Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lạng Sơn: Cách làm du lịch cộng đồng của Trưởng thôn Dao đỏ Lũng Slàng

Thúy Hồng - 11:39, 29/11/2024

Với sự nhanh nhẹn thông minh của mình, anh Triệu Văn Phú, sinh năm 1985 Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Lũng Slàng, xã Tri Phương, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) đã tiên phong phát triển du lịch cộng đồng ở bản làng làm gương để đồng bào Dao đỏ nơi đây học hỏi để phát triển kinh tế.

Một góc thôn Lũng Slàng, nơi sinh sống của 37 gia đình người Dao đỏ
Một góc thôn Lũng Slàng, nơi sinh sống của 37 gia đình người Dao đỏ

Có mặt tại thôn Lũng Slàng của đồng bào Dao đỏ ở xã Tri Phương, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi chứng kiến anh Triệu Văn Phú đang tất bật chuẩn bị các công việc liên quan như: bố trí người đưa đón khách bằng xe máy từ điểm đỗ ô tô vào trung tâm thôn; sắp xếp chỗ ăn, chỗ ngủ, thức ăn cho du khách đến thôn thăm quan trải nghiệm.

Bữa cơm trưa được anh Phú chuẩn bị theo nhu cầu của đoàn khách. Thực phẩm thì ưu tiên những loại sản vật địa phương, những món ăn độc đáo của đồng bào người Dao, lạp xưởng, thịt treo gác bếp, các loại rau được trồng ở các nương ngô…

Anh Triệu Văn Phú giới thiệu đặc sản vịt đầu xanh với du khách đến thăm quan
Anh Triệu Văn Phú giới thiệu đặc sản vịt đầu xanh với du khách đến thăm quan

Trò chuyện với anh Triệu Văn Phú, chúng tôi được nghe kể về cái duyên làm du lịch cộng đồng. Vốn sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông của người Dao đỏ ở Lũng Slàng, một thôn đặc biệt khó khăn của xã Tri Phương, thu nhập của gia đình anh chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nên không ổn định. Bao năm anh  Phú luôn trăn trở tìm hướng khởi nghiệp, phát triển kinh tế gia đình. 

Là Bí thư, Chi bộ, được đi học tập ở nhiều nơi, sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu, anh Phú nhận thấy thôn Lũng Slàng– nơi anh sinh ra và lớn lên có nhiều cảnh đẹp và nét văn hóa dân tộc độc đáo, thích hợp để phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Do đó, từ năm 2018, gia đình anh Phú bắt đầu sửa sang nhà cửa, đón tiếp và phục vụ khách đến tham quan du lịch trải nghiệm.

Khung cảnh thanh bình của thôn Lũng Slàng
Khung cảnh thanh bình của thôn Lũng Slàng

Anh Triệu Văn Phú chia sẻ: Tôi cũng hay đi nhiều nơi, quen biết nhiều người. Ban đầu là do quý mến, tôi mời bạn bè đến nhà chơi, thăm thú thôn bản. Sau họ thấy yêu thích cảnh sắc thiên nhiên, cảm thấy hứng thú với các món ăn truyền thống và bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Dao nên tiếp tục giới thiệu cho bạn bè. Các đoàn khách tìm đến ngày càng nhiều, số lượng tăng nên tôi đã chủ động đầu tư, mua sắm thêm đồ dùng để phục vụ khách và huy động thêm các hộ gia đình trong thôn.

Không chỉ tiên phong trong việc làm du lịch, anh còn vận động bà con Nhân dân trong bản cùng làm du lịch để phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, trong thôn Lũng Slàng có 7 gia đình đã tham gia đón tiếp và phục vụ khách du lịch

Đến Lũng Slàng du khách sẽ được khám phá trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Dao đỏ nơi đây
Đến Lũng Slàng du khách sẽ được khám phá trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Dao đỏ nơi đây

Mặc dù là tự phát, nhưng đồng bào người Dao đã biết tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng về cách thức làm du lịch, tìm hiểu nhu cầu du khách để cùng nhau mua sắm trang thiết bị, đồ dùng gia đình. Các hộ gia đình đầu tư xây nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh để phục vụ khách.

