Trở lại làng nghề gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận vào những ngày đầu Xuân mới 2025, chúng tôi ghi nhận nhịp sống làng nghề phát triển nhộn nhịp. Các nghệ nhân tất bật làm ra nhiều sản phẩm mới bền đẹp, mẫu mã hiện đại đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Các cơ sở tất bật đóng hàng vào thùng gửi xe chuyển đến cho người yêu thích gốm Chăm trưng bày trong dịp đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ sắp tới.
Ngoài những cây trồng đã được người dân đưa vào sản xuất từ lâu như na, bưởi... những năm gần đây, một số xã trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã phát triển mô hình trồng cây cam đường canh và bước đầu mang lại hiệu quả cao.
Từ chỗ còn nhiều khó khăn, các thôn, làng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang từng ngày đổi mới, đời sống đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao. Những kết quả đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 18/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với việc xây dựng thôn, làng nông thôn mới (NTM) ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh" (Chỉ thị số 12).
Không biết nghề đan mê bồ tại ấp 4, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có từ bao giờ. Chỉ biết là đã rất nhiều đời từ ông truyền cho cha, cha truyền cho con rồi đến cả cháu và kéo dài mãi đến nay. Trên hành trình đi tìm vẻ đẹp xưa của miền Tây sông nước, chúng tôi có dịp được đến đây để viết lại câu chuyện của một làng nghề trăm năm vang bóng.
Chỉ trong 1 năm, 3 công nghệ tiên tiến trên thế giới đã được Vinamilk ứng dụng thành công, thiết lập chuẩn mới chưa từng có tiền lệ cho sản phẩm sữa. Những bước tiến này cũng khẳng định quyết tâm của “ông lớn” ngành sữa Việt trong việc mang các tiêu chuẩn cao và công nghệ mới nhất trên thế giới về “nhà” của mọi người tiêu dùng Việt.
Còn hơn 20 ngày nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu chơi hoa, cây cảnh của người dân tăng cao. Vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vào đầu tháng 9 vừa qua, thời điểm này các làng hoa, cây cảnh tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang rộn ràng, tất bật sẵn sàng cho vụ hoa Tết.
Thời gian qua, Xi măng Long Sơn không ngừng mở rộng, chinh phục các thị trường quốc tế tiềm năng. Điều này đã cho thấy tiềm lực, vị thế, uy tín của một doanh nghiệp đang nỗ lực vươn mình cùng sự phát triển của đất nước.
Những ngày cuối năm, người trồng cam ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại nhộn nhịp vào mùa thu hoạch, gửi gắm những trái cam mọng vàng, thơm ngon đến tay người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước.
Với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch nông nghiệp theo hướng bền vững, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng vùng miền địa phương, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Đặc biệt, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) triển khai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã và đang mang đến “luồng gió mới” cho nhiều doanh nghiệp, HTX tại vùng đồng bào DTTS và miền núi đẩy mạnh phát triển du lịch gắn kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch nông nghiệp có chất lượng.
Rồ Ôn là khu dân cư xã vùng cao Phước Hà thuộc huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, có nhiều nghệ nhân tâm huyết giữ nghề mây tre đan truyền thống của đồng bào Raglay. Các sản phẩm đan lát từ mây tre “mẹ truyền con nối” gắn bó với đời sống người dân địa phương. Nghề mây tre đan tạo ra những sản phẩm tinh xảo, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm cho đồng bào Raglay, tăng thu nhập, nâng cao đời sống gia đình, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới.
Những năm gần đây, ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã xuất hiện những mô hình phát triển kinh tế từ nuôi động vật hoang có nguồn gốc hợp pháp. Các mô hình đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình.
Còn khoảng 01 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hiện các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn Quảng Ninh đã “nước rút” bước vào guồng sản xuất hàng Tết để phục vụ nhu cầu tiêu dùng lớn dịp cuối năm này. Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm tại các huyện vùng cao, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn đã sẵn sàng cung ứng trong dịp Tết Nguyên đán với mẫu mã đẹp.
Do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao, hoạt động sản xuất, vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm trở nên sôi động dịp cận Tết, nên tình trạng vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp.
Như lời tri ân gửi đến khách hàng, MobiFone mang tới bữa tiệc âm nhạc Maximizing Concert hứa hẹn đem đến nhiều trải nghiệm đáng nhớ.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.
Năm 2024, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) bám sát chỉ đạo của tỉnh, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, thực hiện hiệu quả chủ đề công tác và quyết tâm chính trị, nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt kế hoạch.
Nhằm nâng cao tính bảo mật và an toàn trong giao dịch thẻ, SHB sẽ hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip đạt chuẩn VCCS với chi phí “0 đồng”. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo an toàn giao dịch thẻ cho khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.
Với sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm nông nghiệp sạch, chị Thị Khưi, 40 tuổi, dân tộc Mnông, ở xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp điều hữu cơ Trảng cỏ Bù Lạch (HTX). HTX đã tập hợp được những người cùng chung quyết tâm xây dựng chuỗi liên kết và tiêu thụ điều cho người dân địa phương.