Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lạng Sơn: Dạy tiếng DTTS cho đội ngũ giáo viên

NGHĨA HIỆP - 11:29, 07/10/2019

Thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc “dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên”, những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã sử dụng nguồn kinh phí của tỉnh tổ chức truyền dạy tiếng DTTS cho đội ngũ giáo viên trên địa bàn. Nhờ vậy, khoảng cách ngôn ngữ giữa thầy và trò được thu hẹp lại, mối liên kết giữa nhà trường với phụ huynh học sinh cũng trở nên gần gũi hơn.

Tiết học Giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số tại Trường THPT&THCS DTNT huyện Lộc Bình.
Tiết học Giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số tại Trường THPT&THCS DTNT huyện Lộc Bình.

Tỉnh Lạng Sơn có trên 83% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), phần lớn là đồng bào dân tộc Nùng, Tày, Dao, Hoa, Sán Chay và Mông. Việc xây dựng đội ngũ giáo viên, thông thạo tiếng DTTS tại các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, Giáo dục nghề nghiệp, từ lâu đã là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển giáo dục tại địa phương.

Ngay từ năm 2015, các lớp dạy-học tiếng nói, chữ viết của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã bắt đầu được tổ chức, thực hiện. Thông qua các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về tiếng DTTS cho giáo viên vùng DTTS, miền núi và vùng có đông đồng bào DTTS nhưng chưa học tiếng DTTS để rút ngắn khoảng cách về ngôn ngữ, thuận tiện hơn trong học tập, công tác, sinh hoạt.

Bà Nguyễn Tú Oanh, Hiệu trưởng Trường THPT và THCS Dân tộc nội trú cho biết: “Những năm đầu tôi mới chuyển về Trường DTNT huyện Lộc Bình, việc giao tiếp với học sinh và trao đổi với phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều khi cần nhờ đến phiên dịch, vì thế tôi quyết tâm tham gia lớp học tiếng dân tộc để nâng cao kiến thức bản thân cũng như thu hẹp khoảng cách giữa giáo viên-học sinh, nhà trường-gia đình”.

Việc học ngôn ngữ dân tộc không chỉ giúp giáo viên thuận lợi giao tiếp hằng ngày với học sinh, mà còn giúp các thầy cô hiểu thêm về văn hóa, ngôn ngữ của các dân tộc anh em khác trên địa bàn. Ông Lương Văn Thắng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT&THCS DTNT huyện Lộc Bình cho biết: “Nhà trường thường xuyên tổ chức tiết học phổ biến, giáo dục pháp luật cho các em học sinh, trong tiết học giáo viên thường đan xen, những câu chuyện, câu ca dao, tục ngữ bằng tiếng dân tộc do thầy, cô tự sưu tầm để các em dễ hình dung, hiểu nội dung bài và nắm chắc kiến thức tốt hơn”.

Việc các thầy cô giáo nói tiếng dân tộc còn có ý nghĩa rất lớn đối với hơn 400 em học sinh trường DTNT huyện Lộc Bình nói riêng và học sinh các trường DTNT toàn tỉnh nói chung. Em Lương Văn Phản, dân tộc Dao, học sinh lớp 6 cho biết: “Đầu năm học 2019 em xuống nhập trường, do mới xa nhà và chưa quen với môi trường mới nên em rất lo sợ. Tuy nhiên, thầy cô giáo trong trường đã dùng tiếng dân tộc để giao tiếp với em, giúp em cảm thấy được gần gũi và thân thuộc hơn, nhờ vậy em cũng mạnh dạn hơn trong sinh hoạt và học tập”.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), hiện mỗi trung tâm giáo dục thường xuyên-giáo dục nghề nghiệp có tối thiểu 2 giáo viên đủ điều kiện tham gia giảng dạy tiếng DTTS. Mỗi năm, tối thiểu mỗi trung tâm mở được từ 1-2 lớp dạy tiếng DTTS cho 30-40 người. Giai đoạn 2017-2019, đã có trên 3.000 giáo viên của hơn 700 cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được tham gia học, bồi dưỡng tiếng DTTS và được cấp chứng chỉ của Bộ GD&ĐT. 

