Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi cơ chế, chính sách đặc thù chưa được thực thi “đặc thù”: Nhiều lúng túng trong vận hành (Bài 1)

Thúy Hồng - 15:56, 10/08/2024

Để tháo gỡ những vướng mắc trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), ngày 18/01/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Nghị quyết được đánh giá sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết được ban hành triển khai, các địa phương vẫn tiếp tục gặp lúng túng, trong đó việc áp dụng cơ chế đặc thù vẫn chưa thực sự được vận hành thông thoáng, là một trong những nguyên nhân làm cho tốc độ giải ngân vẫn còn chưa theo kịp kế hoạch đề ra.

Ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù

Trong giai đoạn từ năm 2021-2023, triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719  đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc, tốc độ giải ngân của Chương trình chậm.

Nắm bắt những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở thông qua hoạt động giám sát giữa kỳ của Quốc hội; cũng như thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của Chính phủ và theo dõi của các bộ, ngành, địa phương, tại Kỳ họp ngày 18/01/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo đó, Quốc hội quyết nghị 8 cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm; Về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hằng năm; Về ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất; Về sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ để thực hiện dự án phát triển sản xuất; Về quản lý, sử dụng tài sản hình thành trong dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; Về ủy thác vốn của ngân sách địa phương qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội; Về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 - 2025; Về giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.  

Với những cơ chế đặc thù này được Đại biểu Quốc hội, nhiều cán bộ địa phương và cử tri tin tưởng sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình.

Ngày 18/1/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội Triển khai Nghị quyết số 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện chương trình MTQG
Ngày 18/01/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện Chương trình MTQG

Theo ông Nguyễn Quốc Luận, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái nhìn nhận, việc Hội đồng Nhân dân cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các Chương trình MTQG… sẽ tạo sự linh hoạt, chủ động cho các địa phương trong cân đối, sử dụng nguồn lực phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều địa phương lúng túng trong áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù

Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc trong 6 tháng đầu năm 2024, triển khai Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình MTQG, mới có 08 tỉnh là Đắk Nông, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Trà Vinh, Yên Bái đã ban hành Nghị quyết lựa chọn 21 huyện thí điểm phân cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2024-2025; 08 tỉnh đã bố trí ngân sách địa phương ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương để cho vay các đối tượng chính sách.

Cả nước có 23 địa phương đã ban hành các văn bản điều hành về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hằng năm, điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hằng năm, lập thủ tục chuyển nguồn kế hoạch vốn các năm trước sang năm 2024; trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất và các nội dung khác tại Nghị quyết số 111/2024/QH15.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội, một số địa phương còn gặp lúng túng. Theo văn bản số 13825/BTC-ĐT ngày 14/12/2023, Bộ Tài chính đề nghị địa phương, các bộ, cơ quan Trung ương thực hiện “đối với kế hoạch vốn ngân sách Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 thực hiện kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2023. Đề nghị, chỉ thực hiện kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn đối với các dự án được phân bổ kế hoạch vốn theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước; không được phép điều chỉnh kế hoạch vốn, dự toán kể từ ngày 15/11/2022 đối với kế hoạch vốn năm 2022”.

Theo ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, Nghị quyết số 111/2024/QH15 không quy định việc điều chỉnh kế hoạch trung hạn thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025; vì vậy khi điều chỉnh kế hoạch vốn hằng năm từ dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ; hoặc không đủ điều kiện để giải ngân theo quy định hoặc có tỷ lệ giải ngân thấp để bổ sung thực hiện cho các dự án thành phần khác trong cùng Chương trình MTQG, sẽ vượt tổng mức đầu tư trung hạn đã được phê duyệt nên không thể điều chỉnh được.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư các Chương trình MTQG  ước thực hiện 6 tháng đầu năm đang có nhiều chuyển biến tích cực. Lũy kế giải ngân vốn Chương trình MTQG đến hết tháng 5/2024 là 6.893,9 tỷ đồng, đạt 25,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, Chương trình MTQG 1719 là 3.428 tỷ đồng, đạt 25%.

Tuy nhiên, còn 6 địa phương cho đến hết tháng 5 vừa qua, đạt tỷ lệ giải ngân các Chương trình MTQG trong đó có Chương trình MTQG 1719 dưới 10% đó là: Cà Mau (0%), Bình Phước (2%), Hòa Bình (3%), Nam Định (5%), Hà Tĩnh (7%), Phú Yên (9%). 12 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao gồm: Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Thái Bình, Quảng Nam, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Phước, Sóc Trăng.

