Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Phó trưởng bản được bà con tin yêu

Hồng Vân- Nguyễn Hoa - 15:34, 05/04/2019

Một ngày đầu tháng Ba, nắng vàng như mật, tiết trời ấm áp báo hiệu cho mùa gieo hạt được bắt đầu. Đây là thời điểm người Trung Sơn, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên bận rộn với công việc nương, ruộng. Ông Dương Văn Sình, Phó trưởng bản, đồng thời là Người có uy tín của bản cho biết, vì Trung Sơn đất ít, nên bà con phải đến các triền núi xa nhà, thuê lại đất của người địa phương để làm kinh tế.

Bà con dân tộc Mông ở bản Trung Sơn, xã Quang Sơn đang làm đất để tra hạt vụ Xuân năm 2019. Bà con dân tộc Mông ở bản Trung Sơn, xã Quang Sơn đang làm đất để tra hạt vụ Xuân năm 2019.

Ông Sình bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng cách kể chuyện nhà, chuyện bản. Ông chia sẻ: Hồi ấy, tôi lấy vợ năm 16 tuổi, rồi lần lượt 4 đứa con chào đời. Nhà 6 miệng ăn chỉ trông vào hơn 2.000m2 đất, tôi bảo vợ: “Trời sinh voi nhưng không sinh cỏ”, mình phải tìm cái ăn, cái mặc cho cả nhà bằng cách đến các lũng núi xem ai bỏ đất hoang thì thuê, mượn lại làm rẫy, làm ruộng. Rồi cứ chiếc áo tà pủ, cúc vải đóng khuy ngang, ông đi khắp núi đất, núi đá của Đồng Hỷ, Võ Nhai tìm bãi dọn nương tra hạt. Không chỉ tìm đất sản xuất cho gia đình mình, nhiều hộ ở Trung Sơn được ông tìm giúp đất phát triển sản xuất, nhờ đó trong nhà có lương thực đủ dùng. Ông sống hồn nhiên như cây rừng, dễ làm người cảm mến. Chính vì thế mà nhiều người dân ở Trung Sơn bảo ông là người con của mẹ núi.

“Năm 2013, tôi trồng 16kg ngô giống, thu hoạch được hơn 10 tấn ngô hạt. Ấm no đã nhìn thấy, bà con trong xóm đến chia vui, ăn thử bát mèn mén được làm từ hạt ngô trồng trên đất đi thuê mượn. Không chỉ đủ ngô ăn, nhà tôi còn có lương thực giúp đỡ các hộ khó khăn hơn mình ngày giáp hạt,” ông nhớ lại.

Chuyện ông Sình đi thuê đất trồng ngô trúng vụ lớn được lan truyền khắp Trung Sơn và các vùng lân cận. Nhất là trong cộng đồng người Mông ở huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai. Có người bảo: Nhà Sình nhờ mượn được đất mà có ngô chất đầy trong nhà. “Nó” làm mọi người thay đổi được cái nghĩ tự ti trong đầu. Có người lại nói: Phải đi tìm đất tra hạt như nhà Sình. Vì có đất trồng ngô mới xóa được cái lười, xóa được say rượu, bụng hết sôi vì đói. Cũng từ vụ đó, ở Trung Sơn, nhiều hộ theo nhau đi núi tìm đất thuê mượn lại để tra hạt. Nhà ông Dương Văn Sì là một điển hình. Ông Sì bảo: Nhà tôi có 9 khẩu, đất sản xuất thiếu, năm nào cũng thiếu lương thực từ 3 đến 6 tháng. Nhưng đó là chuyện của hơn 5 năm về trước, vì tôi theo ông Sình lên núi trồng ngô, xuống khe cấy lúa nên nhà hết nghèo.

Nói chuyện ông Sình, nhiều người Mông ở Trung Sơn tự hào: Ông Sình năng động, chân chịu đi. Ông biết hầu hết các ngọn núi cao trong vùng, và biết núi nào còn đất bỏ hoang để bảo người đến thuê mượn tra hạt. Có người bảo: Khi làm rẫy, làm ruộng, ông Sình có sức mạnh của con hổ trong núi. Nhưng ứng xử với mọi người chưa thấy ông giận dữ, mà lành như bát nước múc lên từ giếng. Ông làm được, nói được nên lời có trọng lượng. Mà đồng bào đã tin, thì tin hết mình.

