Tưởng chừng như cuộc đời này sẽ không còn được gặp lại người thân, sẽ phải lưu lạc ở xứ người với chuỗi ngày bất hạnh, nhưng số phận vẫn mỉm cười với K.T.K.D (SN 1998) ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Gần 10 năm đằng đẵng ở Trung Quốc là quãng thời gian đầy ám ảnh đối với tuổi thơ của D.
Là tỉnh có đường biên giới quốc gia tiếp giáp với 2 nước: Lào và Trung Quốc, có 19 dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, trong khi đó tình trạng mua bán người thường tập trung ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người gây khó khăn cho chính quyền và cơ quan chức năng. Ðó là những nguyên nhân khiến Ðiện Biên luôn được xác định là địa bàn phức tạp về hoạt động của tội phạm mua bán người.
Sáng 30/7, tại TP. Vinh (tỉnh Nghệ An), Bộ Công an phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người (30/7).
Theo thống kê của Bộ Công an, trung bình mỗi năm có 18.000 công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong số đó, có không ít nạn nhân là người DTTS bị dụ dỗ, lừa bán ra nước ngoài để lao động hoặc kết hôn do thiếu hiểu biết. Khi về nước, do cuộc hôn nhân không như ý, những người phụ nữ này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tái hoà nhập cộng đồng.
Thời gian qua, các vụ án liên quan đến tình trạng mua bán người qua biên giới trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã có xu hướng giảm rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng mua bán người trên địa bàn vẫn còn diễn biến phức tạp; đặc biệt là nhận thức của người dân về vấn nạn này vẫn còn nhiều hạn chế.
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới phía Tây Bắc, với dân số trên 46 vạn người, trong đó chiếm trên 85% là đồng bào DTTS. Những năm qua, mặc dù các lực lượng chức năng đã triển khai nhiều giải pháp, nhưng tình trạng mua bán người qua biên giới có chiều hướng gia tăng đáng báo động.
Xã hội -
Sỹ Hào -
09:35, 03/01/2020 Thời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội đối với nạn nhân của tội phạm mua bán người (MBN) đã được ban hành, triển khai. Tuy nhiên, do vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức thực hiện nên hiệu quả của các chính sách hỗ trợ chưa cao.
Mới đây, Tòa án Nhân dân tỉnh Đăk Lăk đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo Nguyễn Văn Đông (SN 1993) và Lê Xuân Dũng (SN 1996), cùng trú xã Đăk R’la, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông về tội “Mua bán người”.
Cuộc sống khó khăn, nhận thức và kỹ năng sống hạn chế đã khiến không ít phụ nữ, em gái, nhất là những phụ nữ, em gái người dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa rơi vào cạm bẫy của những đối tượng buôn bán người, sống cuộc sống “đày ải nơi trần gian”. Thời gian vừa qua, với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, nhiều nạn nhân đã được cứu thoát trở về, bước đầu hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tình hình tội phạm mua bán người luôn là vấn đề nhức nhối, phức tạp gây mất an ninh trật tự. Trước tình hình đó, các lực lượng chức năng của tỉnh đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, đẩy lùi vấn nạn này.
Với gần 300km đường biên giới giáp Trung Quốc, dân số phân bố thưa thớt, thời gian qua, tình hình tội phạm mua bán người (MBN) tại khu vực biên giới tỉnh Hà Giang vẫn có nhiều diễn biến phức tạp. Theo nhận định của cơ quan chức năng, công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm MBN ở Hà Giang vẫn còn nhiều khó khăn.
Thời gian qua, để giúp nạn nhân bị buôn bán người tái hòa nhập cộng đồng, nhiều chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm, khám chữa bệnh,... đã được ban hành, thực hiện. Nhưng do còn nhiều bất cập, nhất là nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc tái hòa nhập cho nạn nhân bị buôn bán vẫn rất khó khăn.
Những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lai Châu đã tích cực đấu tranh, phòng chống tội phạm về mua bán người (MBN); tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, từng bước ngăn chặn loại tội phạm này.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Điện Biên về tình hình mua bán người (MBN) giai đoạn 2016-2018 cho thấy, số vụ MBN ngày càng diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Loại hình tội phạm này tập trung vào các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và khu vực biên giới, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn.
Suốt nhiều năm qua, dù các ngành chức năng quyết liệt ngăn chặn nhưng tình hình tội phạm mua bán người ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp. Hậu quả là không ít người vô tội bị lừa bán qua biên giới. Đối với các nạn nhân được giải cứu, di chứng tâm lý cũng rất nặng nề khi họ khó tái hòa nhập với cộng đồng...