Cồng chiêng luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) ở nước ta, trong đó có đồng bào các DTTS ở Bình Định. Tuy nhiên hiện nay, nhiều làng đồng bào DTTS ở Bình Định không có cồng chiêng nên vào những dịp lễ hội phải đến các làng khác mượn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức lễ hội của đồng bào cũng như việc giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc.
Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Bình Định, từ năm 2017, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định triển khai chương trình hỗ trợ cồng chiêng cho đồng bào DTTS.
Giai đoạn 2016-2020, cả nước có 268.000 hộ nghèo được vay vốn chính sách để xóa nhà tạm theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 33). Dù “đích” đã ở ngay trước mắt nhưng hiện số lượng hộ nghèo được tiếp cận vốn vay là không nhiều.
Gần 7 triệu khách hàng, bao phủ đến 11.000 xã trên toàn quốc, đã đưa Ngân hàng Chính sách xã hội vào danh sách một trong những hệ thống phân phối tín dụng vi mô rộng lớn nhất trên thế giới. Đây là nhận định được Tổng Thư ký Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp nông thôn châu Á-Thái Bình Dương (APRACA) Prasun Kumar Das đưa ra trong chuyến công tác mới đây tại Việt Nam.
Đây là kết quả mà Đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS (Đề án 2214 của Chính phủ) đạt được trong giai đoạn 2014–2018. Đề án này cũng vừa được Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện vào sáng ngày 22/11 tại Hà Nội. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Văn Hùng dự và chủ trì Hội nghị.
Nhiều năm qua, công tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn được tỉnh Khánh Hòa quan tâm.Theo đó, hàng loạt chính sách được ban hành, trong đó chính sách hỗ trợ sản xuất do Ban Dân tộc tỉnh triển khai tại 40 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi đang mang lại hiệu quả tích cực.
Thời gian qua, các địa phương đã ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai có hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Điều này không chỉ góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo mà còn hạn chế tình trạng tái nghèo ở nhiều địa phương miền núi, có đông đồng bào DTTS sinh sống.
Sáng ngày 14/9, thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, bà Mai Linh Nhâm, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc đã đến thăm hỏi và hỗ trợ cho 2 bé song sinh Nguyễn Bảo Anh và Nguyễn Ngọc Anh là con gái của anh Nguyễn Văn Vỹ và chị Bàn Thị Mai (thôn Trại Đát, xã Tuân Lộ, Sơn Dương, Tuyên Quang) đang điều trị tại khoa Hồi sức Bệnh viện Nhi Trung ương.
Với mong muốn góp phần hỗ trợ, tiếp sức cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại những vùng quê nghèo được đến trường với niềm vui và sự hăng say trong học tập, nhân dịp năm học mới 2018-2019, ngày 05/9/2018, Công ty ABER Việt Nam- ABER Hà Nội, phối hợp với một số tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm Hà Nội tổ chức Chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường” tại huyện miền núi Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
Hỗ trợ phát triển sản xuất là giải pháp quan trọng để giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập, từ đó thoát nghèo. Nhưng để giảm nghèo bền vững thì việc chú trọng đối tượng là hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo là vấn đề cần được quan tâm thực hiện.
Chế độ hỗ trợ người có công với cách mạng đang định cư ở nước ngoài; văn bản điện tử phải được gửi ngay trong ngày ký ban hành; Hiệu trưởng trường phổ thông phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2018.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trước mắt, cần tập trung lo cho 5.592 hộ hiện không có nhà ở hoặc đang ở trong nhà tạm, để khắc phục nhanh tình trạng “màn trời chiếu đất”.
Từ chủ trương chung của Chính phủ, tỉnh Bắc Giang đã áp dụng hợp phần hỗ trợ sản xuất (thuộc Chương trình 135) một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn. Từ đó, góp phần giúp cho vùng dân tộc và miền núi trên địa bàn có nhiều khởi sắc.
Vừa qua, đại diện lãnh đạo Vụ Địa phương II, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, Phòng Dân tộc huyện Đăk Glei đến thăm hỏi chị Y Nhiêu (dân tộc Giẻ Triêng) trú tại thôn Pêng Siêl, xã Đak Pét, nạn nhân bị bạo hành dã man gây phẫn nộ trong dư luận thời gian qua.
Nậm Cần là một trong những xã được quy hoạch phát triển trồng rừng thay thế trên địa bàn huyện Tân Uyên (Lai Châu). Trong những năm qua, xã Nậm Cần đã tập trung vận động nhân dân chuyển đổi những nương, đồi kém hiệu quả sang trồng quế và sơn tra, nhờ đó, diện tích trồng rừng của xã không những đem lại hiệu quả về kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Nhằm tiếp tục hỗ trợ giáo dục vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng DTTS, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020. Đây là chính sách nhân văn, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, nhìn vào hệ thống chính sách giáo dục thời gian qua, vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, bất cập cần sự đổi mới để phát huy hiệu quả hơn nữa trong thực tiễn.
Nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã (HTX) phát triển, những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên, đặc biệt là chính sách thuế. Tuy nhiên, tại tỉnh Phú Yên, nhiều HTX vẫn chưa được thụ hưởng.
Từ năm 2002 đến nay, nhiều quyết định triển khai chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo đã được ban hành. Tuy vậy, sau nhiều năm, các địa phương vẫn mải miết đuổi theo mục tiêu bố trí đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS có nhu cầu.
Việc bãi bỏ một chính sách “cho không”, “cấp không” để dồn lực cho những chính sách vĩ mô, khuyến khích sự chủ động vươn lên của đồng bào DTTS nghèo là rất cần thiết. Tuy nhiên, nguồn lực của chính sách bãi bỏ được chuyển tiếp để thực hiện cho những chương trình, dự án nào là điều cần cân nhắc, tính toán vẹn toàn.
Đề án phát triển kinh tế- xã hội các dân tộc đặc biệt khó khăn theo Quyết định 1672 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó hỗ trợ làm nhà ở đối với hộ nghèo đã giúp cho hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn Cống, Mảng, La Hủ trên địa bàn tỉnh Lai Châu có nhà ở đáp ứng tiêu chuẩn “3 cứng”.