Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kè biển với điệp khúc "làm rồi hỏng - hỏng lại làm"...

Nguyễn Thanh - 11:45, 02/11/2021

Sau đợt mưa lũ cuối tháng 10/2021 vừa qua, nhiều tuyến kè ven biển vùng Trung bộ bị đánh sập. Hàng trăm tỷ đồng phút chốc lại tiếp tục bị nhấn chìm theo nước biển. Dư luận đã nhiều lần đặt ra câu hỏi, có phải nguyên nhân chính là mưa bão với cường độ lớn đã dẫn đến hậu quả này hay do thi công kém chất lượng?

Đoạn kè ven biển xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình bị sóng đánh sập
Đoạn kè ven biển xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình bị sóng đánh sập

Nhiều kè biến hư hỏng

Ảnh hưởng từ bão số 7 và số 8 đã khiến tuyến bờ kè dọc bãi biển thị xã Cửa Lò (Nghệ An) bị hư hỏng nặng, nứt toác, đổ sập kéo dài hàng chục mét. Chúng tôi đã có mặt ở đây vào thời điểm (ngày 20/10). Qua ghi nhận, tuyến kè ven biển đã bị biến dạng hoàn toàn: Thân kè làm bằng đá hộc xây, mặt kè kết hợp đường dạo bộ và hệ thống cây xanh đã bị sạt lở và đổ sập.

Nghiêm trọng nhất là đoạn kè biển,  cách Quảng trường Binh Minh khoảng 500m về phía Cửa Hội bị sóng đánh chuyển vị trí và đổ nghiêng ra biển. Kết cấu kè bằng bê tông trọng lực nứt gãy, đổ nghiêng. Đường dạo bộ vỡ nát, nhiều cây xanh trôi ra biển. Nhiều mảng bê tông, gạch bị sóng hất văng lên bờ, chắn ngang lối dành cho người đi bộ. Ở gần đó, cửa hàng kinh doanh dịch vụ dọc bãi biển cũng bị đá, bê tông từ kè biển hất văng lên, có nguy cơ bị sóng  nhấn chìm xuống biển.

Qua tìm hiểu được biết, Dự án kè biển Cửa Lò (Nghệ An) có tổng mức đầu tư 42 tỷ đồng, thực hiện cho 1,6 km. Ông Doãn Văn Lâm, Trưởng Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng thị xã Cửa Lò (Nghệ An) cho biết: Sóng biển đánh mạnh đã làm hỏng khoảng 600 m trên toàn bộ tuyến kè.

Cũng do ảnh hưởng mưa bão, triều cường kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn đổ về, đã khiến kè biển đoạn qua địa bàn thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) bị sạt lở nghiêm trọng, sập và gãy toàn bộ kết cấu bê tông kè, với chiều dài khoảng 40 m. Kè biển xã Thịnh Lộc có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho người dân địa phương sống trong đê. Đồng thời, kè còn có công dụng ngăn mặn, chắn sóng, bảo vệ tài nguyên đất đai, phục vụ người dân sản xuất, neo đậu tàu thuyền, đường giao thông qua lại…

Ông Trần Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc cho hay: Sáng 20/10, do ảnh hưởng của triều cường kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn đổ về, đã khiến kè biển đoạn qua địa bàn thôn Yên Điềm bị sạt lở nghiêm trọng. Đoạn kè biển ở thôn Yên Điềm là một phần của dự án tuyến đê biển chống xâm thực có chiều dài khoảng 9km.

Tương tự, nhiều vị trí tại tuyến kè biển Nhật Lệ, xã Quang Phú, TP. Đồng Hới (Quảng Bình) và tuyến kè biển Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã bị sụt lún, đứt gãy do mưa bão. Theo đó, tuyến kè biển Nhật Lệ thuộc phường Hải Thành và xã Quang Phú, TP. Đồng Hới (Quảng Bình) bị đứt gãy, sụt lún tại nhiều vị trí. Tuyến kè dài hơn 860 m, là công trình quan trọng nhằm gia cố, bảo vệ tuyến đường du lịch ven biển Nhật Lệ. 

Đây là tuyến kè có vốn xây lắp 26 tỷ đồng, do công ty TNHH Tư vấn Đầu tư xây dựng Hà Nội - Quảng Bình thiết kế, Công ty Hải Thành và Công ty Tiến Thành (đều có địa chỉ tại TP. Đồng Hới) thi công.

