Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống diễn biến hòa bình

Luận điệu suy diễn, xuyên tạc quan điểm của Việt Nam về xung đột Nga – Ukraine

PV - 11:58, 07/03/2022

Mặc dù Việt Nam đã nhiều lần nêu quan điểm chính thức về xung đột Nga - Ukraine, đó là Việt Nam kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế, ấy thế nhưng, trên Internet, mạng xã hội, một số người lại đang cố tình đưa ra những luận điệu sai trái, suy diễn xuyên tạc nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, danh dự của Đảng, Nhà nước Việt Nam.


Ngày 2/3, tại phiên họp khẩn cấp lần thứ XI, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine. Sau khi nghị quyết trên được thông qua và thông tin các nước thành viên LHQ thể hiện quan điểm, trên một số diễn đàn Internet, mạng xã hội, một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã đưa ra những luận điệu sai trái, suy diễn rằng quan điểm của Việt Nam là “mơ hồ, không rõ ràng”, Việt Nam đã không đi theo số đông, cố tình tìm cách lựa chọn quan điểm trung lập đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Từ việc nêu những câu hỏi mang tính suy diễn chủ quan, nhiều bài viết đưa ra luận điệu quy chụp, cho rằng các quốc gia chọn giữ thái độ trung lập là những quốc gia “phần lớn đổ lỗi cho phương Tây đã kích động các điều kiện dẫn đến cuộc xung đột này”.

Một số người cuốn theo lối suy diễn trên, cũng đưa ra các bình luận tiêu cực, thậm chí kích động tư tưởng chống phá. Có trang mạng dùng thủ đoạn đưa ra thăm dò rồi cho những thành phần trong nhóm click vào lựa chọn theo chủ ý của người đặt bình chọn, từ đó lấy cớ vu cáo “người dân ủng hộ đa số” còn quan điểm của Nhà nước “chỉ là thiểu số”! Cá biệt, có luận điệu xuyên tạc rằng, phải chăng Việt Nam đang ngấm ngầm ủng hộ cho cuộc chiến tranh, quay lưng với hoà bình?

Trong khi đó, trên một số trang báo nước ngoài xuất hiện các luận điệu mang tính chỉ trích, phê phán việc thông tin cuộc xung đột trên báo chí trong nước, từ đó tìm cách hướng lái nhằm cuốn người đọc theo chủ đích, ý đồ của họ. Thậm chí, một số bài viết còn đưa ra những luận điệu theo kiểu lập lờ đánh lận con đen, đưa ra những câu hỏi, nghi vấn mang tính quy chụp, bôi nhọ quan điểm, uy tín Việt Nam trong quan hệ đối ngoại. Nhiều bài viết bằng lối phân tích tỏ ra có trình độ, hiểu biết kiểu “chuyên gia” song thực chất nhận thức rất lệch lạc, lộ rõ ý đồ, động cơ chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Đối với vấn đề xung đột Nga - Ukraine, Việt Nam đã nhiều lần nêu quan điểm chính thức của mình. Ngày 1/3, phát biểu khi Đại hội đồng LHQ tổ chức phiên họp khẩn cấp lần thứ XI thảo luận về tình hình Ukraine, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái Đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã nhấn mạnh rằng: “Lịch sử của chính dân tộc chúng tôi hứng chịu các cuộc chiến tranh đã nhiều lần chỉ ra rằng, cuộc chiến tranh và xung đột đến tận ngày nay thường bắt nguồn từ các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường quyền, tham vọng thống trị áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Một số xung đột vẫn còn gắn liền với những yếu tố lịch sử, ngộ nhận và hiểu lầm. Với trải nghiệm của chính mình, Việt Nam thấu hiểu rằng chiến tranh và xung đột khi nổ ra chỉ gây ra đau khổ sâu sắc cho người dân và hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều khía cạnh trong đời sống của các quốc gia có liên quan trực tiếp cũng như của các quốc gia khác”.

Đại sứ nêu rõ, trong bối cảnh đó, Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. Mọi tranh chấp quốc tế cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, bao gồm các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Tất cả các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này.

Trên cơ sở đó, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh: “Việt Nam kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Các giải pháp như vậy sẽ chấm dứt những khổ đau và đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Âu và thế giới nói chung”.

