Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người phụ nữ “giữ hồn” văn hóa dân tộc Ba Na

Ngọc Thu - 10:10, 02/11/2022

Chị Hồ Thị Viên (32 tuổi, làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) được dân làng Pơ Nang nhìn nhận, là người “giữ hồn” văn hóa dân tộc, bởi tình yêu, sự đóng góp của chị trong việc gìn giữ và trao truyền di sản văn hóa của dân tộc Ba Na cho thế hệ trẻ.


Chị Hồ Thị Viên cùng nghệ nhân lớn tuổi trong làng hoàn thành sản phẩm thổ cẩm độc đáo
Chị Hồ Thị Viên cùng nghệ nhân lớn tuổi trong làng hoàn thành sản phẩm thổ cẩm độc đáo

Đam mê nghề truyền thống

Sinh ra từ vùng đất Tây Nguyên bao la, hùng vĩ, ngay từ nhỏ, chị Hồ Thị Viên (làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê) đã gắn bó với khung cửi dệt và tiếng cồng chiêng rộn rã. Được ngồi cùng bà, cùng mẹ để học từng mũi kim, đường dệt và nghe kể về văn hóa, lịch sử buôn làng, Viên càng thêm đam mê và tự hào về văn hóa dân tộc mình. 

Từ niềm đam mê ấy, cùng đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, chị Viên đã tạo ra những tấm thổ cẩm đầy màu sắc và tinh tế. Hình ảnh dãy núi chập chùng, dòng sông uốn lượn, con chim, con cá, mặt trời… đều được Viên khéo léo thể hiện sinh động qua từng tấm vải.

Chị Viên chia sẻ: “Mỗi lần dệt, thêu hoa thổ cẩm là mình quên hết mọi việc xung quanh. Mỗi tấm thổ cẩm có hoa văn đơn giản nhưng lại có vẻ đẹp, ý nghĩa riêng thể hiện tâm tư, tình cảm của mình về cuộc sống. Đối với mình, dệt thổ cẩm không chỉ là đam mê mà còn là sự truyền nối của thế hệ bà, mẹ cho mình và con cháu”.

Hiện nay, trước cuộc sống hiện đại, nghề truyền thống cũng dần mai một. Với mong muốn gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ba Na, chị Viên đã thành lập Tổ dệt truyền thống xã Tú An do chị làm Tổ trưởng. Tổ dệt tập trung những người có tay nghề dệt thành thạo và tiếp tục truyền dạy cho các lớp trẻ. 

Tuy nhiên, vấn đề nan giải là việc tìm đầu ra cho sản phẩm, bởi dệt thủ công nên giá sản phẩm cao hơn nhiều so với các loại vải công nghiệp. Vì vậy, chị Viên đã chuyển hướng sang làm các sản phẩm thông dụng, từ chính các tấm thổ cẩm có hoa văn truyền thống đặc sắc của dân tộc mình như: dây cột đầu, vòng cổ, vòng tay, túi đựng điện thoại, móc khóa, khăn trải bàn, khăn quàng cổ, túi đựng laptop, điện thoại… Sáng kiến này, đã được đông đảo các thành viên trong tổ dệt ủng hộ và quyết tâm làm theo. Từ đó, những sản phẩm đẹp mắt, vừa có tính ứng dụng cao, lại đậm đà bản sắc được nhiều du khách yêu thích và tìm mua.

Bà Đinh Thị Ram, thành viên Tổ dệt truyền thống xã Tú An, phấn khởi nói: “Tôi dệt thổ cẩm được 60 năm nay, nhưng lúc nào cũng lo sợ con cháu không ai muốn dệt mà lại thích mua những bộ đồ hiện đại.  Giờ đây, thấy con cháu say mê với nghề truyền thống, tôi vui lắm. Mỗi lúc rảnh rỗi, tôi cùng con cháu lại tập trung tại nhà sàn để dệt. Mọi người nói cười rôm rả, chia sẻ các cách dệt đẹp để các sản phẩm dệt trở nên hoàn chỉnh, đa dạng. Chúng tôi cũng có thêm thu nhập khi bán được các sản phẩm thổ cẩm”.

Chị Hồ Thị Viên đã tập hợp thanh thiếu niên thành một nhóm cùng nhau bồi đắp, lan tỏa tình yêu với âm nhạc dân tộc
Chị Hồ Thị Viên đã tập hợp thanh thiếu niên thành một nhóm cùng nhau bồi đắp, lan tỏa tình yêu với âm nhạc dân tộc

Chim sơn ca của núi rừng

Không chỉ dệt giỏi, chị Viên còn hát rất hay. Chị thuộc làu những điệu dân ca Ba Na. Giữa lúc giới trẻ không mặn mà với lời ca điệu hát truyền thống, chị Viên đã tập hợp mọi người thành một nhóm, ngày ngày cùng nhau bồi đắp, lan tỏa tình yêu với giai điệu của dân tộc. Đồng thời, cùng chị em tập đánh cồng chiêng. Không chỉ đơn điệu với những nhịp múa xoang, chị em còn háo hức khi được tự mình tấu nên những nhịp chiêng trầm hùng, âm vang khắp núi rừng.

Chị Viên tâm sự: “Văn hóa cồng chiêng không thể thiếu đối với người đồng bào Ba Na. Các dịp lễ hội của làng, liên hoan hay là đám chết cũng phải dùng đến cồng chiêng. Ngoài mong muốn truyền nghề dệt thổ cẩm, tôi cũng cố gắng tập hợp được một chi đội công viên nữ khoảng 35 người có cùng tình yêu âm nhạc để bồi dưỡng, tham gia các chương trình hoạt động văn nghệ của làng, xã tổ chức và tham gia đi diễn cho địa phương”.

Em Hồ Văn Khang (13 tuổi, làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê) bộc bạch: Chị Viên hát hay, múa rất đẹp. Nhờ có chị Viên cổ vũ, hướng dẫn mà em đã mạnh dạn, tự tin để tham gia múa, hát, đánh chiêng trong các lễ hội làng, các hội thi, liên hoan… Em rất tự hào khi được trình diễn âm nhạc dân tộc mình cho đông đảo khán giả biết đến”.

Đối với người Tây Nguyên, văn hóa truyền thống dân tộc chính là điều quý báu nhất mà họ có được và muốn gìn giữ đến tận mai sau
Đối với người Tây Nguyên, văn hóa truyền thống dân tộc chính là điều quý báu nhất mà họ có được và muốn gìn giữ đến tận mai sau

Ông Trần Thanh Cảnh, Chủ tịch UBND xã Tú An, thị xã An Khê, cho biết:. Những năm qua, chính quyền địa phương luôn ưu tiên cho việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như thành lập các câu lạc bộ cồng chiêng, tổ hợp tác dệt thổ cẩm đan lát. Trong đó, chị Hồ Thị Viên là một hạt nhân nòng cốt liên kết, hướng dẫn, truyền dạy cùng các thành viên. Xã cũng đã tạo mọi điều kiện để đội văn nghệ tham gia các ngày hội, liên hoan để trình diễn, phát huy âm nhạc dân tộc.

 "Tới đây, chúng tôi sẽ đưa dệt thổ cẩm xã Tú An thành sản phẩm OCOP để đẩy mạnh đầu ra cho các mặt hàng dệt truyền thống, tăng thêm thu nhập cho bà con. Đây cũng là động lực góp phần gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc nơi đây", Chủ tịch xã Trần Thanh Cảnh thông tin thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 5 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 5 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 10 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.