phú Quang"- Ảnh TL

Trong một buổi giao lưu với khán giả truyền hình của chương trình Người đương thời, Phú Quang chia sẻ, ngoài những bóng dáng giai nhân ẩn hiện trong các nhạc phẩm của ông viết, hình ảnh người mẹ với tình mẫu tử bao la cũng tạo nên những cảm hứng bất tận để các tác phẩm nghệ thuật vĩ đại ra đời. Phú Quang yêu mẹ như yêu Hà Nội bởi Hà Nội là quê hương của mẹ. Nơi ấy đã ghi dấu bao nhiêu kỷ niệm của tuổi thơ và tuổi trẻ của nhạc sỹ. Mối tình đầu của ông cũng thuộc về Hà Nội. Đó là lý do khi nhạc sỹ chuyển vào Sài Gòn lập nghiệp (năm 1985) nhưng luôn đau đáu nhớ thương về Hà Nội. Niềm đau đáu đó đã thôi thúc nhạc sỹ trở về Hà Nội sau 20 năm bươn chải trên đất Sài Gòn (năm 2008).

Hà Nội của Phú Quang ngày trở về đã khác xưa: hiện đại hơn, ồn ào hơn, xô bồ hơn với nhan nhản những quán bia hơi, quán càphê, nhà nghỉ, khách sạn và những mối tình thoáng chốc… Hòa mình vào dòng chảy cuộc sống đương đại ấy, nhạc sỹ Phú Quang vẫn giữ một góc riêng cho tâm hồn mình. Ông trải lòng: "Hà Nội của ngày hôm nay là nơi tôi dừng bước trong cuộc phiêu lưu tình ái, bởi tôi đã tìm thấy “mùa thu” cho riêng mình".

Tổ ấm của nhạc sĩ Phú Quang và Anh Thư -người vợ thứ ba của nhạc sỹ nằm ở một nơi đầy “chất nhạc” tại đường Âu Cơ, ngay sát bờ sông Hồng. Đây là nơi ông vẫn đều đặn cho ra những ý tưởng, sản phẩm, chương trình âm nhạc của riêng mình về một Hà Nội cũng của riêng trái tim ông…

Sau 2 năm “chiến đấu” với những biến chứng của căn bệnh tiểu đường, ngày 8/12/2021, nhạc sỹ Phú Quang đã trút hơi thở cuối cùng. Nhiều ca sĩ một thời gắn bó với nhạc Phú Quang cùng hàng triệu công chúng bàng hoàng trước tin buồn.

Trên trang cá nhân, ca sĩ Thanh Lam đăng tấm ảnh bên nhạc sĩ trong một sự kiện, tiễn biệt ông bằng lời bài Trong miền ký ức: "Xa xa trong miền ký ức, có lẽ một dòng sông/ Xa xa đôi bờ dốc nắng, mênh mang một chiều đông...". Ca sĩ Hồng Nhung nhắc đến kỷ niệm với nhạc sĩ Phú Quang trong chương trình “Em ơi, Hà Nội Phố”.

Nhạc sĩ Dương Cầm viết tiễn biệt nhạc sĩ Phú Quang bằng tiếng dương cầm: "Mùa đông năm ấy. Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ. Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân…”. Ca sĩ Bằng Kiều rưng rưng viết lời tiễn biệt người nhạc sĩ tài hoa với giai điệu “Em ơi Hà Nội phố”…

Từ nhạc phẩm đầu tay là Ballát "Niềm tin" viết cho viôlôngxen và pianô (năm 1967), đến nay sau gần 50 năm, nhạc sỹ Phú Quang đã sở hữu một “gia tài nghệ thuật” đồ sộ với trên 400 nhạc phẩm trữ tình. Dòng nhạc trữ tình Phú Quang với những ca từ đẹp, buồn mà sang trọng đã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lòng công chúng yêu âm nhạc Việt Nam hôm nay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:17, 02/04/2025
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 16:01, 02/04/2025
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:49, 02/04/2025
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.