Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nạn buôn bán người ở Mù Cang Chải: Nhiều nguy cơ còn đang tiềm ẩn

Hoài Dương - 21:44, 20/04/2020

Thời gian qua, các vụ án liên quan đến tình trạng mua bán người qua biên giới trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã có xu hướng giảm rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng mua bán người trên địa bàn vẫn còn diễn biến phức tạp; đặc biệt là nhận thức của người dân về vấn nạn này vẫn còn nhiều hạn chế.

Đối tượng Vừ Thị Pàng (1988) trú tại xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái); Thào Seo Xóa (1991) và Lù Seo Châu (1990), cùng trú tại xã Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương (Lào Cai) vừa bị khởi tố về hành vi mua bán người vào tháng 3/2020
Đối tượng Vừ Thị Pàng (1988) trú tại xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái); Thào Seo Xóa (1991) và Lù Seo Châu (1990), cùng trú tại xã Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương (Lào Cai) vừa bị khởi tố về hành vi mua bán người vào tháng 3/2020

Vỡ mộng lòng tin

Tháng 7/2019, do nhu cầu tìm việc làm nên chị Sùng Thị Sua và Sùng Thị Giàng cùng trú tại bản Trống Gầu Bua, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải nhờ chị Vừ Thị Pàng (SN1989) đang làm thuê tại huyện Mường Khương (Lào Cai) giới thiệu việc làm. 

“Do khó khăn về kinh tế, lại mong mỏi có việc làm, nên khi chị Pàng gọi điện về báo đã tìm được công việc phù hợp và hướng dẫn bắt xe khách sang huyện Mường Khương (Lào Cai) để nhận việc, chúng tôi đã tin và làm theo ngay. Sang tới nơi, Pàng lại nói chúng tôi phải sang Trung Quốc mới có việc làm thu nhập cao. Chúng tôi đã đồng ý”, chị Sùng Thị Sua tâm sự. 

Nhưng thực tế không như Sùng Thị Sua nói. Sang Trung Quốc, chị Sua và chị Giàng được giao việc trồng và chăm sóc chuối. Sau hơn 1 tháng làm việc không thấy tiền lương đâu, hai chị đã đến gặp người chủ, lúc này mới biết mình bị bán và phải làm việc không công. 

 “Sang đó làm tôi ăn không được no, tiền công thì không có, công việc thì nặng nhọc làm liên tục từ 7h - 22h. Tôi tìm cách trốn về Việt Nam. Sau nhiều lần thất bại, đến đầu tháng 12/2019 tôi đã trốn thoát được qua đường tiểu ngạch. Còn Sùng Thị Giàng vẫn bên Trung Quốc. Ngày 3/12/2019, tôi đã đến Công an huyện Mù Cang Chải làm đơn tố cáo Vừ Thị Pàng”, chị Sua chia sẻ. 

Sùng Thị Sua chỉ là một trong rất nhiều nạn nhân của nạn mua bán người. Nhưng đáng lo ngại hơn, vẫn còn rất nhiều phụ nữ đã bị lừa bán đang biệt vô âm tín, lưu lạc xứ người, chưa biết ngày trở về. 

Nguy cơ vẫn tiềm ẩn 

Theo báo cáo từ Công an huyện Mù Cang Chải, từ năm 2017 - 2020, Công an huyện đã tiến hành khởi tố 10 vụ mua bán người. Trong đó, năm 2017 khởi tố 6 vụ, 13 bị can, 6 nạn nhân; năm 2018 khởi tố 2 vụ, 3 bị can và 4 nạn nhân. Riêng năm 2019 và đầu năm 2020, mỗi năm khởi tố 1 vụ. So với năm 2017, số vụ khởi tố có xu hướng giảm 4 - 5 vụ/năm. 

Mặc dù số vụ khởi tố buôn bán người đã giảm, nhưng để có thể chấm dứt tình trạng buôn bán người, Trung tá Phạm Anh Tuấn, Phó Đội trưởng Đội điều tra tổng hợp Công an huyện Mù Cang Chải cho rằng, đây là vấn đề khó. Bởi, đối tượng phạm tội trên địa bàn có nhận thức, có hiểu biết về xã hội. Chúng có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời có sự móc nối với các đối tượng ở các tỉnh lân cận gần khu vực biên giới như Lào Cai, Lai Châu, từ đó hình thành đường dây mua bán người chuyên nghiệp, tinh vi. Bên cạnh đó, với 90% là đồng bào dân tộc Mông, cuộc sống khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, thiếu việc làm, nhận thức hạn chế, nhất là phụ nữ và trẻ em nhẹ dạ cả tin lại dễ trở thành “miếng mồi ngon” cho kẻ xấu lợi dụng. 

Để chấm dứt triệt để tình trạng mua bán người trên địa bàn, theo Thượng tá Đinh Xuân Thiệp, Trưởng Công an huyện Mù Cang Chải, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là khâu quản lý nhân khẩu. Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về các thủ đoạn của bọn tội phạm mua bán người. Bên cạnh đó, cần phải tạo được việc làm, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo giúp người dân ổn định đời sống vật chất và tinh thần.

Cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là khâu quản lý nhân khẩu. Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về các thủ đoạn của bọn tội phạm mua bán người. Bên cạnh đó, cần phải tạo được việc làm, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo giúp người dân ổn định đời sống vật chất và tinh thần.

Thượng tá Đinh Xuân Thiệp, Trưởng Công an huyện Mù Cang Chải

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như Báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Chiều 19/5, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Sự kiện - Bình luận - PV - 16:14, 19/05/2025
Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 16:11, 19/05/2025
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 và năm 2025.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:08, 19/05/2025
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16:07, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:06, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 16:05, 19/05/2025
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.