Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khó khăn trong việc điều tiết nước gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2023 - 2024

Minh Thu - 07:26, 16/12/2023

Tại cuộc họp mới đây, Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết về tình hình nguồn nước, nhận định hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; công tác điều tiết nước từ các hồ chứa thủy điện phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2023 - 2024 gặp nhiều khó khăn.

Đại diện Cục thủy lợi tại cuộc trao đổi với báo chí mới đây
Đại diện Cục thủy lợi tại cuộc trao đổi với báo chí mới đây

Theo ông Nguyễn Tùng Phong - Cục trưởng Cục Thủy lợi, hiện nay, một số công trình lấy nước còn gặp khó khăn, do năm nay, tiết Lập Xuân cộng với việc lấy nước đợt 1 trước Tết Nguyên đán dài ngày nên việc lấy cũng như giữ nguồn nước lấy được là nhiệm vụ rất khó khăn với ngành.

Ngành sẽ có các chỉ đạo, điều hành cũng như phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các địa phương nhằm đảm bảo việc lấy nước làm sao đạt hiệu quả nhất để tiết kiệm nguồn nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.

Về lịch lấy nước cho vụ Đông Xuân ở Trung du đồng bằng Bắc Bộ, vụ Đông Xuân 2023 - 2024 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng Quản lý vận hành và Tưới tiêu sẽ có tổng cộng 12 ngày với 2 đợt. Đợt 1: Từ 0 giờ 00 ngày 23/1 đến 24 giờ 00 ngày 30/1/2024 (8 ngày) Đợt 2: Từ 0 giờ 00 ngày 18/2 đến 24 giờ 00 ngày 21/2/2024 (4 ngày).

Đợt 1, các nhà máy thủy điện sẽ vận hành tối đa công suất phát điện để tăng cường nguồn nước về hạ du (mực nước dự kiến trung bình đạt khoảng 1,7 -1,9 m tại trạm thủy văn Hà Nội). Đợt 2 các hồ chứa thủy điện vận hành bảo đảm dòng chảy đủ để đẩy mặn, mực nước cho các trạm bơm dã chiến và các công trình đã được nâng cấp hoạt động (mực nước tại trạm thủy văn Sơn Tây trung bình khoảng 1,8-2 m.

Tổng lượng xả dự kiến khoảng 3,5 tỷ m3, thấp hơn vụ Đông Xuân 2022-2023 khoảng 0,12 tỷ m3. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, dự kiến một số công trình lấy nước gặp khó khăn như; Trạm bơm Trung Hà, Cống Liên Mạc không đủ điều kiện lấy nước trong cả 2 đợt, cần khẩn trương xây dựng trạm bơm dã chiến hoặc có giải pháp nguồn nước thay thế.

Các trạm bơm mới được nâng cấp Bạch Hạc, Đại Định, Liễu Trì, tỉnh Vĩnh Phúc đủ điều kiện vận hành trong cả 2 đợt, nhưng các trạm bơm này công suất nâng cấp mới chỉ đạt 50% so với yêu cầu, do vậy khó khăn trong việc đẩy nhanh tiến độ lấy nước.

Cống Xuân Quan, thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải sẽ gặp khó khăn lấy nước trong đợt 2 do mực nước thấp. Với tình hình và lịch lấy nước trên, các địa phương cần nỗ lực lấy nước ngay từ đợt 1 để đảm bảo diện tích có nước cao nhất có thể. Do thời gian trữ nước kéo dài, các địa phương cần hướng dẫn nông dân trữ nước vào các vùng trũng, đầm, ao, hồ… và làm đất sớm. Sau Tết Nguyên đán, các địa phương cần tổ chức nông dân gieo cấy nhanh chóng để tránh thất thoát nước.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn nhiều khả năng sẽ xảy ra sớm hơn và gay gắt hơn mùa khô năm 2022 – 2023.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn nhiều khả năng sẽ xảy ra sớm hơn và gay gắt hơn mùa khô năm 2022 – 2023.

Về tình hình nguồn nước chung, các hồ chứa thủy lợi hiện đang ở mức từ 84,5 - 92% dung tích thiết kế; trong đó, thấp nhất là khu vực Bắc Bộ có dung tích trung bình đạt 84,5% dung tích thiết kế.

El Nino dự báo tiếp tục duy trì với xác suất trên 95% đến tháng 2/2024 và có thể kéo dài đến giữa năm 2024. Vào thời gian này, có thể nguồn nước trong hồ chứa hao hụt nhanh, có thể có nguy cơ hạn hán, nhưng nguy cơ không cao và không xảy ra diện rộng.

