Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ sĩ Ưu tú Lê Minh Cừ với thanh âm của núi rừng

Hà Minh Hưng - 10:03, 31/05/2024

Để thẩm thấu mạch nguồn văn hóa dân gian các DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu, nhạc sĩ Lê Minh Cừ đã nhiều năm ăn cùng, sống cùng đồng bào, từ đó tích tụ "phù sa văn hóa", bồi đắp chất liệu cho những giai điệu, lời ca sáng tác được thăng hoa.

Ngoài công việc chuyện môn, NSƯT Lê Minh Cừ thường về bản làng tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa dân gian
Ngoài công việc chuyện môn, NSƯT Lê Minh Cừ thường về bản làng tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa dân gian

Duyên nghiệp

Tốt nghiệp Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội với chuyên ngành học Nhạc cụ dân tộc năm 2008, Lê Minh Cừ lên nhận công tác tại Đoàn Nghệ thuật tỉnh Lai Châu. Anh say mê với công việc sưu tầm, điền dã khắp các bản làng vùng cao của tỉnh Lai Châu. Từ những cuộc gặp gỡ với các nghệ nhân, nghe nghệ nhân hát, nghệ nhân chơi đàn, kể chuyện về văn hóa dân tộc, anh đã gom nhặt được cả kho chất liệu văn hóa để sáng tác ra những sản phẩm âm nhạc đặc sắc.

Năm 2016, Lê Minh Cừ và đồng nghiệp “trình làng” sản phẩm âm nhạc đầu tiên là đĩa DVD “Giai điệu quê hương”. Đây là tuyển tập những ca khúc được phát triển dựa trên chất liệu âm nhạc của đồng bào Mông tỉnh Lai Châu. Lê Minh Cừ chia sẻ, để thẩm thấu được mạch nguồn văn hóa dân gian các DTTS, anh đã chọn cách ăn cùng, sống cùng đồng bào. Từ cách nói, lối sống của đồng bào các dân tộc đến âm thanh cuộc sống vùng cao đã được anh vận dụng linh hoạt vào giai điệu các ca khúc của mình.

NSƯT Lê Minh Cừ chơi thành thạo nhiều nhạc cụ dân tộc
NSƯT Lê Minh Cừ chơi thành thạo nhiều nhạc cụ dân tộc

Lê Minh Cừ có khả năng dùng âm nhạc để lột tả bức tranh đa sắc màu của vùng cao. Đó là mùa lễ hội của các dân tộc vùng thượng nguồn Sông Đà: Người Cống Khao ơi! Thóc đã về đến bản mình chưa? Người Hà Nhì mình ơi! Thóc đã về đến bản mình rồi. Người Si La địu thóc trên lưng, người La Hủ bắc con sóc lớn. Chọn ngày con hổ, chọn vào mùa hoa, là mùa lễ hội thượng nguồn Sông Đà, mừng cho lúa mới cúng bản cúng rừng, hòa chung tiếng trống nhà nhà no ấm…” (Tìm về vạt nắng).

Hay các ca khúc: “Tiếng sáo mẫu tử”, “Nỗi nhớ hoa gạo”, “Lai Châu ơn Bác”, “Quê hương nơi thượng nguồn”, “Mặt trời bên khung cửi”, “Tiếng gà gáy trên đỉnh Phu Si Lung”... mang âm hưởng đặc trưng của dân ca dân tộc Cống, dân tộc La Hủ. Tiếng khèn Mông réo rắt gọi bạn trong “Ca khúc khèn Mông”; tiếng sáo mẹ, sáo con (pí me, pí pù) của đồng bào Lự trong “Song tẩu sáo Lự”…

Nghệ sĩ của núi rừng

Sự độc đáo của ngôn ngữ, phép ẩn dụ, so sánh và không gian vùng cao là thế mạnh trong các sáng tác của nhạc sĩ Lê Minh Cừ. Ca khúc “Tiếng sáo mẫu tử” là cảm hứng của nhạc sĩ về âm nhạc của dân tộc Lự ở Lai Châu với đủ cặp sáo mẹ, sáo con, gợi liên tưởng về tình mẫu tử. Lời ca khúc tựa áng thơ hay, rung động lòng người: “Vọng núi. Vọng rừng. Vọng suối. Vọng về đầu sàn. Tiếng của mẹ thấu vào đại ngàn. Tiếng của mẹ truyền vào lòng con. Tiếng sáo hồn thiêng của núi… Mùa bắp qua đi con lớn bằng mẹ. Hơi thở của con hòa cùng với mẹ. Mẹ vút lên cho ngô thêm xanh. Con vút lên cho bắp đều hạt”. Hay như nhạc điệu vui tươi trong bài “Che la la”: “Gạo trên sàng gạo quay quay quay, thóc trên sàng thóc xoay xoay xoay. Gạo giã cho thật đều đều đều, cùng nhau giã vui bản mường mình” là không gian ngày mùa rộn rã của người Hà Nhì ở huyện Mường Tè.