Trên thực tế, nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã được ban hành để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thực hiện Chương trình MTQG 1719. Đáng chú ý là cơ chế mỗi tỉnh sẽ chọn 2 huyện để thí điểm phân cấp, với nội dung phân cấp khá triệt để khi chuyển thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh cho Hội đồng Nhân dân cấp huyện thực hiện.

Đây là cơ chế "rất thoáng," các địa phương được quyền chủ động làm, giúp rút ngắn nhiều khâu, quy trình thủ tục và thời gian. Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết được ban hành thì các địa phương lại lúng túng khi thực hiện.

Ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, kiến nghị về việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Ủy ban Dân tộc
Ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, kiến nghị về việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Ủy ban Dân tộc

Mặt khác, khi áp dụng các quy định của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 mới có hiệu lực năm 2024, khiến các địa phương còn lúng túng. Các gói mua sắm vật tư, nguyên vật liệu phải thực hiện đấu thầu trên hệ thống đấu thầu quốc gia nên mất nhiều thời gian hơn, trong khi giá nguyên vật liệu xây dựng biến động nhiều nên các dự án phải thực hiện điều chỉnh dự toán, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình và đến tiến độ giải ngân vốn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ giải ngân triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc

Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
UBND quận Bình Tân vừa tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc năm 2024.
Quảng Nam: Cảnh sát biển cứu 8 thuyền viên trên tàu chở hàng bị chìm

Quảng Nam: Cảnh sát biển cứu 8 thuyền viên trên tàu chở hàng bị chìm

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Chiều 18/9, Đại tá Trần Tiến Hiền - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, tàu Cảnh sát biển đã cứu được 8 thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68 bị nghiêng và đã chìm trên vùng biển cách xã Bình Hải (huyện Thăng Bình) khoảng 4,5 hải lý.
Bất lực nhìn tài sản cuốn trôi theo dòng nước lũ

Bất lực nhìn tài sản cuốn trôi theo dòng nước lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Trận mưa lũ lịch sử do hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Nhiều nông dân trong phút chốc đã trắng tay bởi tài sản, sinh kế bị cuốn trôi theo dòng nước lũ. Tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát hàng chục tấn cá của bà con nông dân bị lũ cuốn trôi gây thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng.
Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 8 giờ trước
Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 109 xã, phường, thị trấn và 775 khóm, ấp; dân số khoảng 1,2 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS là 423.000 người (chiếm 35,4% dân số của toàn tỉnh). Nhờ làm tốt khâu chuẩn bị nên cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nội dung kế hoạch phương án điều tra.
Cẩn trọng với các bệnh viêm da và đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ

Cẩn trọng với các bệnh viêm da và đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ

Sức khỏe - Minh Nhật - 8 giờ trước
Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Minh Phương - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội... khiến người dân dễ mắc các bệnh về da.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Cà Mau kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Cà Mau kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 9 giờ trước
Để kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024), tháng 11 tới đây, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm tôn vinh truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân địa phương.
Các địa phương bị ảnh hưởng mưa lũ nỗ lực khôi phục hạ tầng giao thông sau bão lũ

Các địa phương bị ảnh hưởng mưa lũ nỗ lực khôi phục hạ tầng giao thông sau bão lũ

Xã hội - Minh Nhật - 9 giờ trước
Quyết tâm bằng mọi giá phải thông đường sớm nhất là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trong công tác khắc phục hậu quả mưa lũ ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng...
Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng bào DTTS

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng bào DTTS

Kinh tế - Mai Hương - 9 giờ trước
Đồng hành cùng đồng bào DTTS trong quá trình phát triển kinh tế, giảm nghèo, thời gian qua, Phòng Giao dịch (PGD) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk) triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, tạo “động lực” để đồng bào DTTS từng bước vươn lên, giảm nghèo bền vững.
Lào Cai: Sáng tạo, linh hoạt nỗ lực phục hồi du lịch sau mưa lũ

Lào Cai: Sáng tạo, linh hoạt nỗ lực phục hồi du lịch sau mưa lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 đã ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng giao thông và điều kiện an toàn của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trước yêu cầu cấp bách, để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, các địa phương đã tạm dừng hoạt động tại các khu - điểm du lịch và các hoạt động dã ngoại, ngoài trời. Đến thời điểm này, các địa phương đã và đang khôi phục các hoạt động du lịch; trong đó, có nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện hiện nay.
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kinh tế - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.