Analytic
Thứ Tư, ngày 09 tháng 04 năm 2025, 01:24:49

Quảng Ngãi: Phương án hỗ trợ di dời không thống nhất- người dân xóm Lân vẫn "bám trụ" ở vùng sạt lở!

Tiếng Dân - 16:12, 29/10/2021

Tính đến nay, đã hơn 2 thập kỷ trôi qua, giấc mơ tái định cư (TĐC) của người dân xóm Lân, xã Tịnh Long, TP. Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) vẫn còn dang dở. Vào mùa mưa bão, những ngôi nhà cũ nát lại rung lên theo từng cơn gió. Dưới sông, con nước mỗi ngày lại lấn dần từng khoảnh đất đến sát vách nhà, khiến lòng người dân luôn thấp thỏm không yên.

Cây cầu tre độc đạo bắc qua xóm Lân
Cây cầu tre độc đạo bắc qua xóm Lân

Chênh vênh bên mép sông

Xóm Lân, ở xã Tịnh Long, TP. Quảng Ngãi, nguyên là một mỏm đất chìa ra sông. Những năm cuối thập niên 1970, do con nước gây xói lở chia cắt xóm thành một ốc đảo giữa sông Trà Khúc. Để thuận tiện cho việc đi lại, người dân dựng tạm một cây cầu tre và cũng chính là con đường độc đạo để ra vào ốc đảo này.

Những năm gần đây, mưa lũ ngày càng diễn biến phức tạp. Vì thế, tình trạng sạt lở ở xóm Lân ngày một nghiêm trọng hơn. Những khoảnh đất canh tác của người dân, cứ thế đổ ập xuống sông mỗi khi mùa lũ đến. Năm này qua năm khác, bờ sông Trà Khúc ngày một áp sát nhà dân.

Bà Đỗ Thị Dung, người dân xóm Lân ngậm ngùi: Những đêm mưa to, gió lớn, nghe tiếng ầm đằng sau nhà, sáng dậy đã thấy vườn nhà mình bị mất đi vài mét. Đến nay, nhiều gia đình rơi vào cảnh mất đất, mất nhà, nguy hiểm đến tính mạng, nhưng không biết phải chuyển đi đâu.

Vợ chồng bà Phạm Thị A (69 tuổi), gần nhà bà Dung lại thấp thỏm lo sợ trong ngôi nhà chực chờ đổ sập vì quá lâu không được sang sửa. Ông bà đều đã tuổi cao, sức yếu, bệnh tật, chẳng biết xoay xở thế nào nếu nước lũ dâng cao, cuốn trôi mất nhà.

 “Mùa mưa năm ngoái, nước lớn và chảy xiết lắm! Đồ đạc trong nhà đều bị cuốn trôi. Giờ đã đến mùa mưa lũ, ai ai trong xóm cũng lo sợ. Chỉ mong các cấp quan tâm và hỗ trợ để chúng tôi được di dời đến chỗ ở mới, ổn định cuộc sống khi về già”, bà A buồn bã chia sẻ.

Diện tích ở xóm Lân, qua mỗi năm lại thu hẹp dần do nước sông ngoạm vào, nhưng nhu cầu nhà ở thì càng tăng. Ngặt một nỗi, là xóm Lân lại nằm trong “quy hoạch dự án”, nên không thể xây cất nhà cửa. Đơn cử như trường hợp của chị Trần Thị Bích Thủy, con gái đầu của ông Trần Hưng (52 tuổi). Cách đây vài năm, chị Thủy lấy chồng, muốn ra ở riêng nhưng không được phép xây dựng nhà. Vợ chồng chị Thủy đành ở tạm trong một gian phòng nhỏ, chật chội ở gian bếp của ông Hưng. Đến khi chị Thủy mang thai, nghĩ đến tương lai đứa nhỏ trong bụng, gia đình quyết định xây “chui” một ngôi nhà để đôi vợ chồng trẻ ra riêng.

Sông đã ngoạm vào gần sát vách nhà dân xóm Lân
Sông đã ngoạm vào gần sát vách nhà dân xóm Lân

Chưa thể di dời vì không thống nhất phương án hỗ trợ

Năm 2003, dự án di dân vùng sạt lở ven sông được triển khai. Theo đó, toàn bộ 176 hộ dân ở xóm Lân, được cơ quan chức năng bố trí đất ở tại khu TĐC Đồng Bến Sứ. Nhưng vì thiếu đất, địa phương chỉ giải quyết TĐC đợt đầu cho 139 hộ. Những hộ này đã nhanh chóng gói ghém, thu dọn đồ đạc về nơi ở mới.

Gần 20 năm trôi qua, nhiều nơi trong tỉnh quảng Ngãi đã có nhiều đổi thay, nhà cửa sầm uất, đường sá khang trang, còn ốc đảo xóm Lân thì vẫn vậy. Cuối năm 2016, tuyến đường Mỹ Trà - Mỹ Khê (nay có tên là đường Hoàng Sa) đi vào hoạt động. Đây là dấu mốc đầy hứa hẹn để 39 hộ dân còn sót lại trong ốc đảo này, sau nhiều đợt di dời không thành có cơ hội đến nơi ở mới, nhưng cuối cùng vẫn không thực hiện được.

