Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làn sóng giải trí Hàn Quốc thúc đẩy phát triển kinh tế xứ “Kimchi” trên nhiều lĩnh vực

Duy Ly (theo marketplace/ pulsenews) - 16:34, 26/11/2021

Làn sóng văn hoá Hàn Quốc đã và đang phủ sóng rộng khắp trên toàn thế giới. Nền kinh tế văn hóa phát triển nhanh đã thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng liên quan. Thời trang, thực phẩm, thậm chí phẫu thuật thẩm mỹ cũng được người hâm mộ ưa chuộng. Trong đó, ngành công nghiệp thực phẩm được đánh giá là có sức tăng trưởng nhanh và nhiều tiềm năng.

 Kim chi là món ăn đặc trưng của người dân đất nước Hàn Quốc
Kim chi là món ăn đặc trưng của người dân Hàn Quốc

Những con số biết nói

Hàn Quốc được biết đến, là một trong những quốc gia có nền giải trí phát triển nhất nhì khu vực châu Á. Làn sóng văn hoá Hàn Quốc (tiêu biểu là âm nhạc và điện ảnh), đã thực sự tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty Hàn Quốc trong mọi lĩnh vực. Họ có cơ hội tăng doanh thu, mở rộng hoạt động, thậm chí tấn công sang thị trường mới. Các công ty nước ngoài cũng coi Hàn Quốc, là thị trường tiềm năng mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Theo “Báo cáo phân tích về các xu hướng của ngành công nghiệp nội dung văn hóa vào năm 2020” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc phối hợp cùng Cơ quan Xúc tiến Nội dung Hàn Quốc, khảo sát thực tế trên 2815 doanh nghiệp và dữ liệu phân tích trên 137 công ty niêm yết, trong 11 lĩnh vực của ngành công nghiệp nội dung văn hóa cho thấy: Quy mô xuất khẩu của ngành công nghiệp nội dung văn hóa Hàn Quốc năm 2020 là 10,83 tỷ đô la Mỹ (tương đương 249 nghìn tỷ VND), tăng 6,3% so với năm 2019.

Sự phổ biến ngày càng rộng rãi của văn hóa đại chúng Hàn Quốc đã tạo ra các “đơn hàng gà” kỷ lục từ đất nước này
Sự phổ biến ngày càng rộng rãi của văn hóa đại chúng Hàn Quốc đã tạo ra các “đơn hàng gà” kỷ lục từ đất nước này

Ẩm thực Hàn Quốc vốn cũng được biết đến với sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Những biểu tượng như Kimchi (cải thảo muối), Tokboki (bánh gạo), gà rán kiểu Hàn Quốc…đã xuất hiện trong nhiều mâm cơm bên ngoài lãnh thổ nước này.

Kimchi là một trong những món ăn Hàn Quốc bán chạy nhất. Đây là thức ăn lên men truyền thống và nổi tiếng của người Hàn Quốc. Món ăn kèm được yêu thích này có nhiều loại, dựa trên nhiều nguyên liệu và cách chế biến khác nhau, trong đó bắp cải và củ cải là những loại rau được sử dụng nhiều nhất.

Kim chi cũng được công nhận là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng, nó có khả năng chống oxy hóa, chống ung thư cũng như hạ huyết áp…

Theo một nghiên cứu do viện nghiên cứu của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc vừa công bố, nước này đã xuất khẩu 32.833 tấn kim chi  từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2020. Khối lượng xuất khẩu tăng 42,1% so với cùng kỳ năm 2019. Những con số này đều cao nhất từ trước tới nay.

Nhật Bản là nhà nhập khẩu kim chi lớn nhất, chiếm 49,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu kim chi của Hàn Quốc sang Nhật Bản đạt 59,5 triệu đô la trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10 năm ngoái, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2019. Đứng thứ hai là Hoa Kỳ với 18,7 triệu USD, tiếp theo là Hồng Kông với 6,3 triệu USD.

Trong năm ngoái, Hàn Quốc đã chứng kiến ​​mức tăng ròng 7,7% trong xuất khẩu nông sản sang các nước khác. Xuất khẩu thịt gà chế biến từ Hàn Quốc trong năm ngoái đã tăng 59,5% lên 21 triệu USD, đánh dấu mức tăng trưởng mới. Tương tự, xuất khẩu gia vị Hàn Quốc (như tương ớt gochujang truyền thống – không thể thiếu trong hầu hết các món ăn chuẩn vị Hàn), đã tăng hơn 25%.

Trong năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ thịt gà của Hàn Quốc lớn nhất với các lô hàng, đạt 5,9 triệu USD. Hồng Kông là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai với 4,96 triệu USD…

Đầu năm nay, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Các vấn đề Nông thôn Hàn Quốc đã tiến hành khảo sát trực tuyến trên 8.000 cư dân của 16 thành phố lớn trên toàn thế giới. Kết quả là 6/10 người được hỏi đều biết và quen thuộc với đồ ăn Hàn Quốc.