Chính vì thế ở địa phương, ông nhiều lần giúp chính quyền xã “hạ hỏa” các điểm nóng. Chuyện là ít năm trước, một số hộ dân Trung Sơn bị người xấu kích động, không tham gia đi bầu cử HĐND các cấp. Việc xảy ra ngoài dự kiến, mọi người trong Hội đồng bầu cử lo lắng, nghĩ ngay đến ông Sình… Ông Sình tự tin, đến từng nhà, nói chuyện bằng tiếng Mông về các chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho đồng bào, như cấp đất ở, đất sản xuất, làm nhà cho hộ nghèo, rồi cấp tiền mua muối, mua dầu và nhiều chính sách ưu đãi khác. Ông Sình chia sẻ: Lúc đó, tôi không nói với đồng bào về âm mưu phá hoại thâm độc của kẻ thù, mà chỉ nói mình đang ăn cơm của Đảng, của Chính phủ Việt Nam.

Việc đi bầu cử không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là quyền lợi của mỗi công dân. Rất mừng là ngay sau đó, 17 hộ còn lại ở Trung Sơn đã theo nhau đi bầu cử.

Ông Sình dừng lời như để lục tìm ký ức: Giây lát, ông kể: Mới cách đây ít năm, một số hộ người Mông Trung Sơn bị nhóm người xấu đến tuyên truyền, vận động theo đạo trái pháp luật, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự. Trước sự việc này lãnh đạo địa phương đã gọi tôi đến bàn bạc. Bản thân tôi cũng từng được bà con chia sẻ về đạo này, nên hiểu. Và do hiểu rõ được bản chất của đạo, nên lời tôi nói trúng được cái nghĩ của đồng bào. Mọi việc trở nên đơn giản, bà con yên tâm lao động sản xuất, tình hình an ninh trật tự được ổn định trở lại.

Người Mông là thế. Chân tình, mộc mạc, nói gì cũng phải đúng lý, đúng tình, không thiên vị. Người đứng vai trọng tài không nói suông, phải mẫu mực trong lối sống, ông Sình là một người như vậy. Ông đã tạo dựng được uy tín của mình trong cộng đồng dân cư bằng cách coi trọng bà con và biết chia sẻ với những người xung quanh lúc khó khăn, hoạn nạn. Ông Sình tâm đắc: Vào “điểm nóng”, tôi không lấy tư cách Phó trưởng xóm, mà chỉ nói mình là hàng xóm, là anh em, là bạn. Khi trò chuyện, tôi luôn tôn trọng mọi người và biết lắng nghe. Khi bà con nói xong, mình mới phân tích đâu là đường sáng, đường tối. Còn việc hòa giải trong xóm, toàn chuyện anh em tranh chấp đất đai, vợ chồng hơn thua nhau câu nói. Tôi đến, từ từ phân tích cái sai của từng người, nói nhẹ nhàng để cả 2 bên cùng nhận ra bản thân mình làm như thế là không nên. Xuôi tai, 2 bên tự xin lỗi, tôi cầm tay 2 bên đặt vào nhau. Mọi mâu thuẫn được xí xóa.

Ông Sình sống chân thành với bà con, nên bà con cũng đáp lại ông bằng sự chân thành. Ông nhớ lại: Năm 2015, làm đường nông thôn mới, khó khăn nhất là việc vận động đồng bào hiến đất mở rộng mặt đường. Nhiều gia đình không ủng hộ, nói lý: Người Mông sinh ra ở núi, quen đi đường mòn, không cần đường bê tông. Để đồng bào đồng thuận mở rộng đường, tôi đến từng nhà vận động, có trường hợp đi đến lần thứ 3, cùng tranh luận với nhau bằng cái lý người Mông, về sự phát triển chung của xã hội. Nghe ra, ai nấy cười xòa, bắt tay nhau, vui vẻ tham gia hiến đất. Cả xóm đã hiến được hơn 3.000m2 đất, có hộ hiến 320m2 đất. Có đường bê tông, ông tiếp tục vận động đồng bào hiến đất làm nhà văn hoá xóm…

Việc nương, ruộng bận tối ngày, nhưng ông Sình luôn quan tâm hướng dẫn bà con áp dụng khoa học-kỹ thuật vào trồng trọt, sản xuất. Ông luôn nói với mọi người: Đất sản xuất không nhiều, nếu tra hạt giống cũ, năng suất thấp sẽ phải chịu thiếu lương thực dài dài. Còn đất đó tra hạt giống mới, năng suất cao, đồng nghĩa mình đuổi cái đói nghèo ra khỏi nhà. Bằng cách làm này, nhiều người Mông ở Trung Sơn biết cấy lúa, trồng ngô giống mới. Số hộ nghèo ở Trung sơn giảm nhanh, từ 32 hộ năm 2016, nay xuống còn 14 hộ… Người dân bản Trung Sơn ai cũng tin tưởng, kính trọng và nghe lời ông cùng nhau đoàn kết xây dựng quê hương.

