Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lung linh ánh nến - Lung linh tình người

Lê Vũ - 08:17, 20/11/2021

TP. Hồ Chí Minh là địa phương đã phải chịu nhiều tổn thương và mất mát do đại dịch Covid-19 gây ra trong thời gian vừa qua. Để tạm khép tại nỗi đau, đoàn kết bước tiếp trên con đường phía trước, Đại lễ Cầu siêu để tri ân, tưởng niệm, đồng bào, cán bộ chiến sĩ đã hy sinh, tử vong vì Covid-19 vừa diễn ra tối 19/11, trên nhiều địa phương trong cả nước, chính là một nốt lặng đầy cảm xúc, thấm đẫm tính nhân văn và tình dân tộc.

Lê Thị Hồng Yến (thứ hai bên phải) và các đồng nghiệp đều là các nhân viên y tế từng xông pha nơi tuyến đầu phòng chống dịch, hơn ai hết họ có rất nhiều cảm xúc khi tham dự đại lễ cầu siêu
Lê Thị Hồng Yến (thứ hai bên phải) và các đồng nghiệp đều là các nhân viên y tế từng xông pha nơi tuyến đầu phòng chống dịch, hơn ai hết họ có rất nhiều cảm xúc khi tham dự đại lễ cầu siêu

Ngoài Lễ tưởng niệm chính được diễn ra tại quảng trường Thống Nhất, hầu hết các quận, huyện, thành phố trực thuộc TP. Hồ Chí Minh đều tổ chức các buổi lễ cầu siêu, tưởng niệm tại các cơ sở tôn giáo. Đặc biệt là tại các quận có tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và tuyến kênh Tàu Hủ - Bến Nghé chảy qua, đều tổ chức lễ thả đèn hoa đăng sau chương trình tưởng niệm.

Những ngọn nến lung linh được đặt giữa lòng những đóa sen giấy và thắp sáng dọc bờ kênh, thả xuống dòng kênh thể hiện tấm lòng tri ân của những người dân Thành phố, những người còn ở lại đối với những người đã không may mắn trong cuộc chiến với Covid-19 khốc liệt vừa qua.

Có mặt từ rất sớm cùng với các đồng nghiệp tại khu vực làm lễ cầu siêu thuộc chùa Pháp Hoa, quận 3, TP. Hồ Chí Minh, bạn Lê Thị Hồng Yến, sinh sống tại quận 7 cho biết, bản thân bạn và các bạn của mình đều đang công tác trong lĩnh vực y tế. Trong thời gian xảy ra đại dịch, các bạn đều là những người xông pha nơi tuyến đầu để hỗ trợ người dân. Tại những nơi mình đã đi qua, như bệnh viện Củ Chi, bệnh viện dã chiến số 6… đã chứng kiến những cuộc chia ly đầy xa xót, nên hôm nay Yến dành chút thời gian cùng với người dân cả nước gửi lời cầu nguyện cho những người không may và cầu nguyện cho Việt Nam sớm trở lại cuộc sống yên bình.

Bạn Phạm Ngô Đình Ẩn với ngọn hoa đăng trong tay đang thành tâm cầu nguyện
Bạn Phạm Ngô Đình Ẩn với ngọn hoa đăng trong tay đang thành tâm cầu nguyện

Tương tự bạn Phạm Ngô Đình Ẩn (quận 10) cho biết, bạn là một Phật tử, đồng thời cũng là tình nguyện viên tham gia phòng, chống dịch. Trong thời gian qua, chứng kiến nhiều biến động của Thành phố, bạn mong muốn hôm nay sẽ góp lời cầu nguyện của mình. Bạn Ẩn chia sẻ: “Thông qua ngọn hoa đăng này, mình cầu nguyện cho những người đã không may qua đời vì Covid-19 sẽ vãn sanh cực lạc. Bên cạnh đó, ngọn hoa đăng cũng gửi gắm lời ước nguyện của mình, mong rằng mọi người sẽ yêu thương nhau nhiều hơn, vì đâu biết trước ngày mai chúng ta sẽ ra sao? Hãy yêu thương mọi người ngay khi còn có thể”.

Mỗi người một hoàn cảnh, một câu chuyện khi đại dịch Covid-19 đi qua, nhưng sự mất mát chung của Thành phố này, đất nước này, nhân loại này là quá lớn. Lặng lẽ đứng trong dòng người tưởng niệm bên bờ kênh Nhiêu Lộc, bà Nguyễn Thị Kim Phụng (65 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) nắm chặt bông hồng trong tay thầm khấn nguyện: “Tôi từng tuổi này, nhưng may mắn vượt qua đại dịch bình an, nên hôm nay tôi muốn cùng mọi người cầu nguyện cho hương linh những người đã mất được siêu thoát, cầu cho quốc thái dân an”.

Anh Nhật Trung một nghệ sĩ đã dùng tiếng kèn của mình thay cho lời cầu nguyện để tưởng niệm những người đã mất trong lễ cầu siêu
Anh Nhật Trung một nghệ sĩ đã dùng tiếng kèn của mình thay cho lời cầu nguyện để tưởng niệm những người đã mất trong lễ cầu siêu

Nhưng có lẽ nhiều cảm xúc và xúc động nhất trong lễ tưởng niệm, đó chính là những thân nhân còn ở lại của những người đã khuất. Cơn bão Covid-19 đã cướp đi những người thân yêu.

Chia sẻ với chúng tôi trong trạng trái khá mất bình tĩnh và đôi khi phải dừng lại để ôm mặt khóc, chị Ngụy Kim Kiên (sống ở quận 5) cho biết: “Tới bây giờ em vẫn chưa tin là mẹ em ra đi đột ngột như vậy. Giờ chỉ còn em và đứa con nhỏ sống nương tựa nhau. Em mong mẹ sẽ được an yên ở thế giới bên kia và luôn dõi theo, phù hộ cho cháu được khỏe mạnh, bình an”.

Anh Trương Quang Diệu (sống ở quận 3) đã mang theo nến và đứng cầu nguyện tại bờ kênh nơi thả hoa đăng từ rất sớm, anh có người anh trai đã không may qua đời trong đại dịch vừa qua. Với nhiều nỗi buồn còn đọng trên ánh mắt, anh chia sẻ với chúng tôi những lời từ đáy lòng: “Có buổi lễ như ngày hôm nay để Nhân dân cả nước tưởng niệm những người không may đã nằm xuống vì Covid-19, trong đó có người anh của tôi. Chúng tôi nghĩ rất là ý nghĩa, rất là nhân văn. Tôi rất biết ơn Đảng và Nhà nước đã nghĩ đến những gia đình có người thân mất vì Covid-19. Đây là lời động viên, an ủi, giúp chúng ta, những người đang còn sống vượt qua nỗi đau, khó khăn, xây dựng trở lại.”

Nhìn những ánh nến linh lung trên tay mọi người được thả xuống và trôi về vô tận cuối dòng kênh, trong tiếng kèn trầm buồn của một nghệ sĩ đường phố chợt cất lên, có lẽ nhiều người và ngay cả chúng tôi - khi thực hiện ghi chép này cũng không cầm được nước mắt. Ít ra, chúng ta - những người may mắn còn ở lại đã làm được một điều nho nhỏ, khiến mình nhẹ lòng hơn để bước tiếp trong cõi nhân sinh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 1 giờ trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 1 giờ trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 1 giờ trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 1 giờ trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.
Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 4/4, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Mua bán trái phép chất ma túy”, theo quy định tại Điều 249 và Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.