Ngoài việc dạy và học tiếng DTTS ở các trung tâm, Sở GD&ĐT tổ chức dạy học tiếng DTTS cho các cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú. Theo đó, hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên 11/11 trường phổ thông dân tộc nội trú đều biết ít nhất 1 tiếng DTTS. Từ đó, ngoài việc dạy-học văn hóa bằng tiếng phổ thông, học sinh của các trường này còn được cán bộ, giáo viên quan tâm, phổ biến giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc, lồng ghép dạy tiếng DTTS trong các hoạt động ngoại khóa, văn hóa văn nghệ… qua đó rút ngắn khoảng cách ngôn ngữ, giữ gìn văn hóa dân tộc và nâng cao chất lượng giáo dục.

Năm 2019 là năm thứ 7, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu.

Đây là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam; Đồng thời, biểu dương, khích lệ tinh thần nhằm tạo ra động lực giúp các em tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc tiêu biểu năm 2019 sẽ được tổ chức vào đầu tháng 11 tại Thủ đô Hà Nội. Lễ Tuyên dương năm nay sẽ có nhiều điểm mới trong khâu chọn lọc đối tượng, cách thức tổ chức cũng như nội dung chương trình.

Để cập nhật thông tin liên quan đến Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc tiêu biểu năm 2019, mời bạn đọc truy cập vào mục Giáo dục Banner Lễ Tuyên dương của Báo theo địa chỉ baodantoc.vn hoặc baodantoc.com.vn

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Đắk Nông: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại của thuốc lá

Đắk Nông: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại của thuốc lá

Sức khỏe - Công Minh - 14:11, 09/12/2023
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại (PCTH) của thuốc lá năm 2023.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Chương trình MTQG 1719 -

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Chương trình MTQG 1719 - "Đường băng" cho thổ cẩm cất cánh (Bài 3)

Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đang tạo động lực mới để duy trì, phát triển đưa thổ cẩm tiếp tục vươn xa. Thời gian qua, ngành Văn hóa tỉnh Đắk Lắk cùng các địa phương cũng đã tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, trong đó chú trọng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào
Sơn Dương (Tuyên Quang): Đào tạo nghề gắn với chuyển giao KH-KT trong sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo bền vững

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đào tạo nghề gắn với chuyển giao KH-KT trong sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 07:55, 09/12/2023
Thời gian qua, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo. Trong đó, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học – kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giúp thu nhập của người dân được cải thiện và nâng cao, tạo nền tảng để giảm nghèo bền vững.
Tin trong ngày - 8/12/2023

Tin trong ngày - 8/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 11-13/12 tại Hà Nội. Kết hợp các món ăn đặc trưng của đồng bào Xơ Đăng với dược liệu quốc bảo sâm Ngọc Linh. Nón lá hai mê sản phẩm văn hóa độc đáo của người Tày. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Hiệu quả tuyên truyền vận động của Người có uy tín góp phần thay đổi bản làng

Hiệu quả tuyên truyền vận động của Người có uy tín góp phần thay đổi bản làng

Những năm qua, diện mạo nông thôn xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) có những đổi thay tích cực, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao. Những sự đổi thay đó, có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng Người có uy tín trong cộng đồng, trong đó ông Đinh Văn Lành, Người có uy tín thôn Vầy Ang, là một trong những điển hình tiêu biểu.
Nâng cao nhận thức đồng bào DTTS thông qua công tác tuyên truyền, vận động

Nâng cao nhận thức đồng bào DTTS thông qua công tác tuyên truyền, vận động

Triển khai thực hiện Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc thực hiện Dự án đã và đang góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS trong thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Vui, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Công tác tuyên truyền, vận động góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Công tác tuyên truyền, vận động góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Sau gần ba năm triển khai thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Xung quang vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Hồng Duy, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum.
Đảng viên người DTTS góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện vùng cao Bắc Hà

Đảng viên người DTTS góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện vùng cao Bắc Hà

Bắc Hà là huyện 30a của tỉnh Lào Cai. Thời gian qua, đội ngũ đảng viên người DTTS của huyện đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở như: phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, xây dựng nông thôn mới, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên...Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trà Vinh: Những Người có uy tín “ba trong một” ở chùa Khmer huyện Càng Long

Trà Vinh: Những Người có uy tín “ba trong một” ở chùa Khmer huyện Càng Long

Xã hội - Như Tâm - 06:24, 09/12/2023
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, trong đó có 4 vị sư trụ trì..., đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc thực hiện tuyên tuyền vận động sư sãi, đồng bào phật tử sống “tốt đời, đẹp đạo”, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS. Đặc biệt những năm gần đây, những Người có uy tín đang tích cực tham gia vận động Nhân dân cùng với chính quyền triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).