Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Hò thuốc cá - Hành trình từ lao động sản xuất đến Di sản quốc gia

Phạm Tiến - 09:09, 31/08/2024

Ai lên Minh Hóa thân thương / Điệu hò thuốc cá vẫn vương trong lòng/ Đôi ta đi thuốc rục mòn /Ténh khi nhiều cá chém tòn mà sương…; Qua bao thăng trầm, những câu Hò trong lúc đi thuốc cá của đồng bào các DTTS ở huyện vùng cao Minh Hóa (Quảng Bình) đã vượt xa khỏi không gian khe suối và trở thành Di sản phi vật thể Quốc gia.

Hò để cổ vũ lao động sản xuất

Hò thuốc cá của người Nguồn (người dân sống lâu đời địa phương ở thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa) và đồng bào các DTTS ở huyện vùng cao Minh Hóa (Quảng Bình) được hình thành trong hoạt động đánh bắt cá ở các khe, suối. Khác với các phương thức đánh bắt khác như kéo lưới, thả câu…Thuốc cá là phương thức dùng chất có trong rễ cây Tèng để làm cho cá say, cá cay mắt, mờ mắt rồi nổi lên để bắt.

Thuốc cá là phương thức đánh bắt cá truyền thống có hiệu quả, tuy nhiên cần nhiều người (tính tập thế) cùng tham gia
Thuốc cá là phương thức đánh bắt cá truyền thống có hiệu quả, tuy nhiên cần nhiều người (tính tập thế) cùng tham gia

Muốn thuốc cá, trước hết phải lên rừng tìm đủ lượng rễ cây Tèng. Sau đó, ra đầu nguồn các khe suối có nhiều cá để xếp các viên đá thành hình cái cối rồi bỏ rễ, lá đã chọn vào giã. Đây gọi là công đoạn giã Tèng, nước rễ cây chảy đến đâu thì cá say, cay mắt rồi nổi lên đến đó. Người đi thuốc cá cứ thế theo dòng khe, suối vớt cá. 

Ngoài rễ cây Tèng ra, đồng bào các DTTS ở huyện Minh Hóa còn sử dụng rễ cây Hôi hôi hay còn gọi là cây Cơn Cơn để thuốc cá. Thuốc cá là hình thức đánh bắt hiệu quả nhưng đòi hỏi phải có nhiều người cùng tham gia. Có khi cả bản, cả làng cùng rủ nhau đi thuốc chung ở một khúc khe, suối….nên hoạt động đánh bắt này rất gần với không khí của lễ, hội làng.

Để cổ vũ thêm tinh thần lao động trong hoạt động đánh bắt cá, đồng bào các DTTS và người nguồn ở Minh Hóa đã sáng tác, truyền miệng những điệu hò. Hò thuốc cá vận dụng tứ thơ, luật thơ lục bát. Với lối diễn xướng linh hoạt, khẩn trương theo nhịp giã Tèng. Ngôn ngữ trong Hò Thuốc cá lại gần gũi gắn liền với hoạt động thường nhật nên phù hợp với diễn xướng, truyền miệng.

Hoạt động giã Téng, đánh bắt cá truyền thống được mô phỏng tái hiện lại nguyên bản
Hoạt động giã Téng, đánh bắt cá truyền thống được tái hiện lại nguyên bản

Thuốc cá là hình thức đánh bắt hiệu quả lúc bấy giờ nên nhanh chóng được “chuyển giao” khắp các bản làng ở huyện vùng cao Minh Hóa. Hò thuốc cá cũng theo đó mà lan toả trở thành nét văn hóa đậm đà bản sắc của người nguồn và đồng bào các DTTS. 

 Vượt ra khỏi không gian khe suối, Hò thuốc cá được diễn xướng trong các cuộc hội hè, đình đám như lễ hội, đám cưới và cả khi ru con. Phần hò và xô vẫn được diễn xuất như khi hò trong lao động, chỉ khác động tác giã tèng được thay bằng nhịp vỗ tay của mọi người trong cuộc vui.

 Di sản phi vật thể Quốc gia

Công tác dân tộc và chính sách dân tộc mà Đảng, Nhà nước ta đã và đang triển khai đã tác động tích cực, toàn diện lên đời sống đồng bào các DTTS ở Minh Hóa. Cùng với sự đồng thuận tuyệt đối các chính sách, siêng năng cần cù trong lao động sản xuất đã tạo bước đột phá trong đời sống tinh thần lẫn vật chất của đồng bào. Hò thuốc cá cũng theo đó mà vượt ra khỏi không gian khe, suối vốn có rồi ung dung “góp mặt” trong các cuộc thi hội diễn.

 Hò thuốc cá còn “hiện diện” trong lời ru của mẹ, lời diễn xướng tỏ tình đêm trăng… Rồi trở thành nét văn hóa đậm đà bản sắc và in đậm trong ký ức người nguồn và đồng bào các DTTS ở huyện vùng cao Minh Hóa. Giờ đây, Hò thuốc cá đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hò thuốc cá: Hành trình từ lao động sản xuất đến Di sản quốc gia 2
Từ trong hoạt động đánh bắt cá, Hò thuốc cá đã vượt ra khỏi không gian khe suối, "ung dung" góp mặt trên sân khấu, hội thi....

Hành trình đưa Hò thuốc cá trở thành Di sản phi vật thể quốc gia in dấu ấn của cộng đồng đồng bào các DTTS ở huyện Minh Hóa. Chính họ là những người sáng tạo, phát triển và lưu truyền loại hình nghệ thuật đặc trưng này. Tuy nhiên, trên hành trình đó đã in dấu ấn đậm nét của những cá nhân tâm huyết với Hò thuốc cá. Tiêu biểu như ông Đinh Xuân Đình, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam huyện Minh Hóa (Quảng Bình). 

Ông Đình nguyên là cán bộ UBND huyện Minh Hóa. Sau khi về hưu, ông đã dành toàn bộ thời gian để đi khắp các bản làng để sưu tầm, tổng hợp lại những điệu Hò thuốc cá lưu truyền trong dân gian. Rồi chính ông cùng nhiều nghệ nhân ở địa phương phục dụng, dàn dựng và trình diễn ở các chương trình văn nghệ quần chúng, nhất là Hội rằng tháng giêng ở Minh Hóa.

Đầu năm 2021, dưới sự chủ trì của phòng văn hóa huyện Minh Hóa, ông Đình cùng phối hợp để hoàn thiện hồ sơ “ Hò thuốc cá” để trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Ngày 25/4/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian hò thuốc cá huyện Minh Hóa”.

Hò thuốc cá: Hành trình từ lao động sản xuất đến Di sản quốc gia 3
Hò Thuốc cá tham gia Hội diễn văn nghệ quần chúng huyện vùng cao Minh Hóa (Quảng Bình)

Sau khi được công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia, Hò thuốc cá lại càng có sức lan tỏa mãnh liệt trong đời sống văn hóa tinh thần của người nguồn và đồng bào các DTTS. Đến nay, ở minh Hóa đã có 10 Câu Lạc Bộ (CLB) hát dân ca, Hò thuốc cá. Khi nhàn rỗi, họ lại cùng nhau tập luyện để được ngân nga điệu điệu Hò thuốc cá để xây dựng các chương trình biểu diễn phục vụ sự kiện văn hóa, chính trị của địa phương và của tỉnh.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Đinh Xuân Đình-Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết: “Đến nay, đã có trên 400 người ở Minh Hóa tham gia các CLB dân ca, Hò thuốc cá. Trong đó, có những nghệ nhân tiêu biểu như Đinh Thị Phương Đống, Trần Khánh Nguyên, Đinh Thanh Đàn, Đinh Thị Hà, Cao Thị Hương. Đây là những người am hiểu hò thuốc cá từ lúc 15-16 tuổi, đến nay họ âm thầm giữ gìn phát triển giá trị của làn điệu Hò thuốc cá”.

Hò thuốc cá: Hành trình từ lao động sản xuất đến Di sản quốc gia 4
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian hò thuốc cá huyện Minh Hóa”.

Điều đặc biệt là, Hò thuốc cá đã đi vào các trường học ở huyện vùng cao Minh Hóa. Đơn vị tiên phong là Trường THCS Yên Hóa. Năm 2021, sau khi Hò thuốc cá được công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia, Trường THCS Yên Hóa cũng thành lập CLB đàn hát Hò thuốc cá với 30 thành viên tham gia.

 Đến tháng 10/2022, Trường THPT Minh Hóa cũng thành lập CLB “Em yêu làn điệu dân ca Minh Hóa”. CLB thu hút gần 30 thành viên gồm học sinh và giáo viên trong trường. Mỗi tuần, CLB sinh hoạt 1 lần. Trong các buổi sinh hoạt, các thành viên không chỉ tập hát mà còn tổ chức sưu tầm, sáng tác lời mới, mời nghệ nhân về giao lưu, truyền dạy điệu Hò thuốc cá.

Xuất phát từ đánh bắt cá của đồng bào các DTTS ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình), Hò thuốc cá đã ung dung “góp mặt” trong các cuộc thi, hội diễn trên sân khấu. Hò thuốc cá còn “hiện diện” trong lời ru của mẹ, lời diễn xướng tỏ tình…đêm trăng. Để hôm nay, những câu hò: Chữ thập cải lại chữ thi / Làng ta đi thuốc năm ni được mùa / Chữ thập cải lại chữ thiên / Làng ta đi thuốc bình yên thọ trường…,trong Hò thuốc cá được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.   

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Nguyên Bình

Ghi ở Nguyên Bình

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trong các ngày từ 8 - 10/9, mưa lũ tràn về đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đặc biệt tại huyện Nguyên Bình. Tính đến ngày 14/9, các điểm sạt ở tại hai xã Ca Thành và Yên Lạc đã có 52 người chết. Hiện lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm số người mất tích. Đây là nơi sinh sống của phần lớn đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (CĐ Vietcombank) ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (CĐ Vietcombank) ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Xã hội - Khánh Sơn - 23:01, 14/09/2024
Trước những ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra đối với nhiều tỉnh thành miền Bắc thời gian qua, CĐ Vietcombank ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão lũ.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 22:58, 14/09/2024
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ không ngừng quan tâm triển khai đồng bộ hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đầu tư cơ sở hạ tầng trường lớp học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Media - Tuấn Ninh - Mạnh Hà - 22:46, 14/09/2024
Những trận mưa lớn từ nhiều ngày trước kết hợp thủy điện Thác Bà xả lũ đã khiến hàng trăm mét khối gỗ của các xưởng gỗ phía thượng nguồn bị cuốn trôi về hạ du. Tại thời điểm này, dù mưa đã ngừng, lũ đã rút dần nhưng lưu lượng nước đổ ra sông Chảy qua địa phận xã Hán Đà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn rất xiết và vô cùng nguy hiểm.
Cần Thơ: Mang Tết Trung thu tới các em thiếu nhi DTTS có hoàn cảnh khó khăn

Cần Thơ: Mang Tết Trung thu tới các em thiếu nhi DTTS có hoàn cảnh khó khăn

Tin tức - Tào Đạt - 20:31, 14/09/2024
Ngày 14/9, Ban Dân vận Thành ủy Cần Thơ phối hợp với Huyện ủy Cờ Đỏ đã tổ chức Chương trình “Trung thu yêu thương” cho các em thiếu nhi DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Cờ Đỏ (Tp. Cần Thơ). Đây là sự động viên, khích lệ để các em nhỏ tiếp tục học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành, trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, giúp ích cho xã hội.
Trao không gian đọc sách, sinh hoạt Đội và tặng quà Trung thu cho thiếu nhi Đắk Lắk

Trao không gian đọc sách, sinh hoạt Đội và tặng quà Trung thu cho thiếu nhi Đắk Lắk

Xã hội - Lê Hường - 20:11, 14/09/2024
Chiều 14/9, tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức khánh thành “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của chương trình Trung thu cho em và “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” do Trung ương Đoàn và Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.
527,8 tỷ đồng ủng hộ cho các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

527,8 tỷ đồng ủng hộ cho các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sạt lở đất ngay cả khi không mưa. Khơi nguồn, phát triển công nghiệp văn hóa. Đưa sách đến miền cao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk mở lớp dạy tiếng Ê Đê cho cán bộ xã

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk mở lớp dạy tiếng Ê Đê cho cán bộ xã

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 20:05, 14/09/2024
Ngày 14/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai giảng 2 lớp đào tạo tiếng DTTS (tiếng Ê Đê) cho cán bộ công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Cư M’gar và huyện Krông Bông. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính dự khai giảng tại huyện Cư M’gar; Phó trưởng Ban Dân tộc Hà Huy Quang dự khai giảng tại huyện Krông Bông.
Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Tìm trong di sản - Ngọc Chí - 19:56, 14/09/2024
Nhằm bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng người DTTS, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối hợp với UBND thị trấn Đăk Tô mở lớp truyền dạy về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang và các bài chiêng truyền thống cho thanh niên ở Khối phố 1, thị trấn Đăk Tô.
Ghi ở Nguyên Bình

Ghi ở Nguyên Bình

Phóng sự - Minh Thu - 19:34, 14/09/2024
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trong các ngày từ 8 - 10/9, mưa lũ tràn về đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đặc biệt tại huyện Nguyên Bình. Tính đến ngày 14/9, các điểm sạt ở tại hai xã Ca Thành và Yên Lạc đã có 52 người chết. Hiện lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm số người mất tích. Đây là nơi sinh sống của phần lớn đồng bào DTTS.
Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh): Hàng trăm suất quà, học bổng được trao cho ngư dân và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh): Hàng trăm suất quà, học bổng được trao cho ngư dân và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Tin tức - Tạ Tùng - Lương Kiểm - 19:09, 14/09/2024
Ngày 14/9, Hội chữ Thập đỏ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ đội Biên phòng TP. Hồ Chí Minh và các đơn vị đồng hành tổ chức Chương trình khám bệnh, tư vấn sức khoẻ, cấp thuốc và tặng quà chongư dân có hoàn cảnh khó khhăn và trẻ em nghèo trên địa bàn huyện Cần Giờ.
Xuất hiện vết nứt rộng tới 1 mét, 40 hộ dân tại Lào Cai bị đe doạ

Xuất hiện vết nứt rộng tới 1 mét, 40 hộ dân tại Lào Cai bị đe doạ

Tin tức - Minh Nhật - 18:41, 14/09/2024
Vết nứt kéo dài từ 500 - 800m, có vị trí rộng tới 1m. Tại vị trí nứt đã có trượt sạt, đe doạ 40 hộ dân sinh sống phía dưới...