Ngày 3/3, tại họp báo thường kỳ, trả lời báo chí về việc bỏ phiếu của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã khẳng định: “Quan điểm của chúng tôi là Việt Nam luôn theo dõi sát sao và hết sức quan ngại về tình hình Ukraine”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng, ưu tiên hiện nay là cần kiềm chế tối đa, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thương vong và tổn thất đối với dân thường, nối lại đàm phán đối thoại trên tất cả các kênh để đạt được các giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên trên cơ sở phù hợp với Hiến chương LHQ và nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”.

Như vậy, xuyên suốt trong các tuyên bố, phát ngôn, quan điểm nhất quán của Việt Nam là kêu gọi chấm dứt hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng. Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ phát ngôn và hành động nào của Việt Nam đề cập đến việc ủng hộ việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề xung đột giữa Nga và Ukraine và Việt Nam cũng không “thiên vị” hay đứng về bất kỳ một bên nào xoay quanh xung đột giữa Nga và Ukraine. Những luận điệu cho rằng Việt Nam đứng bên này để chống bên kia, “cổ suý chiến tranh” là hoàn toàn sai trái, bịa đặt.

Hiến pháp năm 2013 và Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (sửa đổi, bổ sung năm 2011) của Việt Nam đã nêu rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Về chính sách quốc phòng, Việt Nam đã nhiều lần nêu rõ, Việt Nam giữ vững nguyên tắc 4 không: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Để giành độc lập dân tộc và tự do, bảo vệ nền hòa bình của Tổ quốc, Nhân dân Việt Nam đã phải hy sinh biết bao xương máu. Bằng các cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất qua nhiều thế hệ, dân tộc Việt Nam đã khẳng định rằng, quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, quyền được tự quyết vận mệnh của mình. Bởi vậy, hơn ai hết, Nhân dân Việt Nam luôn mong muốn xây dựng một môi trường hòa bình, hiểu biết, đoàn kết và yêu thương nhau, cùng xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp.

Đối với Việt Nam, cả Nga và Ukraine đều là đối tác quan trọng. Do đó, Việt Nam kêu gọi Nga và Ukraine giảm căng thẳng, ngừng bắn, bảo đảm an ninh an toàn, nhu cầu thiết yếu của người dân, bảo đảm an ninh an toàn cho cộng đồng người nước ngoài đang sống tại Ukraine, trong đó có người Việt Nam. Việt Nam luôn khẳng định lập trường không thay đổi, đó là Việt Nam không đứng về bên này chống bên kia hay ngược lại mà luôn đứng về lẽ phải, về công lý, luật pháp quốc tế.

Như vậy, những luận điệu sai trái, xuyên tạc quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề xung đột Nga - Ukraine trên Internet, mạng xã hội của một số cá nhân, tổ chức thực chất là nhằm bôi nhọ, hạ thấp danh dự, uy tín của Việt Nam; xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Vì sao không xử phạt đối với 5.443m2 diện tích đất nông nghiệp bị san ủi làm biến dạng địa hình

Đăk Hà (Kon Tum): Vì sao không xử phạt đối với 5.443m2 diện tích đất nông nghiệp bị san ủi làm biến dạng địa hình

Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Hậu về hành vi hủy hoại đất, với số tiền 20 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Nhưng điều đáng nói là tổng diện tích san ủi mặt bằng là 6.699m2, nhưng Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà chỉ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với diện tích đất trồng lúa bị san ủi là 1.256m2. Vậy còn 5.443m2 diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm bị san ủi làm biến dạng địa hình sao không xử phạt?!
Nét đẹp kiến trúc cổ Đà Lạt

Nét đẹp kiến trúc cổ Đà Lạt

Du lịch - Hà Hữu Nết - 4 giờ trước
Đà Lạt - thành phố du lịch nổi tiếng, quanh năm mát mẻ, con người hiền hòa, thanh lịch, mến khách. Đà Lạt đang lưu giữ hơn 2.000 biệt thự cổ, ẩn mình giữa đại ngàn thông xanh, luôn làm ngất ngây người dân và du khách thập phương.
Gia Lai: Nan giải bài toán trồng rừng

Gia Lai: Nan giải bài toán trồng rừng

Kinh tế - Hòa Bình - 4 giờ trước
Theo kế hoạch, năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai phấn đấu trồng khoảng 10.300 ha rừng và cây phân tán. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, địa phương mới chỉ trồng được gần 360 ha.
Ta Lư Coffee- Thương hiệu riêng của đồng bào Bru Vân Kiều ở Quảng Trị

Ta Lư Coffee- Thương hiệu riêng của đồng bào Bru Vân Kiều ở Quảng Trị

Kinh tế - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm” (OCOP) đã khơi dậy và làm thay đổi tư duy từ “sản xuất để tự tiêu” sang sản xuất hàng hóa trong cộng đồng đồng bào DTTS ở Quảng Trị. Mô hình Ta Lư Coffee là một ví dụ điển hình, khi 40 hộ đồng bào DTTS ở xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa đã kết hợp vùng trồng cà phê và cùng đầu tư máy móc để sản xuất sản phẩm OCOP 4 sao Ta Lư Coffee mang đậm bản sắc của đồng bào Bru Vân Kiều.
Chuẩn bị các phương án ứng phó với mưa lớn tại Bắc Bộ

Chuẩn bị các phương án ứng phó với mưa lớn tại Bắc Bộ

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ về việc chuẩn bị các phương án ứng phó với mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ.
Cựu chiến binh 22 năm đi tìm đồng đội

Cựu chiến binh 22 năm đi tìm đồng đội

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Từng sát cánh cùng đồng đội chiến đấu, ông Nguyễn Đăng Khoa (60 tuổi, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã nhiều lần chứng kiến đồng đội của mình ngã xuống để bảo vệ quê hương, đất nước. Ngày trở về, ông vẫn đau đáu trong lòng về việc tìm kiếm những liệt sĩ còn nằm lại nơi chiến trường xưa. Hơn 22 năm qua, ông vẫn miệt mài đi khắp nơi không quản nắng mưa, góp sức cùng các ngành chức năng tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.
Tin trong ngày - 26/7/2024

Tin trong ngày - 26/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Kiểm kê đất đai cả nước từ ngày 1/8. Đồng bào Ca Dong làm hồi sinh rừng vót. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai: Phát triển du lịch cộng đồng, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động vùng cao

Lào Cai: Phát triển du lịch cộng đồng, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động vùng cao

Media - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Với lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và những nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng đã và đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương vùng cao Lào Cai. Với nhiều cách làm sáng tạo, người dân địa phương không chỉ gìn giữ, bảo tồn văn hóa độc đáo của dân tộc mình, mà còn phát triển sinh kế bền vững trên chính mảnh đất quê hương.
Tháo gỡ khó khăn trong triển khai Dự án 2 thuộc Chương trình MTQG 1719

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai Dự án 2 thuộc Chương trình MTQG 1719

Media - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Mặc dù, các dự án sắp xếp dân cư ra khỏi khu vực thiên tai, hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai theo Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719 được tỉnh Lào Cai nỗ lực triển khai, thực hiện, tuy nhiên, do thiếu hướng dẫn cụ thể, nên nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án này hầu như không thể giải ngân được. Điều này còn phát sinh những vấn đề bất cập về quản lý đất đai tại địa phương, khiến nhiều xã loay hoay chưa có phương án xử lý.
TP. Hà Giang: Nhiều giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT

TP. Hà Giang: Nhiều giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT

Thời sự - V. Minh - 9 giờ trước
Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu về chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), đặc biệt là chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, TP. Hà Giang (tỉnh Hà Giang) đã luôn chú trọng triển khai linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp với đặc thù địa bàn, đối tượng…
Giá cà phê trong nước vượt 125.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước vượt 125.000 đồng/kg

Kinh tế - Minh Thu - 10 giờ trước
Giá cà phê được thu mua trong nước ngày 26/7 ở khoảng từ 124.700 - 125.400 đồng/kg. Theo các chuyên gia kinh tế, đồng USD giảm đã góp phần làm cho giá cả hàng hoá tăng trở lại, trong đó có cà phê. Ngoài ra, các quỹ và đầu cơ mua vào sau phiên bán mạnh trước đó đã giúp cà phê 2 sàn hồi phục.
Gia Lai: Bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho nghệ nhân Ba Na, Gia Rai

Gia Lai: Bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho nghệ nhân Ba Na, Gia Rai

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 10 giờ trước
Trong hơn 1 tháng (từ 26/7 - 28/8), tại Tp. Pleiku, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.