Tiếp đến, vào năm 2017, chính quyền địa phương lại thông tin, tỉnh bố trí cho 39 lô trong khu dân cư Cây Sến, thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long (TP. Quảng Ngãi), thuộc Dự án di dời thực hiện đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh. Bà Trần Thị Được (89 tuổi) còn nhớ như in tâm trạng của mình trong những ngày đầu nhận tin xóm Lân được di dời. Bà liên tục hỏi thăm cán bộ trong xóm và con cháu xung quanh. Bà mừng mấy ngày liền vì ước mơ bấy lâu nay sắp thành sự thật.

Nhưng đến khi triển khai kế hoạch di dời, thì các hộ dân lại không chịu đi, vì cho họ rằng “không công bằng”. Ông Nguyễn Văn Tin, Xóm trưởng xóm Lân cho biết: Nguyên nhân các hộ dân khu vực này vẫn chấp nhận rủi ro, bám trụ ở vùng sạt lở, chẳng chịu di dời vì vẫn còn nhiều khúc mắc chưa được giải quyết ổn thỏa.

 “139 hộ dân trước kia đến nơi ở mới, nhưng họ vẫn giữ được đất đai, cây trồng, vật kiến trúc tại nơi ở cũ. Nhưng bây giờ, những hộ còn lại, muốn TĐC thì phải áp dụng theo quy định mới, tức thu hồi đất nơi ở cũ”, ông Tin thông tin về nguyên nhân.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tịnh Long, cho biết: Theo phương án thực hiện di dời, thì phần đất xóm Lân sẽ được thu hồi giao Nhà nước quản lý và không được đền bù như các dự án giải phóng mặt bằng, nên dù có đất TĐC, người dân vẫn không đồng ý với phương án này.

 “Người dân xóm Lân đa số làm nông nghiệp, rau màu trên bãi bồi ven sông, do vậy, khi đi TĐC mà không có đất sản xuất, hoặc không được hỗ trợ bồi thường sẽ không bảo đảm sinh kế”, ông Tuấn lý giải.

Còn theo ông Nguyễn Lâm, Phó Chủ tịch UBND TP. Quảng Ngãi, thuận lợi trước mắt là xã Tịnh Long đã có sẵn đất bố trí TĐC, tuy nhiên phương án di dời đối với 139 lô trước và 39 lô sau này không trùng nhau, nên sự việc kéo dài. Dự án di dời TĐC xóm Lân, xã Tịnh Long, trước đây do UBND huyện Sơn Tịnh (cũ) thực hiện, đến khi xã Tịnh Long sáp nhập vào địa phận TP. Quảng Ngãi và báo cáo vụ việc cho thành phố. UBND Thành phố sẽ tiến hành rà soát toàn bộ vụ việc để có phương án tính toán cụ thể, cần thiết báo cáo UBND tỉnh.

Một mùa mưa bão nữa đã đến, tính mạng của những người dân xóm Lân đang trong tình trạng báo động. Hy vọng rằng, các cấp ngành tỉnh Quảng Ngãi sớm tìm ra phương án hợp lý, để những hộ dân xóm Lân được đến nơi ở mới an toàn và ổn định cuộc sống.

Tin nổi bật trang chủ
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 23:09, 08/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bình yên xứ Đạo

Bình yên xứ Đạo

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 23:00, 08/04/2025
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.
Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Gương sáng - Việt Hòa - 22:56, 08/04/2025
Đến bản Dộ - Tà Vờng hôm nay, hệ thống đường điện đang được đầu tư, các điểm trường học và nhà cửa của đồng bào Chứt ngày một khang trang, sạch đẹp. Những đổi thay đó có đóng góp của những Người có uy tín trong đồng bào Chứt ở bản Dộ - Tà Vờng.
Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 22:55, 08/04/2025
Trong hai ngày 8 và 9/4, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk phối hợp UBND thị trấn Buôn Trấp, các xã Day Sap, Ea Bông, Băng Adrênh, Dur Kmăl tổ chức 296 cấp bồn nước Inox cho các hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 22:54, 08/04/2025
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết, lượt khách tham quan, lưu trú du lịch 3 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 2,23 triệu lượt
Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 22:53, 08/04/2025
Những năm qua, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách dân tộc đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào Khmer ở Bạc Liêu ngày càng phát triển toàn diện. Diện mạo ở các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống ngày càng đổi thay, bà con yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa.
Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 22:52, 08/04/2025
Để đồng bào dân tộc Khmer đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 với tinh thần vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Tạo điều kiện cho bà con nơi đây đón tết cổ truyền trong không khí vui tươi, lành mạnh và an toàn.
Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Giáo dục - Minh Anh - 22:49, 08/04/2025
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 1070/SGDĐT-GDTrH ngày 4/4/2025 hướng dẫn triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần đối với các cơ sở giáo dục trung học trên địa bàn tỉnh, bắt đầu áp dụng từ ngày 8/4/2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Thời sự - Như Tâm – Tào Đạt - 22:46, 08/04/2025
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung khẳng định, bà con có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo. Đặc biệt, để thoát nghèo bền vững chắc chắn phải có nơi ăn chốn ở tốt. Do đó, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là một chủ trương rất lớn của Đảng, Nhà nước.