Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

An Yên - 10:56, 12/11/2024

Thiếu tư liệu sản xuất, không nghề nghiệp ổn định… khiến nhiều lao động vùng miền núi Nghệ An đã phải tứ tán mưu sinh. Trước thực tế này, những hỗ trợ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 về hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm đang là những kỳ vọng để người dân bám làng, bám bản phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ngay trên quê hương.

Nhiều hộ dân xã biên giới Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) thoát nghèo nhờ được hỗ trợ vốn vay chuyển đổi nghề nuôi cá lồng hồ ở thủy điện Hủa Na
Nhiều hộ dân xã biên giới Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) thoát nghèo nhờ được hỗ trợ vốn vay chuyển đổi nghề nuôi cá lồng hồ ở thủy điện Hủa Na

Tha phương mưu sinh

Chúng tôi đã không ít lần bắt gặp những bản làng “trống hoác” bóng người, dù là khi sáng sớm hay chiều muộn. Hỏi ra thì mới hay, những người trẻ, người trong độ tuổi lao động nơi ấy đang phải tha phương tìm cách mưu sinh.

Ngay như bản Văng Môn, xã Tam Hợp (Tương Dương), có 79 hộ với 328 nhân khẩu, nhưng có đến khoảng 70 người đi làm ăn xa quê. Theo anh Lương Văn Thuận, Phó Trưởng bản Văng Môn, thì những người đi làm ăn xa ở miền Nam, chủ yếu là lao động chính trong gia đình. Vào trong đó, họ xin làm công nhân cao su, hoặc làm thuê công nhật, thu nhập cũng không cao nhưng vẫn còn hơn, vì ở nhà không có việc làm.

Cũng tình trạng vắng vẻ như vậy, bản Kẻo Nam, xã Bắc Lý (Kỳ Sơn) có khoảng 60 hộ, nhưng giờ chỉ còn người già và trẻ nhỏ. Ông Nguyễn Viết Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy xã Bắc Lý cho biết: Nhiều gia đình đã để lại nhà cửa, con nhỏ cho ông bà trông nom để vào Nam làm thuê; thậm chí có nhiều gia đình bồng bế nhau đi hết luôn. Họ đi suốt, mãi cuối năm, cũng có khi mấy năm mới về một lần.

Cơ hội tìm kiếm việc làm ở tại quê hương chưa bao giờ là dễ dàng. Đơn cử tại địa bàn huyện Quế Phong và Quỳ Châu, mặc dù hằng năm có khoảng 3.000 người bước vào độ tuổi lao động nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề, do vậy gần 10 năm lại đây, 2 huyện gần như không có dự án nào thu hút được trên 50 lao động.

Mấy năm gần đây, ở các huyện miền núi Nghệ An, cứ đến hè lại rộ lên hình ảnh hàng trăm trẻ nhỏ rồng rắn bắt xe khách vào miền Nam. Bọn trẻ vượt quãng đường hàng nghìn km, vào miền Nam thăm bố mẹ đi làm thuê. Cuộc hội ngộ ngắn ngủi dịp hè, đang phản chiếu một thực trạng xã hội đầy bất cập về cơ cấu việc làm, thu nhập và những vấn đề xã hội khác.

Ở một địa phương có đông lao động đi làm ăn xa như huyện Kỳ Sơn, thì hệ lụy, bất ổn còn lớn hơn rất nhiều. Trong giai đoạn 2020 đến nay, hằng năm có từ 10.000 đến 13.000 lao động tự tìm việc làm (lao động tự do). Riêng từ đầu năm năm 2023 đến nay, huyện Kỳ Sơn có hơn 15.353 lao động tự do đi làm ăn xa; chủ yếu đi làm việc tại các địa phương như Đắc Lắc, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh. Trong khi đó, toàn huyện có 83.480 người. Điều đó cho thấy, số lao động đi làm ăn xa chiếm khoảng 1/7 tổng dân số của cả huyện.

Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn thông tin: Có rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến địa phương cũng như chính gia đình của các lao động mưu sinh xa quê. Khi bố mẹ đi làm ăn xa, con nhỏ gửi lại cho ông bà nên đang có một bộ phận trẻ nhỏ thiếu đi sự chăm sóc, nuôi dạy của bố mẹ nên việc học hành bị ảnh hưởng, một số em nhỏ đã tự ý bỏ học giữa chừng; nhiều người già và trẻ nhỏ không có người làm chỗ dựa lúc đau ốm.

Gia đình ông Lữ Văn Kèo có kinh tế khấm khá hơn nhờ có con đi lao động ở nước ngoài
Gia đình ông Lữ Văn Kèo có kinh tế khấm khá hơn nhờ có con đi lao động ở nước ngoài

Tạo việc làm, sinh kế từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm  2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được hỗ trợ nguồn lực cho công tác chuyển đổi nghề và đào tạo nghề.

Ngay tại huyện Tương Dương, thực hiện nội dung số  3, Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 về hỗ trợ sản xuất, chuyên đổi nghề; từ nguồn vốn của Chương trình, địa phương đã tiến hành hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn, theo hình thức hỗ trợ mua cây và con giống, máy móc. Theo đó, năm 2022 và 2023 đã thực hiện hỗ trợ cho 510 hộ; riêng 985 hộ được phê duyệt danh sách năm 2024 để mua cây và con giống, máy móc thì các địa phương đang tiến hành triển khai.

Ông Trần Văn Toản,Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Tương Dương thông tin: Huyện đã tổ chức 13 lớp với 410 học viên, với các ngành nghề đào tạo như kỹ thuật chế biến món ăn, sản xuất giống cây lâm nghiệp, nuôi cá nước ngọt, nuôi vịt bầu, nuôi và phòng trị bệnh cho lợn… tại các xã Tam Quang, Mai Sơn, Tam Đình, Xá Lượng, Lượng Minh, Thạch Giám, Yên Thắng, Yên Tĩnh, Yên Na… Hiện nay, qua 2 đợt khảo sát nhu cầu học nghề tại các xã, thị trấn có gần 2.000 lao động nông thôn đang có nhu cầu học nghề, sẽ được tổ chức học trong thời gian tới.

Tính đến tháng 9/2024, thực hiện nội dung số 3, Dự án 1, Chương trình MTQG 1719, toàn tỉnh có 1.878 hộ dân được hỗ trợ chuyển đổi nghề. Dự kiến đến ngày 31/12/2024, sẽ có  3.007 hộ dân được hỗ trợ chuyển đổi nghề.

Còn theo nội dung 1, Tiểu dự án 3, Dự án 5, Chương trình MTQG 1719 về xây dựng các mô hình đào tạo nghề; toàn tỉnh đã có 1.210 lượt người tham gia các mô hình đào tạo nghề. Dự kiến đến hết năm 2024, toàn tỉnh sẽ có 1.528 lao động và hết 2025 sẽ là 1.955 lượt người tham gia các mô hình đào tạo nghề.

Điều rất đáng mừng, từ việc thực hiện nội dung 2, Tiểu dự án 3, Dự án 5, Chương trình MTQG 1719, tính đến nay, toàn tỉnh đã có 5.067 lao động được hỗ trợ giới thiệu tư vấn về đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Dự kiến con số này đến hết năm 2024 là 5.400 lao động.

Gia đình ông Lữ Văn Kèo (trú tại bản Bình Sơn 2, xã Tà Cạ) nhà đông con, lại không có việc làm ổn định, trước đây 7 nhân khẩu phải sống trong căn nhà gỗ tạm bợ, lụp xụp. Cách đây 2 năm, ông Kèo vay vốn cho con trai đầu của gia đình đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Đến nay, con trai đã gửi về cho gia đình hơn 200 triệu đồng. Nhờ số tiền này mà ông Kèo đã dựng được ngôi nhà sàn kiên cố và tích góp được vốn làm ăn.

Ngoài những lao động tham gia xuất khẩu, thì hàng ngàn lao động được hỗ trợ chuyển đổi nghề, sẽ là cơ hội việc làm rất lớn để người lao động bám bản, bám làng. Không gì bằng có việc làm ngay chính trên quê hương; bởi tác động xã hội từ vấn đề này sẽ là rất lớn. Hi vọng, từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, giai đoạn II, sẽ có thêm nhiều lao động được hỗ trợ việc làm ngay chính trên quê hương, mở ra cơ hội thoát nghèo, ổn định cuộc sống cho người dân miền núi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Hành trình đầy trở ngại (Bài 1)

Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Hành trình đầy trở ngại (Bài 1)

Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ninh đang từng bước chinh phục con đường chuyển đổi số đầy trở ngại. Những thành quả bước đầu trong xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, thúc đẩy xã hội số không chỉ góp phần quan trọng nâng tầm lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, mà còn đẩy nhanh tiến trình phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Tin nổi bật trang chủ
Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Hành trình đầy trở ngại (Bài 1)

Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Hành trình đầy trở ngại (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 19:57, 13/11/2024
Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ninh đang từng bước chinh phục con đường chuyển đổi số đầy trở ngại. Những thành quả bước đầu trong xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, thúc đẩy xã hội số không chỉ góp phần quan trọng nâng tầm lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, mà còn đẩy nhanh tiến trình phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên phân bổ trên 7 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng, sửa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên phân bổ trên 7 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng, sửa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 19:46, 13/11/2024
Những năm qua, phong trào xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn luôn được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Thái Nguyên quan tâm. Từ phong trào này, đã có hàng trăm ngôi nhà được xây dựng, giúp không ít người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn có nơi ở ổn định, yên tâm để tập trung làm việc, góp phần đổi thay cuộc sống.
Sớm giải quyết bất đồng giữa phụ huynh và nhà trường để đưa trẻ trở lại lớp học

Sớm giải quyết bất đồng giữa phụ huynh và nhà trường để đưa trẻ trở lại lớp học

Media - Trọng Bảo - 19:44, 13/11/2024
Những ngày vừa qua, nhiều phụ huynh có con em đang học tại Trường Mầm non Hoa Sen, xã Bảo Hà, huyện bảo Yên, tỉnh Lào Cai tỏ ra bức xúc. Nguyên nhân là do các bậc phụ huynh không đồng thuận trong việc chọn nhà cung cấp thực phẩm của nhà trường, dẫn đến việc tổ chức bữa ăn bán trú bị gián đoạn, nên nhiều phụ huynh có con học tại trường đã cho trẻ nghỉ học.
Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 19:37, 13/11/2024
Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do ông Lý Seo Vảng - Phó Trưởng Ban cùng công chức Ban Dân tộc và đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai vừa có chuyến công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.
Mùa cỏ hồng Đà Lạt

Mùa cỏ hồng Đà Lạt

Du lịch - Hà Hữu Nết - 19:37, 13/11/2024
Mùa mưa, cỏ hồng ken dày như thảm nhung xanh khổng lồ, mùa khô hồng rực như làn môi thiếu nữ. Truyện kể ngày xưa, cảm kích trước tình yêu bất diệt của KaHồng, sau khi qua đời K’Sương biến thành hạt sương, hằng đêm vương trên cỏ hồng như lời xin lỗi khôn nguôi.
Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn. Món ăn dân dã từ núi rừng xứ Lạng. Người phụ nữ thổi đinh tút nổi tiếng ở buôn Chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:35, 13/11/2024
Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó trưởng Ban Dân tộc, lãnh đạo các sở, ngành và 15 đội thi đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Thầy cả Dương Quốc Khánh - Vị chức sắc có uy tín trong đồng bào Chăm huyện Bắc Bình

Thầy cả Dương Quốc Khánh - Vị chức sắc có uy tín trong đồng bào Chăm huyện Bắc Bình

Công tác Dân tộc - Lâm Tấn Bình - 19:33, 13/11/2024
Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức triển khai nhiều hoạt động thuộc Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong những đợt tập huấn truyền dạy chữ viết Chăm, dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc hay nghệ thuật hát ngâm Ariya…, đều có sự tham gia đứng lớp của thầy cả, vị chức sắc có uy tín Dương Quốc Khánh ở thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Các đội ghe Ngo vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng cho ngày hội lớn

Các đội ghe Ngo vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng cho ngày hội lớn

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 19:27, 13/11/2024
Mọi công tác chuẩn bị hoàn tất, các đội ghe Ngo nam và nữ đến tranh tài đã sẵn sàng cho ngày hội lớn, quyết đạt thành tích trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.
Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm...

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm...

Phóng sự - Tào Đạt - 19:15, 13/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời gian lên, xuống thất thường, kéo theo lượng cá, tôm “thưa vắng”. Mùa nước nổi mà tôm cá không về, nhiều người trẻ đã phải gác lại nghề hạ bạc, để đi làm ở các khu công nghiệp. Với những người cao niên, không còn lựa chọn nào khác nên vẫn ngày ngày lênh đênh trên con nước.
Bão số 8 giật cấp 11 vẫn đang trên khu vực Bắc Biển Đông

Bão số 8 giật cấp 11 vẫn đang trên khu vực Bắc Biển Đông

Thời sự - Minh Thu - 19:10, 13/11/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9 (62 - 88km/h), giật cấp 11. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ 10 - 15km/h.