Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

H’Phong Niê - Người góp phần đưa buôn Kuôp trở thành buôn du lịch cộng đồng

Lê Hường - 15:15, 15/11/2024

Tận tâm, nhiệt huyết với công tác xã hội, bao năm qua, bà H’Phong Niê (SN 1958, dân tộc Ê Đê), Người có uy tín ở buôn Kuôp, xã Dray Sap, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều đóng góp tích cực để xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Bà H’Phong khôi phục nghề ủ rượu cần
Bà H’Phong khôi phục nghề ủ rượu cần

Từng là giáo viên, rồi tham gia các vị trí công tác xã hội khác, trước khi về hưu bà H’Phong là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Lắk. Sau khi về nghỉ chế độ được bà con buôn làng, người dân, chính quyền địa phương tin tưởng vận động, bà tiếp tục tham gia hoạt động xã hội tại địa phương với vai trò là Trưởng Ban công tác mặt trận, Chi hội trưởng Chi hội người cao tuổi buôn Kuôp. Năm 2018, bà H’Phong được người dân bầu chọn là Người có uy tín của buôn.

Từ một buôn còn nhiều khó khăn, nay buôn Kuôp đã khoác lên diện mạo mới, người dân không chỉ chăm lo sản xuất mà còn phát triển du lịch cộng đồng. Tháng 3/2024, buôn Kuôp đã được công bố là Buôn du lịch cộng đồng của tỉnh Đắk Lắk. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của bà H’Phong trong công tác tuyên truyền, vận động và tiên phong đi đầu trong phát triển du lịch cộng đồng. 

Bà H’Phong chia sẻ, tuyên truyền, vận động là nhiệm vụ hàng đầu để định hướng Nhân dân. Trong mỗi buổi sinh hoạt buôn, bà kêu gọi người dân tham gia đầy đủ để nắm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Từ đó, chấp hành tốt các quy định của pháp luật; đồng thuận tham gia vào các chương trình, dự án triển khai tại địa bàn.

“Để công tác tuyên truyền, vận động đạt hiệu quả cao, tôi thường xuyên thăm hỏi, nắm bắt đời sống, tâm tư của từng hộ dân, tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng. Khi người dân đã hiểu thì họ sẽ ủng hộ. Vì thế, người dân rất hưởng ứng tham gia mọi hoạt động của địa phương, từ cơ sở đến huyện, tỉnh”, bà H’Phong bộc bạch.

Nhiều phụ nữ buôn Kuôp giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống
Nhiều phụ nữ buôn Kuôp giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Đặc thù buôn Kuôp nằm cách xa trung tâm xã, các cháu học THCS và THPT phải sử dụng xe đạp, xe máy để đến trường. Trước đây một số học sinh phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm… gây nguy cơ mất an toàn và ảnh hưởng đến cộng đồng. Bà H’Phong phối hợp nhà trường và Ban tự quản của địa phương đến từng gia đình, gặp trực tiếp các cháu học sinh để tuyên truyền thực hiện đúng quy định pháp luật về an toàn giao thông. Nhờ đó, năm học vừa qua, trong buôn không còn trường học nào vi phạm giao thông nữa. 

Bà H’Phong tuyên truyền, vận động người giữ gìn vệ sinh thôn làng xanh- sạch- đẹp để phát triển du lịch cộng đồng
Bà H’Phong tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn vệ sinh thôn làng xanh- sạch- đẹp để phát triển du lịch cộng đồng

Không chỉ tích cực tuyên truyền, vận động người dân buôn Kuôp chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chăm lo sản xuất phát triển kinh tế, bà H’Phong Niê vận động Nhân dân bảo tồn văn hóa truyền thống, phát triển du lịch cộng đồng. 

Buôn Kuôp hiện có 306 hộ, 1.922 khẩu, trong đó có 213 hộ, 1.153 khẩu là đồng bào dân tộc Ê Đê, Mnông, chiếm 73% dân số toàn buôn. Mong muốn giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Ê Đê, bà H’Phong khôi phục nghề ủ rượu cần, sửa chữa nhà sàn truyền thống. 

Đồng thời, tuyên truyền phụ nữ trong buôn biết dệt thổ cẩm phát huy nghề truyền thống, giữ gìn văn hóa ẩm thực, vận động các nghệ nhân truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ; hướng dẫn, vận động Nhân dân bảo vệ môi trường, tạo cảnh quang sáng, xanh, sạch, đẹp để thu hút khách du lịch.

Đến nay, buôn Kuôp còn giữ gìn nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời, như cồng chiêng, dân ca, múa xoang, nhạc cụ dân tộc, văn hóa ẩm thực đặc sắc, nhiều lễ hội truyền thống và nghề dệt thổ cẩm, ủ rượu cần. Buôn đã thành lập một đội cồng chiêng biểu diễn phục vụ du khách khi đến buôn tham quan. Đặc biệt, trong buôn vẫn còn 50 ngôi nhà dài truyền thống, có thể làm homestay phục vụ khách du lịch.

Tháng 3/2024, buôn Kuôp đã được công bố là Buôn du lịch cộng đồng của tỉnh Đắk Lắk
Tháng 3/2024, buôn Kuôp đã được công bố là Buôn du lịch cộng đồng của tỉnh Đắk Lắk

Bà H’Phong bày tỏ: Mặc dù, hiện nay khách du lịch đến thăm quan chưa nhiều, nhưng bước đầu cũng đã có một số đoàn khách. Điều quan trọng nhất, là bà con trong buôn rất hào hứng và quyết tâm cao để làm du lịch cộng đồng. Mọi người trong buôn quan tâm bảo vệ môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, thường xuyên vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Với những lợi thế giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, mong rằng tương lai không xa, buôn Kuôp sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch, tạo thêm nguồn thu nhập cho Nhân dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Vẹn nguyên bản sắc văn hóa Mnông bên hồ Lắk

Vẹn nguyên bản sắc văn hóa Mnông bên hồ Lắk

Sắc màu 54 - Lê Hường - 1 giờ trước
Hồ Lắk được ví như viên ngọc quý, điểm du lịch hấp dẫn của đại ngàn Tây Nguyên. Dòng nước mát lành hồ Lắk không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lúa nước, mà còn sản sinh nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú. Nơi đây cũng trở thành vùng đất văn hóa đặc trưng của xứ sở voi, nghề đánh bắt thủy sản bằng thuyền độc mộc gắn với những nghi lễ độc đáo.
Độc đáo các lễ hội của đồng bào Chăm Hroi

Độc đáo các lễ hội của đồng bào Chăm Hroi

Sắc màu 54 - T.Nhân – H.Trường - 1 giờ trước
Đời sống văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Chăm Hroi (một nhánh của dân tộc Chăm) ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định có những nét đặc trưng riêng với các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc đa dạng, phong phú, các lễ hội truyền thống như: Lễ cầu mưa, Lễ hội Mặt trời - Mặt trăng, Lễ đổ đầu, Lễ hội mừng năm mới, Lễ cúng thần làng…
Cây “triệu phú” trên đất Chi Lăng

Cây “triệu phú” trên đất Chi Lăng

Kinh tế - Kim Chi - 1 giờ trước
Ngoài những cây trồng đã được người dân đưa vào sản xuất từ lâu như na, bưởi... những năm gần đây, một số xã trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã phát triển mô hình trồng cây cam đường canh và bước đầu mang lại hiệu quả cao.
Kon Tum: Sắc màu mới trên các buôn làng

Kon Tum: Sắc màu mới trên các buôn làng

Kinh tế - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Từ chỗ còn nhiều khó khăn, các thôn, làng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang từng ngày đổi mới, đời sống đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao. Những kết quả đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 18/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với việc xây dựng thôn, làng nông thôn mới (NTM) ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh" (Chỉ thị số 12).
Thăng trầm nghề đan mê bồ

Thăng trầm nghề đan mê bồ

Kinh tế - Tào Đạt - 1 giờ trước
Không biết nghề đan mê bồ tại ấp 4, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có từ bao giờ. Chỉ biết là đã rất nhiều đời từ ông truyền cho cha, cha truyền cho con rồi đến cả cháu và kéo dài mãi đến nay. Trên hành trình đi tìm vẻ đẹp xưa của miền Tây sông nước, chúng tôi có dịp được đến đây để viết lại câu chuyện của một làng nghề trăm năm vang bóng.
Đi chợ phiên vùng cao

Đi chợ phiên vùng cao

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 7/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ thuật lân, sư, rồng trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đi chợ phiên vùng cao. Người gìn giữ hồn văn hóa dân tộc Sán Dìu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Dấu ấn Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ một Hội nghị cấp vùng

Dấu ấn Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ một Hội nghị cấp vùng

Vấn đề - Sự kiện - Thanh Huyền - 1 giờ trước
“Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi là Chương trình MTQG 1719) phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi”.
Ngắm khung cảnh yên bình của

Ngắm khung cảnh yên bình của "làng chài trong phố"

Du lịch - Tào Đạt – Thanh Xuân - 1 giờ trước
Làng chài Trần Phú nằm ngay trung tâm TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Dù là “làng chài trong phố”, nhưng nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp bình dị, đặc trưng vốn có với những bãi biển xanh quyến rũ và những người dân chân chất, mộc mạc gắn bó với nghề chài lưới.
Bánh thuẫn - hương vị Tết xưa

Bánh thuẫn - hương vị Tết xưa

Ẩm thực - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Với hương vị thơm ngọt, mềm xốp, bung nở như cánh hoa mai vàng gọi xuân về… bánh thuẫn đã trở thành đặc sản truyền thống được dùng trong dịp Tết cổ truyền tại Tp. Pleiku (Gia Lai). Ngày nay, việc làm bánh thuẫn không chỉ phục vụ ngày Tết mà còn giữ gìn nét văn hóa xưa qua bao thế hệ người dân phố núi.
Thanh Hóa: Bắt các đối tượng mua bán hàng nghìn tài khoản ngân hàng

Thanh Hóa: Bắt các đối tượng mua bán hàng nghìn tài khoản ngân hàng

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Công an huyện miền núi Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa vừa bắt 4 đối tượng mua bán trái phép hàng nghìn tài khoản ngân hàng, nhằm thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr chúc Tết đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr chúc Tết đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang

Tin tức - Xuân Thường - 1 giờ trước
Triển khai Kế hoạch thăm, tặng quà và chúc Tết các địa phương vùng đồng bào DTTS nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của Ủy ban Dân tộc (UBDT), trong hai ngày 06-07/01/2025, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr dẫn đầu Đoàn công tác của UBDT đã đến thăm, chúc Tết Người có uy tín, các hộ nghèo người DTTS và cấp ủy, chính quyền cơ sở thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang.