Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Một gốc trăm cành, gắn bó keo sơn!

Hồng Phúc - 17:18, 03/12/2020

6h sáng 3/12, trong cái lạnh của tiết trời mùa đông, tại Thủ đô Hà Nội, Đoàn 100 đại biểu đại diện cho 54 dân tộc bắt đầu chuyến hành trình về nguồn thiêng liêng và đầy tự hào: Tham dự Lễ dâng hương tại đền thờ các Vua Hùng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ). Buổi lễ nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội làm Trưởng đoàn.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các đại biểu làm lễ dâng hương tại Đền Thượng
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các đại biểu làm lễ dâng hương tại Đền Thượng

Trong hành trình về nguồn, 54 màu áo dân tộc anh em cùng hoà trong dòng người, chậm rãi lần theo những bậc đá lên điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh ngút ngàn linh khí. Ai cũng thành kính thắp nén tâm hương lên bàn thờ Tổ, thể hiện tấm lòng tri ân với Tổ tiên. Cùng hội ngộ tại vùng đất chứng kiến huyền thoại lịch sử về Cha Lạc Long Quân kết duyên cùng Mẹ Âu Cơ sinh ra "Bọc trăm trứng", chúng ta mới hiểu hết 2 tiếng “đồng bào” thiêng liêng.

Không ở đâu trên thế giới này lại có một di tích đặc biệt và một ngày Quốc giỗ chung như ở Việt Nam. Thật khó diễn tả hết những tâm tư, tình cảm của mỗi người khi được trở về mảnh đất cội nguồn, nơi sinh ra triệu triệu người con mang dòng giống Tiên Rồng. Tình cảm ấy đã in sâu vào tâm khảm, là tình người, tình dân tộc, nghĩa đồng bào…

Chị Cao Thị Ngọc Thanh (30 tuổi) là đại biểu dân tộc Raglay, vượt hơn 1.000 km từ Khánh Hoà đến tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 rưng rưng: “Đây là lần đầu tiên mình được tham dự lễ dâng hương ở Đền Hùng. Ngày trước chỉ được xem qua ti vi, trên báo, hôm nay niềm mong ước được đặt chân đến đất Tổ linh liêng đã được thực hiện. Mình vô cùng xúc động và tự hào khi được hoà cùng với các dân tộc anh em tỏ lòng thành kính tri ân đối với các bậc tiền nhân”.

Đoàn đại biểu di chuyển từ chân núi Nghĩa Lĩnh lên Đền Thượng
Đoàn đại biểu di chuyển từ chân núi Nghĩa Lĩnh lên Đền Thượng

Chị Lò Thị Vân, dân tộc Lào (Điện Biên) chia sẻ: “Lần nào đến Đền Hùng tôi cũng có cảm giác như là trở về nơi chốn quen thuộc, nhưng cảm xúc lần này rất đặc biệt, lần đầu tiên tôi được gặp gỡ anh em 54 dân tộc trong một sự kiện trọng đại thế này. Chỉ biết tim mình cứ bồi hồi xúc động, tôi càng ý thức được trách nhiệm của mình đối với quốc gia, dân tộc. Chúng ta sẽ mãi cầm tay nhau, đoàn kết thành một khối”.

“Tôi rất hạnh phúc, chỉ có thế thôi chứ không biết nói gì hơn được nữa”, bác Apot đến từ Kontum nói. Dù đã ở tuổi 57, nhưng người đàn ông đã từng trải này không giấu được nghẹn ngào khi tận tay thắp nén nhang dâng lên Quốc Tổ.

Dường như tất cả các đại biểu từ mọi miền tổ quốc sum vầy về đây, trong khoảnh khắc này, chỉ có duy nhất một dòng máu Việt chảy trong huyết quản. Lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc đã được truyền từ trái tim đến trái tim.

Các đại biểu xúc động, thành kính thắp nén tâm nhang khi về đất Tổ
Các đại biểu xúc động, thành kính thắp nén tâm nhang khi về đất Tổ

“Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Trong giây phút thiêng liêng, đồng chí, đồng bào ta càng ghi khắc lời căn dặn của Bác Hồ muôn vàn kính yêu.

Trong giây phút thiêng liêng nơi đất Tổ những ký ức lịch sử như được sống dậy. Đồng bào ta đã sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đồng bào các DTTS đã góp sức người, sức của để làm nên chiến thắng.

