Mùa mưa bão 2022, tỉnh Kon Tum có hàng trăm vị trí có nguy cơ sạt lở cao, chủ yếu tại các quốc lộ, tỉnh lộ và tuyến đường liên thôn, liên xã thuộc các huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Glei. Điều này, không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, mà còn gây nguy hiểm cho người và phương tiện di chuyển hoặc sinh sống ở gần các khu vực có nguy cơ sạt lở.
Xã hội -
Nghĩa Hiệp -
21:50, 26/08/2021 Với đặc thù của vị trí địa lý, khí hậu của tỉnh biên giới, bao gồm cả diện tích biển và nhiều khu vực đồi núi, Quảng Ninh là một trong những địa phương phải chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, bão lụt bất thường. Đặc biệt, ở những huyện miền núi, địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống, với mật độ dân cư thưa thớt, đường điện kéo dài qua đồi núi hiểm trở; nơi thường xuyên xảy ra giông, sét, gây mất an toàn đường lưới điện, đặc biệt trong mùa mưa bão. Do vậy, việc đảm bảo an toàn lưới điện, củng cố hệ thống đường dây điện luôn được chính quyền địa phương, ngành Điện lực Quảng Ninh ưu tiên xử lý.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai vừa phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phát hành ứng dụng Mini (Mini App) “Phòng chống thiên tai Việt Nam” trên nền tảng Zalo. Đây là ứng dụng với nhiều tính năng giúp hỗ trợ người dân khi gặp những tình huống khẩn cấp mùa mưa bão.
Quảng Bình hiện có 418 hồ đập lớn nhỏ, trong đó có nhiều hồ đập được xây dựng vào những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, nay đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Đáng lo ngại, chỉ cần vài trận mưa, cơn bão một số hồ đập này trở thành những quả “bom nước” , đe dọa cuộc sống của người dân.
Xã hội -
Hiếu Anh -
17:47, 31/05/2021 Hiện nay, các địa phương miền núi phía Bắc đang chuẩn bị bước vào mùa mưa bão, kéo theo đó là nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét. Không những vậy, các địa phương đang phải căng mình phòng chống dịch bệnh Covid 19. Để ứng phó với “nguy cơ kép”, lực lượng chức năng cũng phải nỗ lực gấp 2 thậm chí gấp 3, 4 lần so với bình thường.
Vào mùa mưa bão, nhiều hộ gia đình nuôi trồng thủy sản gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc bảo vệ và chăm sóc thủy sản. Nếu không có những biện pháp kịp thời khắc phục, thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản sẽ là rất lớn. Sau đây là một số lưu ý về quản lý môi trường ao nuôi trong mùa mưa bão cho bà con nông dân.
Những năm qua, vào mùa mưa lũ trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc thường xảy ra khá nhiều vụ sét đánh làm chết trâu, bò. Một trong những nguyên nhân chính là do thói quen của người dân buộc chuông sắt vào cổ trâu, bò dẫn đến thu hút sét.
Đakrông và Hướng Hóa (Quảng Trị), là hai huyện vùng cao có đông đồng bào DTTS sinh sống. Cả 2 địa phương có nét tương đồng về địa hình nhiều đồi núi dốc, sông suối. Đặc thù về địa hình và tập quán định cư dọc khe suối, đồi núi của đồng bào các DTTS, tạo ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong mùa mưa bão...
Thời tiết mưa bão ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đàn vật nuôi, vì vậy cần phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi trước và trong mùa mưa bão. Khi thời tiết mưa, bão không những gây khan hiếm nguồn thức ăn mà còn dễ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm. Mặt khác khi mưa to có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng tạo cơ hội phát tán mầm bệnh. Sau đây xin giới thiệu với bà con một số biện pháp phòng chống như sau:
Trên địa bàn khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đang có nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ có lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Đa phần, các hộ dân là đồng bào DTTS, có điều kiện kinh tế khó khăn, không có kinh phí để di chuyển đến nơi ở mới nên luôn phải sống trong nỗi bất an mỗi khi đến mùa mưa bão.
Xã hội -
Thành An CĐ -
19:05, 21/07/2021 Không hẹn mà gặp, mỗi mùa mưa bão về là bao nỗi lo âu hằn rõ trên từng nét mặt, khóe mắt của người dân miền Trung. Dẫu rằng các cấp ngành, địa phương đã rất chủ động, linh hoạt để sẵn sàng ứng phó với thiên tai, nhưng xem ra với sự diễn biến phức tạp khó lường của thời tiết cực đoan… hậu quả để lại sau mỗi mùa mưa bão vẫn thật nhói lòng.
Huyện miền núi Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trong trận lũ vừa qua. Bên cạnh nguyên nhân do lũ lụt, nước sông Mã dâng cao, địa phương này còn phải gánh chịu hậu quả từ những trận xả lũ khẩn cấp của Nhà máy Thủy điện Trung Sơn.
Những năm gần đây, các sự cố vỡ đập thường xuyên xảy ra khiến người dân không khỏi lo lắng. Mùa mưa bão năm nay đang đến gần, hiện tại, cơ quan chức năng và các địa phương đang ráo riết hoàn thiện các phương án bảo đảm an toàn hồ đập, chủ động ứng phó mùa mưa lũ năm 2020.