“Nhu cầu đã tăng lên ở Hồng Kông do sự nổi tiếng của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc và ảnh hưởng của K-pop (nhạc Hàn Quốc). Mỗi món ăn xuất hiện trong các bộ phim, đều là chủ đề được bàn tán sôi nổi sau đó, trông các món ăn đó rất ngon miệng, người Hàn Quốc thật biết cách gây tò mò cho người xem truyềnhình”, Lina – một người dân Hồng Kong cho biết.

Bộ phim "Gia đình kim chi" với nhiều bối cảnh giới thiệu về những bữa ăn truyền thống của người Hàn Quốc
Bộ phim "Gia đình kim chi" với nhiều bối cảnh giới thiệu về những bữa ăn truyền thống của người Hàn Quốc

Tận dụng "cơ hội vàng”

Những thành quả này có được không phải trong một sớm một chiều mà nó được tạo dựng nên qua gần 3 thập kỷ.

Dal Yong Jin, tác giả của “Hallyu xuyên quốc gia” cho biết: “Bắt đầu từ giữa những năm 1990, chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực đưa ngành công nghiệp văn hóa trở thành một phần của nền kinh tế quốc gia”.

Nền kinh tế Hàn Quốc vào thời điểm đó, chủ yếu dựa vào các tập đoàn lớn như Samsung và Hyundai. Đây là những thương hiệu được tạo ra một phần từ sự giúp đỡ của chính phủ nước này. Vì vậy, chính phủ đã đề nghị những tập đoàn này cùng tham gia trợ giúp cho ngành công nghiệp giải trí và tất nhiên họ cũng sẽ được hưởng lợi từ việc này.

“Với sự lan toả của văn hoá đại chúng Hàn Quốc, nhiều người đem lòng yêu thích đất nước này, yêu thích các sản phẩm có xuất xứ Hàn Quốc...” Dal Yong Jin chia sẻ.

 Diễn viên nổi tiếng Lee Jong Suk và Suzy trong một quảng cáo về món gà rán Hàn Quốc
Diễn viên nổi tiếng Lee Jong Suk và Suzy trong một quảng cáo về món gà rán Hàn Quốc

Ảnh hưởng văn hóa này có thể giúp Hàn Quốc bán đồ trang điểm, đồ công nghệ, thời trang, thực phẩm và rất nhiều những sản phẩm khác… như cách người Mỹ bán Coca-Cola và quần jean Levi’s (quần bò thương hiệu Levi)

Samsung và Hyundai đã thành lập các công ty sản xuất phim và chương trình truyền hình của riêng họ. Mục tiêu những năm đầu là chinh phục thị trường châu Á. Tất nhiên họ đã thành công, lĩnh vực giải trí, đặc biệt là âm nhạc được quan tâm đầu tư hơn. Và khi mạng xã hội bùng nổ, K-pop đã bắt nhịp kịp thời (với Facebook, Youtube, Twitter, Instagram…) nên sự lan toả văn hoá Hàn Quốc diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đặc biệt vào năm 2012, “Gangnam Style” của nam ca sỹ Psy đã trở thành video đầu tiên cán mốc 1 tỷ lượt xem trên YouTube. Điều mà nhiều ngôi sao lớn trên thế giới lúc đó mơ ước.

Sau này, những cái tên như BTS (nhóm nhạc nam nổi tiếng nhất nhì Hàn Quốc thời điểm hiện tại) lại tiếp tục hành trình chinh phục những mảnh đất màu mỡ khác, góp phần quảng bá hình ảnh văn hoá, con người Hàn Quốc đến sâu rộng hơn trên thế giới.

Có thể nói, Hàn Quốc dường như đang trên đường trở thành siêu cường, ít nhất là về mặt văn hóa. “Ngày nay, giải trí là một trong những mặt hàng xuất khẩu phát triển nhanh nhất của nước này, với trị giá xấp xỉ 10 tỷ đô la, dù chỉ bằng một phần mười kim ngạch xuất khẩu chất bán dẫn của nước này, nhưng với việc ngày một tăng mức độ ảnh hưởng của văn hoá Hàn Quốc thì nó là vô giá”, Dal Yong Jin nói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
Tin nổi bật trang chủ
Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 7 phút trước
Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 10 phút trước
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, ngày 1/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đến thăm, tặng quà người có công và kiểm tra thực tế 2 công trình được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Khánh Sơn.
Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 1 giờ trước
Tối 1/4, tại Tp. Tuy Hòa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (01/4/1975 - 01/4/2025) với chủ đề “Phú Yên Anh hùng - Ngời sáng tương lai”.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 1 giờ trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại Giới Đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 1 giờ trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.