Trước đó, triều cường, sóng lớn cũng đã đánh sập hàng chục mét kè biển Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vào chiều ngày 17/10. Tuyến kè biển Nhân Trạch hoàn thành năm 2012, có tổng chiều dài khoảng 2 km, bảo vệ an toàn cho cho các khu dân cư dọc bãi biển, thuộc Dự án “Kè chống sạt lở cấp bách sông Dinh”, với tổng mức vốn đầu tư 61 tỷ đồng từ nguồn vốn khắc phục bão lụt 2010.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thông tin: Tuyến kè đã bị sạt lở nặng khoảng 50 m, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn tuyến và an toàn của các hộ dân sống phía trong. Chúng tôi rất lo.

Lực lượng chức năng nỗ lực khắc phục tuyến đê kè Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Lực lượng chức năng nỗ lực khắc phục tuyến đê kè Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Đâu là nguyên nhân?

Qua tìm hiểu của chúng tôi, hiện tượng sạt lở, đứt gãy trên các tuyến kè ven biển nêu trên, gần như năm nào cũng xảy ra và địa phương đã phải mất rất nhiều ngày công, kinh phí để tu bổ. Nhưng rồi, dường như chỉ là “dã tràng xe cát biển đông”?

Tại bờ kè biển xã Quang Phú, TP. Đồng Hới (Quảng Bình), khi công trình này đang xây dựng vào tháng 10/2020 cũng đã bị sóng biển đánh sập, hư hỏng. Sau đó, các đơn vị thi công đã phải tập trung thi công để bàn giao cho TP. Đồng Hới. Song đợt mưa lũ lần này sóng biển tiếp tục đánh sập hàng trăm mét kè biển. Nhiều đoạn thân kè đứt gãy, sập lún, gãy đổ chồng lên nhau ngổn ngang...

Kiểm tra tại các tuyến kè biển bị sạt lở, ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu, UBND TP. Đồng Hới phối hợp với các sở, ngành liên quan tiến hành kiểm tra hiện trường, bàn bạc để tìm biện pháp kỹ thuật hiệu quả nhất sớm khắc phục tình trạng hư hỏng, sập lún của công trình, đồng thời triển khai các biện pháp gia cố nhằm ứng phó với các đợt thiên tai sắp tới.

Còn tại Cửa Lò (Nghệ An), tuyến kè biển nơi đây, đã từng bị sạt lở nặng nề sau đợt mưa lũ hồi tháng 11/2020. UBND thị xã Cửa Lò sau đó đã sửa chữa, gia cố tạm thời bằng rọ sắt, bê tông.

Ông Doãn Văn Lâm, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng thị xã Cửa Lò (Nghệ An) thừa nhận: Đợt mưa bão năm ngoái đã khiến 300 m chiều dài kè đường dạo bộ chắn sóng bị hư hỏng và sụt lún, 500 m chiều dài kè chân biển bị xói lở. Sau khi kè biển bị hư hỏng nặng vào năm ngoái, thị xã đã cho sửa chữa tạm thời, với kinh phí khoảng 1,7 tỷ đồng, chủ yếu là từ nguồn xã hội hóa để phục vụ mùa du lịch. Tuy nhiên, đợt mưa bão vừa qua, một số vị trí lại bị sóng biển đánh sập, gãy đổ.

Trước thực trạng đáng lo khi hàng chục mét kè ven biển bằng bê tông bị đánh sập, xã Thịnh Lộc huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã phối hợp các lực lượng cùng người dân khắc phục tạm thời bằng bao cát, đá hộc, rọ lưới…hạn chế nguy cơ sạt lở và ăn sâu vào trong đê.

Hiện tại, các địa phương nơi có công trình sạt lở đã gia cố tạm thời, đồng thời lên phương án di dời dân nếu sạt lở vẫn tiếp diễn, nhất là khi có mưa bão.

Theo ông Nguyễn Văn Sỹ, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất TP. Đồng Hới (Quảng Bình), đơn vị đang nỗ lực làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm các bên liên quan để có hướng xử lý sớm nhất.

Thực tế cho thấy, các tuyến kè biển này đã từng sạt lở trong những năm gần đây. Ngoài, nguyên nhân “mắt thấy tai nghe”, là sóng biển kết hợp triều cường làm đứt gãy hệ thống kè biển, thì dư luận cũng đặt ra một câu hỏi lớn về chất lượng công trình, về năng lực các nhà thầu trong việc khảo sát, thiết kế, xây dựng công trình…Bởi chúng ta không thể cứ để xảy ra mãi tình trạng: Làm rồi hỏng, để rồi ngân sách nhà nước lại trôi biển một cách lãng phí như vậy.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như Báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 24 phút trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Thời sự - PV - 44 phút trước
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 10 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.