Theo anh Triệu Văn Phú, thôn Lũng Slàng có 37 hộ với 182 người dân tộc Dao. Hiện tại, người dân trong thôn vẫn duy trì, gìn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt như: ở nhà mái ngói, nói tiếng dân tộc, tự tăng gia sản xuất, nấu rượu ngô truyền thống, may thêu trang phục, đan lát, làm thịt treo gác bếp và các món ăn dân tộc…

BÀI CHUYÊN ĐỀ-Bí thư Chi bộ, trưởng thôn bản Dao đỏ tiên phong làm du lịch để phát triển kinh tế 4

Từ năm 2018 đến nay, bình quân mỗi năm, thôn Lũng Slàng tiếp đón khoảng 10 đoàn khách với gần 500 lượt khách, thời gian lưu trú bình quân là 1,5 ngày. Đặc biệt, từ năm 2022, sau khi đám cưới người Dao tại thôn Lũng Slàng, với nghi lễ đón dâu độc đáo đã được người dân nơi đây phục dựng để phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách.

 Đến Lũng Slàng, khách tham quan có thể trải nghiệm cuộc sống, cùng ăn, cùng ở, cùng lao động với người dân và tìm hiểu các giá trị văn hóa đặc trưng của người Dao như hát Páo Dung, thổi kèn Pí lè…nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao đỏ nơi đây.

Đồng bào Dao đỏ hát Páo Dung và thổi kèn
Đồng bào Dao đỏ hát Páo Dung và thổi kèn

Anh Trần Việt Anh, khách du lịch đến từ Hà Nội cho biết: Khi đến trải nghiệm du lịch tại thôn Lũng Slàng, tôi và gia đình thấy rất thích bầu không khí trong lành, mát mẻ nơi đây. Thêm vào đó, là những món ăn đặc sắc do đồng bào ở đó thu hái hoặc tự trồng, tự nuôi. Chúng tôi được tìm hiểu các nét phong tục độc đáo của người Dao, được trải nghiệm cuộc sống thú vị, ở nhà sản, lưu lại những bức ảnh đẹp của cảnh núi rừng yên bình …

Để người dân Lũng Slàng khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, từ năm 2019 đến nay, cấp ủy, chính quyền huyện Tràng Định đã chỉ đạo đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá địa điểm du lịch thôn Lũng Slàng tại các kênh thông tin ở huyện; khuyến khích người dân nơi đây tham gia phát triển du lịch.

Phụ nữ Dao đỏ thêu thùa thổ cẩm truyền thống
Phụ nữ Dao đỏ thêu thùa thổ cẩm truyền thống

Tuy nhiên, về đầu tư hạ tầng ở thôn vẫn còn hạn chế. Hiện con đường từ xã vào trung tâm thôn dài 2 km, vẫn là đường dân sinh nhỏ hẹp chỉ đủ cho xe máy lưu thông, gây khó khăn trong đi lại cho người đến tham quan.

Ông Nông Văn Lâm, Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Tràng Định cho biết: Lũng Slàng có những tiềm năng phù hợp với phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Để người dân phát huy tiềm năng thế mạnh trong phát triển du lịch cộng đồng, chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu UBND huyện tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng tuyên truyền người dân bảo tồn và phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống của người đồng bào Dao đỏ…Qua đó, giúp người dân vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn bản sắc văn hóa và tạo thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ninh: Tổ chức lớp dạy hát then, đàn tính năm 2024 tại huyện vùng cao Tiên Yên

Quảng Ninh: Tổ chức lớp dạy hát then, đàn tính năm 2024 tại huyện vùng cao Tiên Yên

Từ 26/11 đến 22/12, UBND xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tổ chức lớp truyền dạy hát Then, đàn Tính dân tộc Tày năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị Làng Văn hóa dân tộc Tày, thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ năm 2024”.
Tin nổi bật trang chủ
Trà Vinh: Cần nỗ lực cao nhất để giải quyết các vấn đề cấp thiết tại vùng đồng bào DTTS

