Theo Báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, nhu cầu kinh phí theo Đề án sử dụng nguồn vốn Trung ương giai đoạn 2021- 2025 là 514 tỷ 792 triệu đồng. Trong đó, thực hiện Tiểu dự án 1 về Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trường PTDT có học sinh bán trú và xoá mù chữ với 10 trường PTDTBT, 10 trường PTDTNT và bồi dưỡng đào tạo nâng cao năng lực cho giáo viên, kinh phí 142 tỷ 386 triệu đồng.
Thực hiện Tiểu dự án 2 về Bồi dưỡng kiến thức dân tộc, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số với 232 lớp, kinh phí 72 tỷ 134 triệu đồng. Tiểu dự án 3 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng DTTS&MN với 63.068 lượt người, kinh phí 252 tỷ 272 triệu đồng. Tiểu dự án 4 đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ triển khai chương trình, cộng đồng với 20.899 lượt người, kinh phí 48 tỷ đồng.
Kết quả thực hiện năm 2022 – 2023, tỉnh Hòa Bình đã phân bổ 238 tỷ 198 triệu đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển là 51 tỷ 400 triệu đồng, vốn sự nghiệp 186 tỷ 798 triệu đồng để thực hiện đầu tư 10 công trình cải tạo, nâng cấp trường DTNT và trường PTDTBT; 150 người vùng DTTS được xoá mù chữ; 200 người bồi dưỡng kiến thức dân tộc; 26.150 lượt người hỗ trợ đào tạo nghề; 15 công trình sửa chữa, bảo dưỡng tại cơ sở GDNN; 20 công trình mua sắm thiết bị đào tạo nghề tại cơ sở GDNN; đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai các cấp 2.391 lượt người.
Kết quả giải ngân đến ngày 31 tháng 10 năm 2023. Vốn đầu tư phát triển là 27 tỷ 346 triệu đồng đạt 58,18%; vốn sự nghiệp 65 tỷ 909 triệu đồng đạt 35,28%.
Dự kiến đến năm 2025, tỉnh Hòa Bình sẽ cơ bản hoàn thành các mục tiêu của Dự án. Tuy nhiên vướng mắc về đối tượng thụ hưởng nội dung hỗ trợ trong lĩnh vực đào tạo nghề sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến thực hiện mục tiêu chung của tỉnh đến năm 2025 sẽ có khoảng 63% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu và điều kiện của người dân tộc thiểu số. Đồng thời, vướng mắc về việc Trung ương chưa ban hành được Bộ tài liệu dùng cho đào tạo, tập huấn cho cán bộ triển khai Chương trình các cấp và cộng đồng làm ảnh hưởng đến quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, nhất là ở cơ sở.