Chương trình thực cảnh “Đại ngàn khoe sắc” trong khuôn khổ Tuần Văn hóa và Du lịch huyện Tam Đường năm 2024, do nhạc sĩ Lê Minh Cừ Tổng đạo diễn
Chương trình thực cảnh “Đại ngàn khoe sắc” trong khuôn khổ Tuần Văn hóa và Du lịch huyện Tam Đường năm 2024, do nhạc sĩ Lê Minh Cừ làm tổng đạo diễn

Ngoài sáng tác và tham gia tìm hiểu văn hóa dân gian, nhạc sĩ Lê Minh Cừ còn viết kịch bản cho những chương trình biểu diễn lớn của tỉnh. Đặc biệt hơn nữa là sáng tác kịch bản sân khấu. Tôi từng xem vở diễn “Tình mẫu tử”, do anh viết kịch bản theo đơn đặt hàng của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Vở diễn nhân văn, xúc động kể về “người mẹ thứ hai” hy sinh hạnh phúc riêng để đùm bọc cho những đứa trẻ trong “mái nhà chung” ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh khiến cả hội trường lặng đi xúc động.

Nhiều chương trình, Lê Minh Cừ đảm nhiệm cả 3 vai trò: nhạc sĩ, biên kịch (kịch bản văn học), đạo diễn/tổng đạo diễn. Ở lĩnh vực nào anh cũng tròn vai xuất sắc. Hiện nay, anh thường xuyên được mời tham gia những chương trình nghệ thuật lớn trong và ngoài tỉnh; được nhiều đơn vị trong và ngoài tỉnh “đặt hàng” viết kịch bản, tổng đạo diễn.

Tại Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp về đề tài quốc phòng toàn dân năm 2023, Đoàn Văn công Quân khu 3 tham gia biểu diễn chương trình ca múa nhạc “Mạch nguồn châu thổ”, do Lê Minh Cừ là tác giả kịch bản. Chương trình đã giành Huy chương Vàng. Cũng trong năm 2023, Lê Minh Cừ giành giải A Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2023 với tác phẩm âm nhạc “Người Mông nhớ Bác”.

 Một chương trình nghệ thuật do nhạc sĩ Lê Minh Cừ Tổng đạo diễn
Một chương trình nghệ thuật do nhạc sĩ Lê Minh Cừ làm tổng đạo diễn

Sau hàng loạt giải thưởng định danh trên con đường nghệ thuật và những cống hiến không mệt mỏi cho văn hóa dân gian Lai Châu, tháng 11/2023, nhạc sĩ Lê Minh Cừ vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng liên quan các dự án luật, đề nghị xây dựng luật và phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 1 giờ trước
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 1 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Xã hội - An Yên - 1 giờ trước
Dự án trọng điểm, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 xây dựng đường vào các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Tương Dương, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân các xã vùng sâu vùng xa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn hết, là hoàn thành tiêu chí xã “trắng” đường giao thông ở Nghệ An. Hiện nay, tuyến đường này chỉ còn lại một khó khăn duy nhất, là hạng mục cầu xây dựng hoàn toàn trên lòng hồ thủy điện.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Xã hội - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Ngày 21/5, Sư Đoàn 320 (Quân đoàn 34) đã triển khai Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” tại 3 xã biên giới Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.
Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 21/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông vừa ban hành Công văn số 715-CV/UBKTTU ngày 16/5/2025 về việc thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) – một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn đang từng bước "thay da đổi thịt" nhờ vào việc triển khai quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia. Điều này được minh chứng từ những con đường bê tông dẫn vào tận thôn làng, những mái nhà kiên cố mọc lên giữa sườn đồi, đến những mô hình phát triển sinh kế hiệu quả từ cây, con bản địa đang được nhân rộng...