Riêng Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn nhiều khả năng sẽ xảy ra sớm hơn và gay gắt hơn mùa khô năm 2022 - 2023, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015 - 2016 và năm 2019 - 2020. Tháng 12, xâm nhập mặn chưa ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi.

Đỉnh xâm nhập mặn xuất hiện từ tháng 1/2024 đến đầu tháng 3/2024 ở sông Cửu Long (ranh 4g/l từ 50-70 km), tháng 3 đến đầu tháng 5/2023 ở sông Vàm Cỏ (ranh 4g/l từ 90-100 km). Nguy cơ xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 56.260 ha lúa ở các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng; 43.300 ha cây ăn trái ở: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024

Sóc Trăng: Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024

Sáng 5/5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024, với chủ đề: “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” nhân kỷ niệm Ngày Chữ Thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế 8/5.
Tin nổi bật trang chủ
Sóc Trăng: Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024

Sóc Trăng: Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024

Tin tức - V.Long - M.Triết - 2 phút trước
Sáng 5/5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024, với chủ đề: “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” nhân kỷ niệm Ngày Chữ Thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế 8/5.
32 đội bóng tham gia Giải Bóng đá nam Công đoàn Viên chức Việt Nam

32 đội bóng tham gia Giải Bóng đá nam Công đoàn Viên chức Việt Nam

Thể thao - Mai Hương - 4 phút trước
Ngày 4/5, tại Sân vận động quận Tây Hồ (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ khai mạc Giải Bóng đá nam tại Hội thao cán bộ, công chức, viên chức, lao động năm 2024, chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày Thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2/7/1994 - 2/7/2024) và 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (2/7/1929 - 2/7/2024).
Đồng bào Hà Giang vui hội ở phiên chợ một năm chỉ họp một lần

Đồng bào Hà Giang vui hội ở phiên chợ một năm chỉ họp một lần

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 5 phút trước
Có một phiên chợ mà việc bán mua chẳng quan trọng, nhưng lại là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS ở Hà Giang. Đó là Chợ Phong lưu Khâu Vai (xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), được họp duy nhất 1 lần trong năm vào ngày 27/3 âm lịch.
Nậm Xây hôm nay đã khác…

Nậm Xây hôm nay đã khác…

Xã hội - Tào Đạt - 7 phút trước
Xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai từng là thủ phủ “vàng tặc”. Vào thời điểm đó, giàu đâu không thấy, chỉ thấy bao nỗi ám ảnh tệ nạn và đau thương, bản làng thì tan hoang, nhiều gia đình tan nát. Rất may, chính quyền vào cuộc, tuyên truyền, vận động Nhân dân; kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm, trả lại sự bình yên và phát triển nên Nậm Xây hôm nay đã khác…
Người dân nô nức chờ xem diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân nô nức chờ xem diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 11 phút trước
Sống trong những ngày tháng lịch sử, hàng nghìn người dân Điện Biên và du khách luôn mang tâm trạng háo hức và chờ sẵn trên dọc các tuyến đường của Tp. Điện Biên Phủ để chào mừng các khối lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong các buổi tập và tổng duyệt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Trị: Bắt đối tượng tổ chức đưa người vượt biên trái phép

Quảng Trị: Bắt đối tượng tổ chức đưa người vượt biên trái phép

Pháp luật - Khánh Ngân - 14 phút trước
Ngày 5/5, Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với đối tượng Hồ Văn Đức, về tội "Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép".
Khai trương Trung tâm báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai trương Trung tâm báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 16 phút trước
Chiều 5/5, tại Tp. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức khai trương Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Khơi thông nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi

Khơi thông nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 27 phút trước
Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi đã và đang khoác lên diện mạo mới. Tiến độ triển khai Chương trình tiếp tục được đẩy nhanh khi các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời, từ đó khơi thông nguồn vốn đầu tư vào vùng DTTS và miền núi.
Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Người có uy tín - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Với tâm huyết gìn giữ di sản, nhiều già làng, Người có uy tín ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đứng ra gánh vác các câu lạc bộ (CLB) hát Then. Vừa bảo tồn Then cổ, những “cây cao, bóng cả” còn tìm tòi đặt lời mới, cải tiến nhạc để thực hành Then, từ đó trao truyền niềm đam mê di sản của cha ông cho lớp trẻ.
Lá cờ Quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường

Lá cờ Quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường

Thời sự - PV - 23:00, 05/05/2024
Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra vào tối 5/5, tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".