Để đồng bào đồng thuận mở rộng đường, tôi đến từng nhà vận động, có trường hợp đi đến lần thứ 3, cùng tranh luận với nhau bằng cái lý người Mông, về sự phát triển chung của xã hội. Nghe ra, ai nấy cười xòa, bắt tay nhau, vui vẻ tham gia hiến đất. Cả xóm đã hiến được hơn 3.000m2 đất, có hộ hiến 320m2 đất. Có đường bê tông, ông tiếp tục vận động đồng bào hiến đất làm nhà văn hoá xóm…” (Ông Dương Văn Sình, Phó trưởng xóm)


Ý kiến độc giả
Tin nổi bật trang chủ
Dự án 1 (Chương trình MTQG 1719): Giải quyết những vấn đề cấp thiết để ổn định đời sống cho đồng bào DTTS

Dự án 1 (Chương trình MTQG 1719): Giải quyết những vấn đề cấp thiết để ổn định đời sống cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 10 phút trước
Thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, các địa phương đã chú trọng đẩy mạnh hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề..., qua đó, đã giải quyết được những vấn đề cấp thiết, giúp đồng bào DTTS an cư, ổn định đời sống.
Nông dân Quảng Ngãi phấn khởi với giá ớt tăng 10 lần

Nông dân Quảng Ngãi phấn khởi với giá ớt tăng 10 lần

Kinh tế - Anh Trúc - 27 phút trước
Tại Quảng Ngãi, giá ớt hiện dao động từ 65.000 - 72.000 đồng/kg, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Bình Dương: Khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới

Bình Dương: Khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Ngày 9/4, Đảng ủy UBND tỉnh Bình Dương khai giảng khóa II Lớp bồi dưỡng lý luận chính trị chính trị dành cho đảng viên mới kết nạp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Lớp bồi dưỡng được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với 250 học viên tham gia,
Dự án Hỗ trợ sản xuất giúp đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Dự án Hỗ trợ sản xuất giúp đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm qua, để tạo sinh kế bền vững cho người dân, hầu hết các cấp, các ngành, địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đã tranh thủ phát huy hiệu quả các nguồn lực từ chương trình dự án, chính sách dân tộc cho công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề; đặc biệt là triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ sản xuất cho người dân.
U17 Việt Nam và U17 UAE: Trận đấu quyết định tại VCK U17 châu Á 2025

U17 Việt Nam và U17 UAE: Trận đấu quyết định tại VCK U17 châu Á 2025

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Vào lúc 22h00 tối 10/4, theo giờ Việt Nam, Đội tuyển U17 Việt Nam sẽ bước vào trận đấu cuối cùng của vòng bảng gặp U17 UAE tại VCK U17 châu Á 2025. Trận đấu này mang tính chất quyết định đến khả năng tiến vào vòng tứ kết của cả hai đội, đồng thời mở ra cơ hội giành vé tham dự U17 World Cup 2025.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ 1/7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Từ 1/7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1/7, người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, trong đó việc thông cấp khám chữa bệnh (KCB) BHYT không phân biệt địa lý hành chính và người bệnh được hưởng BHYT khi đáp ứng điều kiện theo quy định...
Bắc Giang: Gần 60 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Bắc Giang: Gần 60 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sức khỏe - Minh Nhật - 4 giờ trước
Sau khi ăn cỗ tại một đám cưới ở xã An Bá (Sơn Động, Bắc Giang), gần 60 người phải nhập viện điều trị với các triệu chứng đau bụng, nôn, chóng mặt, tiêu chảy.
Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động,

Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động, "lung linh sắc màu" tại Bắc Kạn

Trang địa phương - Minh Nhật - 4 giờ trước
Lễ hội đường phố “Bắc Kạn lung linh sắc màu” diễn ra tại phố đi bộ Sông Cầu vào đêm 8/4, là dấu ấn đặc biệt chào mừng kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh và các ngày lễ lớn của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Uzbekistan, tham dự IPU-150

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Uzbekistan, tham dự IPU-150

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan thành công tốt đẹp, góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội Việt Nam trong diễn đàn nghị viện đa phương.
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 7 giờ trước
Chỉ 8 năm sau ngày Liên Hợp quốc (LHQ) công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế, Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên diễn đàn Phật giáo quốc tế mà còn góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam.