Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phim về đề tài DTTS và miền núi: Không nhiều nhưng “chất”

Hồng Minh - 15:53, 16/03/2021

“Thiếu vắng”, “nghèo nàn”… là những cụm từ mô tả chân thực nhất về số lượng các bộ phim về đề tài dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi từ trước tới nay. Các nhà nghiên cứu vẫn thường nói, đây là một mảng đề tài lớn, đề tài hay, nhưng tại sao các bộ phim về mảng đề tài đó vẫn còn thiếu trên màn ảnh nhỏ. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, số lượng phim đề tài DTTS và miền núi tuy không nhiều, nhưng mỗi bộ phim khi được phát sóng đều tạo ra được những ấn tượng nhất định trong lòng khán giả.

Điện ảnh góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền (Hình ảnh trong bộ phim “Lặng yên dưới vực sâu”)
Điện ảnh góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền (Hình ảnh trong bộ phim “Lặng yên dưới vực sâu”)

Số lượng ít nhưng dấu ấn “đậm đà”

Có thể thấy rõ, trong lĩnh vực điện ảnh, phim truyện, thì mảng đề tài DTTS và miền núi còn ít ỏi. Hằng năm, những bộ phim truyện nhựa, phim tài liệu truyền hình dài tập về đề tài DTTS - miền núi được “xuất xưởng” chỉ đếm trên đầu ngón tay. Để bàn về nguyên nhân của câu chuyện này, đã tốn không ít giấy mực của nhiều nhà báo, cũng như sự đau đáu của các nhà làm phim.

Nhưng ở góc độ khách quan mà nói, dù mảng đề tài này chưa được khai thác nhiều, số lượng phim còn rất ít, nhưng khi mỗi bộ phim được phát sóng đều để lại một dấu ấn sâu đậm đối với khán giả.

Gần nhất, là bộ phim “Mùa xuân ở lại” của đạo diễn, nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Danh Dũng, do Trung tâm Sản xuất phim truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, đã được công chiếu trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 trên VTV.  Đây là bộ phim không chỉ ấn tượng ở mảng đề tài này, mà còn là bộ phim nổi bật trong làng phim Việt Nam thời gian qua, bởi nội dung hay, hình ảnh đẹp, chân thực, bối cảnh quay mới lạ…; bộ phim để lại trong lòng khán giả nhiều cung bậc cảm xúc.

“Mùa xuân ở lại” là câu chuyện về cô giáo Hòa, 23 tuổi, tốt nghiệp sư phạm, quyết định lên miền núi dạy học để 3 năm sau trở về quê, có công việc ổn định hơn và kết hôn với người mình yêu... Nhưng khi gắn bó với vùng đất biên giới và những học trò, cô lại dần thấy khó đưa ra quyết định của mình. Một bên là quê nhà, người yêu ngóng đợi; một bên là học trò vượt mọi khó khăn để học chữ.

Không chỉ gây ấn tượng với nội dung sâu sắc, cảm động, bộ phim “Mùa xuân ở lại” còn khiến người xem vỡ òa bởi vẻ đẹp thiên nhiên ở vùng cao Phong Thổ, Tam Đường, thành phố Lai Châu; cũng như các điểm bản du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng, phục dựng các lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian, nét đẹp văn hoá của cộng đồng của các dân tộc tỉnh Lai Châu.

Trước đó, với độ dài 32 tập, bộ phim “Lặng yên dưới vực sâu” (đạo diễn Đào Duy Phúc, biên kịch Nhà văn Đỗ Bích Thuý) kể về câu chuyện tình trắc trở của đôi trai gái người Mông ở vùng cao, họ luôn tìm cách vượt lên cuộc sống khắc nghiệt để tìm đến hạnh phúc đích thực. Bộ phim đã mang lại nhiều thành công cho đoàn phim, đặc biệt là dành Giải thưởng Cánh diều Bạc năm 2017.

Hay ở những thập niên trước, có các bộ phim đề tài DTTS và miền núi với những thành công lớn như "Vợ chồng A Phủ", "Đất nước đứng lên", "Chiếc vòng bạc", "Chuyện của Pao", "Đàn trời", "Đỉnh núi mờ sương", "Tình thắm Sa Pa", "Chim Phí bay về nguồn cội", "Đi về phía mặt trời"… 

Với những bộ phim trên, có thể thấy mặc dù số lượng phim chưa nhiều, chưa phổ biến, nhưng mỗi bộ phim được phát sóng đều đạt được những giá trị nhất định. Thông qua các bộ phim, giúp người xem hiểu hơn về cuộc sống, văn hóa của đồng bào các DTTS. Từ đó tăng thêm tình nghĩa đồng bào, sự gắn kết dân tộc.

Cần có sự ưu tiên

Chúng ta đều biết, sử dụng điện ảnh trong công tác thông tin, tuyên truyền sẽ đạt những hiệu quả đặc biệt,nhất là đối với vùng DTTS và miền núi. Bởi điện ảnh có sức hấp dẫn và tác động mạnh mẽ tới người xem qua hình ảnh sống động và âm thanh trung thực.

Vì lẽ đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền qua các bộ phim nói riêng và qua các chương trình đa phương tiện, luôn có những giá trị nhất định, không thể thay thế. Hơn lúc nào hết, các Trung tâm Sản xuất phim với các cơ quan, đơn vị làm công tác dân tộc cần sự phối hợp, kết nối chặt chẽ hơn nữa để xây dựng những chương trình, kịch bản phim mang ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, những “món ăn tinh thần” bổ ích phục vụ đồng bào.

Bộ phim “Mùa xuân ở lại” thu hút và nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo khán giả khi lên sóng trong dịp tết Tân Sửu(Ảnh tư liệu)
Bộ phim “Mùa xuân ở lại” thu hút và nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo khán giả khi lên sóng trong dịp Tết Canh Tý - 2020 (Ảnh tư liệu)

Ngoài ra, theo các nhà quản lý phải có một chiến lược phát triển lâu dài cho phim về đề tài DTTS và miền núi và phải có sự ưu tiên cho dòng phim này. Còn đối với các nhà làm phim, phải thay đổi cách nghĩ, cách làm phim mới; các câu chuyện, vấn đề, bài học đặt ra cần phù hợp với tâm lý, nhận thức của mỗi dân tộc để cuốn hút được người xem.

Để khẳng định rõ hơn về giá trị của các chương trình, phản ánh về đề tài DTTS và miền núi, tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 40, năm 2020, ngoài các giải thưởng như mọi năm, lần đầu tiên Ban Tổ chức có thêm giải thưởng về đề tài Dân tộc - Miền núi. Theo đó,14 tác phẩm xuất sắc về đề tài Dân tộc - Miền núi đã được trao giải. Giải thưởng  do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam trao tặng. 

Hay mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành kế hoạch sản xuất và đặt hàng các chương trình phục vụ đồng bào DTTS và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo năm 2021, với nhiều nội dung đa dạng, phong phú.

Với những nỗ lực trên, tin rằng trong tương lai gần, người xem sẽ được đón nhận nhiều  bộ phim, các chương trình truyền hình chất lượng, phản ánh về đời sống của đồng bào các DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thắp lửa văn hóa, dựng bản du lịch ở vùng đồng bào DTTS Quảng Ninh

Thắp lửa văn hóa, dựng bản du lịch ở vùng đồng bào DTTS Quảng Ninh

Là vùng đất giàu bản sắc với cộng đồng các DTTS cùng sinh sống, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đang đẩy mạnh bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, mô hình xây dựng bản văn hóa dân tộc Tày tại thôn Bản Cáu (xã Lục Hồn) và bản văn hóa dân tộc Sán Chỉ tại thôn Lục Ngù (xã Húc Động) đang được đẩy mạnh triển khai khẩn trương, hướng tới gìn giữ di sản và nâng cao đời sống người dân vùng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản

Tôn giáo - Tín ngưỡng - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, sáng 7/5, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã đến thăm, chúc mừng các cơ sở Phật giáo trên địa bàn tỉnh.
Tuyên Quang: Tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Tuyên Quang: Tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế - Mai Hương - 1 giờ trước
Những năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Tuyên Quang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống Nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Phân định rõ thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, xây dựng chính quyền phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn

Phân định rõ thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, xây dựng chính quyền phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 7/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Lào Cai đầu tư xây dựng 18 điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng

Lào Cai đầu tư xây dựng 18 điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
UBND tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt đầu tư xây dựng 18 điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng được quy hoạch trên diện tích gần 49.000ha, tại các địa phương, với tổng vốn đầu tư trên 2.843 tỷ đồng.
Đắk Nông: Triệt xóa điểm bán lẻ ma túy, bắt giữ 3 đối tượng

Đắk Nông: Triệt xóa điểm bán lẻ ma túy, bắt giữ 3 đối tượng

Pháp luật - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Ngày 7/5, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa triệt phá một điểm bán lẻ ma túy, bắt giữ 3 đối tượng tại thôn 14, xã Đắk Drông, huyện Cư Jút.
“Báu vật” của làng

“Báu vật” của làng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Rừng chè cổ thụ ở Vườn quốc gia Tà Đùng. “Báu vật” của làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ Công an lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID

Bộ Công an lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Người dân có thể sử dụng VNeID để cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Sau đó, Bộ Công an sẽ tổng hợp góp ý của người dân và gửi Bộ Tư pháp xây dựng Báo cáo chung của Chính phủ.
Cuộc thi Olympic tiếng Anh:

Cuộc thi Olympic tiếng Anh: "Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc"

Giáo dục - Văn Hoa - 2 giờ trước
Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ VII, năm 2025, với chủ đề: Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc (Vietnamese Youth Officials stepping into the thriving era together with English”.
Xã miền núi Canh Liên có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Định sau sáp nhập

Xã miền núi Canh Liên có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Định sau sáp nhập

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Sau khi HĐND tỉnh Bình Định thông qua Đề án sáp nhập, tỉnh còn 58 đơn vị hành chính, gồm 41 xã, 17 phường. Trong đó, xã miền núi Canh Liên là xã lớn nhất tỉnh Bình Định, với diện tích hơn 331km2.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Hồi sinh tiếng mẹ đẻ - Bài 5

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Hồi sinh tiếng mẹ đẻ - Bài 5

Dân tộc - Tôn giáo - PV - 3 giờ trước
Một trong những hiệu quả nổi bật của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là ở lĩnh vực bảo tồn ngôn ngữ.
Vì sao người dân xã Phước Hữu thiếu nước sạch sinh hoạt?

Vì sao người dân xã Phước Hữu thiếu nước sạch sinh hoạt?

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Từ những ngày đầu tháng 5/2025 đến nay, một số hộ dân ở xã Phước Hữu thuộc huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận phản ánh tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng, người dân không đủ nước sinh hoạt, đàn gia súc không có nước uống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã trực tiếp làm việc với chính quyền, lãnh đạo các đơn vị liên quan, người dân địa phương để tìm hiểu nguyên nhân vì sao người dân xã Phước Hữu thiếu nước sạch sinh hoạt?