Trà Vinh: Cần nỗ lực cao nhất để giải quyết các vấn đề cấp thiết tại vùng đồng bào DTTS

“Tỉnh Trà Vinh cần nỗ lực cao nhất để giải quyết căn bản những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống và làm giàu trên quê hương mình; đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo…”. Đó là chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Trà Vinh lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, diễn ra ngày 29/11.
Diễn đàn Điều phối lần 2: Thu hút nguồn vốn ODA và vay ưu đãi cho vùng đồng bào DTTS và miền núi 2026 - 2030

Diễn đàn Điều phối lần 2: Thu hút nguồn vốn ODA và vay ưu đãi cho vùng đồng bào DTTS và miền núi 2026 - 2030

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 17:03, 29/11/2024
Sáng 28/11, tại thành phố Hòa Bình, Ủy ban Dân tộc tổ chức Diễn đàn Điều phối lần 2 với chủ đề “Thu hút nguồn vốn ODA và vay ưu đãi cho vùng đồng bào DTTS và miền núi 2026 - 2030". Ông Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì diễn đàn.
Quốc hội khóa XV thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

Quốc hội khóa XV thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

Thời sự - Hoàng Quý - 16:58, 29/11/2024
Sáng 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 93,11% tổng số Đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
Quốc hội khóa XV thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Quốc hội khóa XV thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Thời sự - Hoàng Quý - 16:57, 29/11/2024
Sáng 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 93,53% tổng số Đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Không tìm thấy chất ma túy trong hơn 3.000 viên nén thu được ở bờ biển Quảng Ngãi

Không tìm thấy chất ma túy trong hơn 3.000 viên nén thu được ở bờ biển Quảng Ngãi

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 16:54, 29/11/2024
Công an tỉnh Quảng Ngãi kết luận, không tìm thấy chất ma túy thường gặp trong 3.017 viên nén dạt vào bờ biển Quảng Ngãi.
Quảng Ninh: Tổ chức lớp dạy hát then, đàn tính năm 2024 tại huyện vùng cao Tiên Yên

Quảng Ninh: Tổ chức lớp dạy hát then, đàn tính năm 2024 tại huyện vùng cao Tiên Yên

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 16:53, 29/11/2024
Từ 26/11 đến 22/12, UBND xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tổ chức lớp truyền dạy hát Then, đàn Tính dân tộc Tày năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị Làng Văn hóa dân tộc Tày, thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ năm 2024”.
Độc đáo Lễ cúng nhà dài của đồng bào Ê Đê

Độc đáo Lễ cúng nhà dài của đồng bào Ê Đê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Độc đáo lễ cúng nhà dài của đồng bào Ê Đê. Nhiều nông dân Bắc Kạn kinh doanh thành công trên nền tảng số. Người trẻ giữ hồn văn hóa Chu Ru. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh giá sau giám sát Chương trình MTQG 1719 tại Ninh Thuận

Đánh giá sau giám sát Chương trình MTQG 1719 tại Ninh Thuận

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 16:51, 29/11/2024
Sáng 29/11, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá sau giám sát Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại tỉnh Ninh Thuận.
Quảng Nam: Có 287 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu

Quảng Nam: Có 287 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 16:50, 29/11/2024
Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam, sau 3 năm (2022 - 2024) thực hiện bộ tiêu chí thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 gắn với mô hình miền quê đáng sống, toàn tỉnh có 287 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Quốc hội khóa XV thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Quốc hội khóa XV thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 16:48, 29/11/2024
Chiều 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi). Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:47, 29/11/2024
Chiều 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 92,69% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Trà Vinh lần thứ IV, năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Trà Vinh lần thứ IV, năm 2024

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 16:21, 29/11/2024
Sáng 29/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Trà Vinh lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội có Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Cùng tham dự Đại hội, có đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị và Văn phòng thuộc Ủy ban Dân tộc.