Có những làng, những bản phải hàng chục lần dời lên vùng rừng núi hẻo lánh, kiên trì chịu đói rét, bom đạn, vượt qua cả sự dụ dỗ và đe doạ của kẻ thù để bảo vệ đồng chí, đồng đội, bảo vệ thành quả cách mạng. Nhiều đồng bào, nhiều gia đình, nhiều bản làng sẵn sàng hứng chịu sự khủng bố, trả thù, bắt bớ, tàn sát để cưu mang, che giấu, bảo vệ cán bộ, giữ bí mật về tổ chức và  hoạt động của cách mạng. Nhiều tấm gương trung kiên, tiêu biểu mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ như: Anh hùng La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Đinh Núp… cùng hàng vạn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh.

Hiện nay, trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, vượt khó vươn lên, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đại dịch Covid -19, lũ lụt thiên tai hay trong bất kỳ hoạn nạn khó khăn nào cũng chỉ làm tình đồng bào thêm chặt bền, như truyền thống tốt đẹp "lá lành đùm lá rách" bao đời nay của dân tộc Việt Nam.

Các đại biểu đến từ mọi miền tổ quốc cùng hướng về đất Tổ
Các đại biểu đến từ mọi miền tổ quốc cùng hướng về đất Tổ

Trong không gian linh thiêng tại buổi Lễ dâng hương, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 kính cáo: “Trước anh linh các vua Hùng và các bậc tiền nhân, đồng bào các dân tộc Việt Nam xin nguyện giữ gìn niềm tự hào, dòng dõi Tiên Rồng, ra sức rèn luyện, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Nguyện cùng nhau chung sức, đồng lòng, phát huy ý chí, khát vọng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước của tổ tiên, bảo vệ vững chắc giang sơn bờ cõi. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đưa đất nước phát triển, làm rạng danh cơ đồ dân tộc, nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế…”.

Đoàn đại biểu 54 dân tộc chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Thượng
Đoàn đại biểu 54 dân tộc chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Thượng
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Miền Tây xứ Nghệ - Những chuyện buồn hôn nhân: “Mò mẫm” tìm lời giải (Bài 3)

Miền Tây xứ Nghệ - Những chuyện buồn hôn nhân: “Mò mẫm” tìm lời giải (Bài 3)

Có thể là hơi quá khi đặt ra vấn đề: “mò mẫm” tìm lời giải cho bài toán tảo hôn nơi miền biên viễn xứ Nghệ. Song từ thực tế đã cho thấy, mục tiêu đẩy lùi hủ tục trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó là phòng chống tảo hôn đã được đặt ra và triển khai từ lâu, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bằng rất nhiều giải pháp… nhưng, đối với huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang không mấy hiệu quả.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thời sự - PV - 14 phút trước
Ngày 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 17 phút trước
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 1 giờ trước
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình, là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 1 giờ trước
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu dàng của tháng 3.
Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Media - Thùy Anh - 2 giờ trước
Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu dàng của tháng 3.
Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 2 giờ trước
Nằm ở phía Tây Bắc địa đầu Tổ quốc, Lai Châu - vùng đất có 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc, từ con người đến tập quán sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa có bản sắc rất đặc trưng, độc đáo. Có dịp đến với vùng đất, khoảng khắc mà chúng tôi ghi lại được là hình ảnh những cô thiếu nữ, những phụ nữ DTTS tràn đầy xuân sắc trong trang phục truyền thống - một vẻ đẹp riêng của "bức tranh văn hóa" nơi bản làng vùng cao.
Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 2 giờ trước
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025” (Nghị định 28) đã giúp cho hơn 19.000 lượt khách hàng đồng bào DTTS và miền núi phát triển sinh kế, vươn lên trong cuộc sống.
Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Media - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG.
Chung tay bảo vệ môi trường

Chung tay bảo vệ môi trường

Media - Quỳnh Trâm - CVT tại Thanh Hóa - 2 giờ trước
Thời gian qua, tại khu vực ven biển của tỉnh Thanh Hoá đã xuất hiện tình trạng rác thải vứt bừa bãi gây bức xúc cho người dân địa phương. Để hạn chế tình trạng này gây việc ô nhiễm môi trường biển, đoàn viên thanh niên tại các huyện vùng biển Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm chung tay làm sạch cảnh quan môi trường biển nơi đây.