Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội Báo toàn quốc 2023: Sắc màu mới, kỳ vọng mới

Hồng Phúc - 09:38, 20/03/2023

Trong 3 ngày (từ 17 - 19/3/2023), Hội Báo toàn quốc 2023 là nơi hội ngộ của những người làm báo cả nước mang đến cho công chúng và các nhà báo, hội viên nhiều hoạt động nghiệp vụ, văn hóa phong phú có sức hấp dẫn mạnh mẽ.

Hội Báo toàn quốc 2023: Sắc màu mới, kỳ vọng mới
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc Hội báo

Rực rỡ những sắc màu

Không gian triển lãm Hội Báo toàn quốc năm nay có 87 gian hàng giới thiệu báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2022 và Quý I năm 2023, cùng các gian trưng bày chuyên đề tiêu biểu của các Liên Chi hội, các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng báo chí, các đơn vị cung cấp trang thiết bị báo chí truyền thông hiện đại cũng tham gia trưng bày.

Tới Hội Báo, mỗi người như được trải nghiệm “tour du lịch” báo chí với những sắc màu độc đáo của mỗi tờ báo. Trong 3 ngày, Hội Báo toàn quốc 2023 mang đến cho công chúng và các nhà báo, hội viên nhiều hoạt động nghiệp vụ, văn hóa phong phú có sức lôi cuốn, góp phần tăng thêm sự gắn bó giữa báo chí với công chúng, góp phần tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp Nhân dân.

Baó Dân tộc và Phát triển cũng gia gian trưng bày tại Hội báo với những nét khá ấn tượng, thiết kế hiện đại cùng những hình ảnh, thông tin đậm nét về đời sống của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Báo Dân tộc và Phát triển đã thực hiện xuất sắc chức năng là Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc - Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Từ một tờ báo non trẻ, Báo Dân tộc và Phát triển đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong dòng chảy đổi mới, hội nhập và phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Độc giả Bùi Quý Thiên năm nay đã 88 tuổi, đi xe Bus từ thị trấn Văn Điển (Thanh Trì, Hà Nội) để tham dự Hội Báo. Qua mỗi gian trưng bày của các báo, ông đều dừng lại đọc rất lâu và mang một cuốn báo đem về làm quà tặng. “Mùa Xuân phải có hoa đào, mưa phùn và nhất định phải có báo Tết. Không có báo Tết là thiếu đi một nét văn hóa, thiếu đi chữ nghĩa gợi cảm xúc khai tâm, khai trí đầu năm. Ông đã giữ thói quen này hàng chục năm nay rồi. Báo tết mỗi năm càng đẹp, càng hay vì báo nào cũng đầu tư, đổi mới không ngừng từ thẩm mỹ đến chất lượng”, ông Thiên tâm sự.

Hội Báo toàn quốc 2023: Sắc màu mới, kỳ vọng mới 1
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam đến tham quan gian trưng bày của Báo Dân tộc và Phát triển và chụp ảnh lưu niệm tại gian trưng bày

Nhà báo Đoàn Minh Long - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa cho biết: Năm nay, Hội Nhà báo các tỉnh Trung - Nam Trung Bộ  đã mang tới Hội Báo toàn quốc các ấn phẩm, tạp chí với chủ đề chính về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là lời khẳng định mạnh mẽ về chủ quyền biển đảo - một phần máu thịt của Việt Nam.

Còn với nhà báo tương lai - Lều Nguyễn Thuỳ Linh, sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ, đây không phải lần đầu em đến tham dự Hội Báo toàn quốc nhưng năm nay em được trải nghiệm hoàn toàn mới lạ. “Trong cả 3 ngày, em đều tới đây để được gặp gỡ, giao lưu và học hỏi các anh chị nhà báo, đồng thời tham dự những hoạt động nghiệp vụ hữu ích. Em được truyền cảm hứng rất lớn về nghề nghiệp, niềm đam mê với những con chữ. Em sẽ nỗ lực trở thành một cây bút phóng sự trong tương lai”, Thùy Linh nói.

Triển lãm Những nẻo đường xuân có số lượng tác phẩm dự thi tăng gấp đôi so với năm 2022
Triển lãm Những nẻo đường xuân có số lượng tác phẩm dự thi tăng gấp đôi so với năm 2022

Hội Báo toàn quốc 2023 có tầm vóc và quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với nhiều hoạt động phong phú. Không chỉ là ngày hội của những người làm báo, sự kiện đã tạo ra những không gian văn hóa truyền thống đặc sắc. Đó là các hoạt động trải nghiệm và giới thiệu văn hóa truyền thống được trưng bày, trình diễn, giới thiệu đến công chúng như: Triển lãm giới thiệu quá trình lịch sử của phở gánh qua hình ảnh và tư liệu của Bảo tàng Hà Nội; trình diễn và trải nghiệm ẩm thực phở truyền thống; hoạt động cho chữ và hướng dẫn viết chữ Nho đầu Xuân; triển lãm giới thiệu làng nghề Nón Chuông, các nghệ nhân trình diễn nghề làm nón và hướng dẫn du khách trải nghiệm một số công đoạn làm nón; giới thiệu làng nghề cốm Mễ Trì và trình diễn nghề làm cốm…

Người làm báo phải biết nắm bắt công nghệ

Với chủ đề “Đoàn kết - Chuyên nghiệp - Văn hóa - Sáng tạo”, Hội Báo toàn quốc 2023 là sự kiện lớn của báo chí và công chúng cả nước. Sự kiện nhận được sự mong chờ, đón nhận của không chỉ các cơ quan báo chí, các cấp hội nhà báo mà còn là sự kiện được đông đảo bạn đọc quan tâm.

Hội Báo toàn quốc 2023: Sắc màu mới, kỳ vọng mới 3
Tọa đàm: "Người làm báo trong kỷ nguyên số" tại Hội Báo toàn quốc 2023

Điểm nhấn nổi bật trong Hội Báo toàn quốc năm 2023 chính là chuỗi hoạt động nghiệp vụ báo chí, trong đó chú trọng tới việc cập nhật các xu thế mới về công nghệ và ứng dụng thực tế trong tác nghiệp. Đó là Tọa đàm Hội ngộ Giải A Báo chí Quốc gia; Hội thảo A.I và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn; Lễ phát động Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2023; Tọa đàm Thanh niên sáng tạo, chủ động trong công cuộc chuyển đổi số; Tọa đàm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí theo nhu cầu;… Các hội thảo được tổ chức để tạo ra diễn đàn rộng và bàn luận một cách có chiều sâu. Đây là những hoạt động nghiệp vụ có chất lượng cao, có tính thời sự, với điểm nhấn trong phong trào chuyển đổi số báo chí đang diễn ra mạnh mẽ.

Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ, chuỗi sự kiện này giúp người làm báo và công chúng có cơ hội phân tích và học hỏi thông qua các tác phẩm báo chí xuất sắc, từ đó góp phần gia tăng hơn nữa báo chí chất lượng cao.

Những năm gần đây, Báo Dân tộc và Phát triển đã tích cực chuyển đổi số, cho ra đời nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube... Từ đó lan tỏa thông tin, hình ảnh về mọi mặt hoạt động của đồng bào DTTS, đã và đang trở thành cầu nối tin cậy giữa giữa cơ sở, người dân với các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan xây dựng và thực thi chính sách…

Hội Báo toàn quốc 2023: Sắc màu mới, kỳ vọng mới 4
Những năm gần đây, nhiều tờ báo đã tích cực chuyển đổi số, cho ra đời nhiều nền tảng mạng xã hội

Thời gian bình quân một người bình thường xuất hiện trên mạng là khoảng 6 - 8 tiếng/ngày. Vì vậy, người làm báo cần tận dụng cơ hội mà công nghệ mang lại. Các phần mềm như ChatGPT, hay bất kỳ AI nào, cũng không thể thay thế con người. Bởi vì nó vẫn dựa trên sự xử lý những thông tin đã có do con người cung cấp. Nếu người làm báo biết tận dụng được các tiến bộ công nghệ, áp dụng vào công việc sao cho thuận lợi hơn, dễ dàng hơn và thông minh hơn thì sẽ không có thách thức mà là cơ hội.

Là lĩnh vực phản ứng nhạy bén với mọi biến động của đời sống kinh tế - xã hội, báo chí truyền thông cần đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Trước bối cảnh đó, báo chí phải chủ động đổi mới phương thức chuyển tải, mang đến những trải nghiệm mới cho bạn đọc thông qua các ứng dụng công nghệ số. Người làm báo phải cố gắng phân tích hành vi người dùng rồi trải nghiệm thói quen của họ bằng công nghệ, định hướng trở lại việc sản xuất nội dung, làm sao cung cấp được nhiều nội dung đáp ứng nhu cầu công chúng thì chúng ta sẽ tồn tại và vượt lên.

Hội Báo toàn quốc 2023 đã đem đến những món ăn tinh thần đặc sắc cho những người làm báo và công chúng. Chúng ta đều kỳ vọng và tin tưởng mỗi cơ quan báo chí là một cơ quan văn hóa, mỗi người làm báo phải luôn có ý thức nâng cao văn hóa của bản thân, đề cao thành tố văn hóa, tinh thần nhân văn và vì lợi ích quốc gia dân tộc trong sáng tạo sáng tác các tác phẩm, góp phần gìn giữ, xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Kết nối hoạt động văn hóa vùng biên giới Việt - Lào

Kết nối hoạt động văn hóa vùng biên giới Việt - Lào

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 2 giờ trước
Trong những năm qua, hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Lào trở nên sâu sắc vì truyền thống hữu nghị, quan hệ lâu đời giữa hai nước, 2 dân tộc. Nhiều địa phương đã làm tốt công tác kết nghĩa, giao lưu văn hóa. Đơn cử như các tỉnh miền Trung Việt Nam và Nam Lào được xem như mô hình nổi trội trong hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại, kết nghĩa giữa các tỉnh trong cả nước.
Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ

Asiad 19: Chỉ cần không thua đậm, Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ "qua khe cửa hẹp"!

Thể thao - L.Minh - 2 giờ trước
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi đối đầu với ứng cử viên Huy chương Vàng Asiad 19 - Tuyển nữ Nhật Bản, lượt cuối bảng D, lúc 15h ngày 28/9.
Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại

Sức khỏe - Trương Vui - 3 giờ trước
Ở Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm và là một trong số các bệnh truyền nhiễm có số ca tử vong cao nhất. Nhân Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại (28/9), các chuyên gia lưu ý người dân không nên chủ quan với bệnh dại, có thể chủ động tiêm dự phòng trước và tiêm ngay khi có sự cố xảy ra để kịp thời bảo vệ sức khỏe và tính mạng.
Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Giải bài toán thiếu nước ở Hàm Tân

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 3 giờ trước
Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, là vùng đất có đặc thù khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài, thường bị xâm nhập mặn. Người dân Hàm Tân thường xuyên phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất. Những năm gần đây, từ các chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung, chính sách đầu tư đặc thù của tỉnh Bình Thuận nói riêng, đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu nước, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ

Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ

Tin tức - T.Hợp - 4 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 898/CĐ-TTg ngày 28/9/2023 về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.
Tin trong ngày 26/9/2023

Tin trong ngày 26/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 26/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023. Gia Lai: 59 nam giới là Người có uy tín trở thành hội viên danh dự của Hội LHPN Việt Nam. Người có duyên nợ với chiêng Mường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Tin tức - An Yên - 6 giờ trước
Tối 27/9, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại Trường THCS Môn Sơn, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.
Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyên - 6 giờ trước
Ngày 27/9, tại Lạng Sơn, UBND huyện Văn Lãng tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2023.
Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Giáo dục - Lê Hường - 7 giờ trước
Nhằm bảo tồn gìn giữ giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk đã đưa môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên vào chương trình giảng dạy. Sau hơn 1 năm đưa vào giảng đường, trở thành môn học chính thức, môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên đã đạt những kết quả khả quan. Nhiều sinh viên được mời đi biểu diễn ở những sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Công an vào cuộc xác minh việc thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi

Văn Lãng (Lạng Sơn): Công an vào cuộc xác minh việc thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi

Pháp luật - Thiên An - 7 giờ trước
Từ phản ánh của người dân về tuyến mương thủy lợi Pác Cần thuộc công trình đập dâng thủy luân Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã bị gãy đổ và hư hỏng nặng. HĐND huyện Văn Lãng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện các sai phạm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi tại địa phương này. Vừa qua, Bí thư Huyện ủy Văn Lãng đã kết luận: “Chuyển vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an huyện xác minh, làm rõ, xem xét tính chất, mức độ xử lý sai phạm theo đúng quy định của pháp luật”.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng thực hiện gói thầu giao cho cộng đồng thi công theo cơ chế đặc thù và Công tác duy tu bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng” cho 110 học viên là đại diện Ban phát triển các thôn có công trình đầu tư xây dựng thuộc các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang.